Sơ đồ nguyên lý và cách đấu dây mạch điện quạt trần – Mạch Điện Lý Thú
Sơ đồ nguyên lý và cách đấu dây mạch điện quạt trần
Không giống như quạt bàn, với quạt trần thì mỗi quạt luôn kèm theo một bộ điều khiển riêng biệt, khi lắp quạt trần khoảng cách giữa quạt và bộ điều khiển tương đối xa, khiến việc lắp đặt dễ nhầm lẫn, vì vậy bạn cần nắm vững sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc đấu dây điều khiển tốc độ quạt để không bị nhầm…
Xem thêm:
a. Cách xác định đầu dây và cách đấu đầu dây quạt trần
Quạt trần gồm có cuộn dây chạy, cuộn dây đề và tụ điện. Để vận hành được quạt trần, ta phải đấu dây mạch điện quạt trần theo sơ đồ sau:
Trong đó:
-
R: đầu dây chạy.
-
S: đầu dây đề.
-
C: đầu dây chung.
Trong khi đó, nhà sản xuất lại ra dây quạt trần với 3 đầu dây (không đánh dấu):
Vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải xác định được đầu dây của cuộn đề, cuộn chạy để đấu đúng theo sơ đồ vận hành.
b. Cách sử dụng VOM để xác định các đầu dây ra
Ta có, điện trở cuộn đề lớn hơn so với cuộn chạy. Do đó có thể sử dụng VOM để xác định đầu dây ra theo các bước:
1. Đo điện trở giữa các đầu dây ra, ta có 3 giá trị :
2. Ra = R23 > Rb = R13 > Rc = R12.
3. Xác định 2 đầu có điện trở lớn nhất (đầu 2 và 3), khi đó đầu còn lại là đầu chung 1.
4. Đo điện trở giữa đầu chung và 2 đầu dây còn lại (đã đo từ bước 1), đầu nào có giá trị điện trở nhỏ là đầu dây chạy, đầu có giá trị điện trở lớn là đầu dây đề.
c. Bộ điều khiển quạt trần
Bộ điều khiển quạt trần dùng để thay đổi tốc độ của quạt dựa vào các vị trí của bộ điều khiển.
Điện trở giữa 2 đầu AB sẽ giảm dần khi chúng ta tăng dần số thứ tự từ 0 -> 5 của bộ điều khiển quạt. Tương ứng, tốc độ của quạt sẽ tăng dần.
Ứng với vị trí số 0, giữa 2 đầu AB sẽ hở mạch, tương ứng với khi chúng ta tắt quạt.
d. Mạch đấu quạt trần sử dụng bộ điều khiển
Căn cứ vào nguyên lý của bộ điều khiển quạt trần, ta mắc bộ điều khiển nối tiếp với quạt trần để thay đổi tốc độ của quạt.
3.6/5 – (9 bình chọn)