Sở độ hệ thống giáo dục Việt Nam bằng tiếng Anh
Hệ thống giáo dục của New Zealand và Việt Nam có những điểm khác biệt, đặc biệt là ở bậc phổ thông trung học, đại học và sau đại học. Chính vì vậy, những kiến thức căn bản dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng có những lựa chọn học tập phù hợp.
Nội dung chính
- Bậc phổ thông trung học
- Bậc đại học và sau đại học
- Talk about the school education system in Vietnam
- Dàn ý cách viết về hệ thống giáo dục Việt Nam bằng tiếng Anh
- Giới thiệu về hệ thống giáo dục bằng tiếng Anh – Bài viết số 1
- Viết đoạn văn tiếng Anh giới thiệu về hệ thống giáo dục ở Việt Nam – Bài viết số 2
- Viết một đoạn văn ngắn về hệ thống giáo dục Việt Nam – Bài viết số 3
- II. Giáo dục cơ bản
- 1. Giáo dục tiểu học:
- 2. Giáo dục trung học cơ sở:
- 3. Giáo dục trung học phổ thông:
- Video liên quan
- Video liên quan
Hệ thống giáo dục của New Zealand được chia thành 3 cấp độ: Giáo dục mẫu giáo; Giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); Giáo dục đại học và sau đại học. Trong đó, bậc trung học phổ thông, đại học và sau đại học là những bậc học phổ biến được các bạn trẻ Việt Nam lựa chọn khi du học New Zealand.
Giáo dục phổ thông bao gồm 13 lớp, từ Lớp 1 (5 tuổi) đến Lớp 13 (19 tuổi). Đa số các trường phổ thông là trường công và nhìn chung, các trường có cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy khá tương đồng. Hầu hết các trường phổ thông tiếp nhận cả học sinh nam và nữ, có khoảng 10% các trường chỉ nhận hoặc nam sinh hoặc nữ sinh, và có một số trường nội trú. Cũng có một số ít các trường là trường tư thục, hoặc các trường liên kết với các giáo hội.
Từ Lớp 1 đến Lớp 10, học sinh được tạo điều kiện tối đa để phát huy tiềm năng của bản thân thông qua chương trình học theo khung chuẩn quốc gia (New Zealand Cirriculum – NZC). NZC bao phủ nhiều lĩnh vực, giúp học sinh định hình nền tảng vững chắc cho bản thân, đặc biệt là các kĩ năng sống và giá trị sống. Từ khoảng giữa năm Lớp 10, học sinh sẽ bắt đầu xác định con đường tương lai của mình, với các lựa chọn như: học đại học, học nghề, đi làm.
Mục Lục
Bậc phổ thông trung học
Với bậc Phổ thông trung học (có thể được gọi là Secondary school, hoặc High school, hoặc College), học sinh sẽ học chương trình Chứng chỉ Giáo Dục Quốc gia NCEA (National Certificate of Educational Achievement; tương đương với Bằng Tốt Nghiệp PTTH của Việt Nam). NCEA được thiết kế linh động, phù hợp với năng lực và sở thích của từng học sinh, cũng như với định hướng ngành học tương lai mà các em quan tâm. Với hình thức tích lũy tín chỉ, NCEA cho phép học sinh trung học được lựa chọn môn học theo thế mạnh của bản thân. NCEA có 3 cấp độ: 1, 2 và 3 tương đương với Lớp 10, 11 và 12 của Việt Nam. Sau cấp độ 1 và 2, các em có thể chọn học cấp độ tiếp theo hoặc chuyển sang học nghề (sau khi học nghề vẫn có thể tiếp tục lên đại học). Các trường phổ thông cũng giảng dạy nhiều môn học để giúp học sinh có thể đi làm hoặc theo học nghề sau khi rời trường phổ thông và các môn học này đều được ghi nhận tín chỉ để học sinh có thể hoàn thành NCEA.Chứng chỉ NCEA được tất cả các đại học tại New Zealand và tại các nước khác trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Đức… công nhận. NCEA Level 3 tương đương với A-Levels ở Anh và Certificate of Education (ACE) ở Úc.
Lớp 13 ở New Zealand tương đương với Lớp 12 ở Việt Nam (vì các bạn nhỏ New Zealand bắt đầu học lớp 1 ngay sau sinh nhật 5 tuổi). Yêu cầu đầu vào của các trường phổ thông ở New Zealand rất linh động: học sinh không nhất thiết phải thi các chứng chỉ tiếng Anh (như IELTS, TOEFL…) mà chỉ cần nộp học bạ và nếu cần thiết thì sẽ được phỏng vấn hoặc làm một bài kiểm tra năng lực ngoại ngữ để các trường hỗ trợ thêm về mặt tiếng Anh khi học sinh theo học tại trường.
Ngoài NCEA, các em có thể chọn chương trình Cử nhân Quốc tế (IB) và chương trình Cambridge (Cambridge International Examinations).
Bậc đại học và sau đại học
Bậc đại học và sau đại học gồm hệ thống các trường đại học, học viện kỹ nghệ, các trường tư thục.
Trường đại học (University)
New Zealand có 08 trường Đại học, bao gồm: University of Auckland, AUT University, Lincoln University, Victoria University of Wellington, Massey University, University of Waikato, University of Canterbury, University of Otago. Tất cả đều là trường công lập, có chất lượng khá tương đồng nhau. New Zealand là quốc gia duy nhất trên thế giới có tất cả các trường ĐH công lập nằm trong 3% các trường ĐH tốt nhất thế giới theo bảng xếp hạng các Đại học tốt nhất thế giới QS năm 2017/18 (QS World University Rankings 2017/18). Đồng thời, thống kê mới nhất của Bảng xếp hạng các đại học tốt nhất thế giới tính theo ngành học (QS World University Rankings by Subject) cho thấy New Zealand có 22 ngành học thuộc top 50 trên toàn thế giới. Kết quả này đến từ phần đầu tư khoảng hàng trăm triệu đô la New Zealand mỗi năm của các trường ĐH New Zealand để phục vụ nghiên cứu. Ngân sách dành cho nghiên cứu và sáng tạo của 8 trường ĐH New Zealand chiếm hơn 1/3 ngân sách dành cho nghiên cứu và sáng tạo của cả nước. Hệ thống giám sát giáo dục các trường đại học tại New Zealand giúp đảm bảo tiêu chuẩn cao và sự nhất quán trong cả công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Trường đại học đào tạo các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Các chương trình Cử nhân thường kéo dài 3 năm (với các ngành Kỹ sư thì thời gian học là 4 năm, các ngành Kiến trúc hoặc Thú y kéo dài 5 năm, và chương trình học ngành Y thường là 6 năm). Tùy vào thành tích học tập sau chương trình Cử nhân 3 năm, sinh viên có thể tiếp tục học thêm 1 năm để có bằng Cử nhân danh dự (Bachelor’s Honors Degree). Thời gian học Thạc sĩ có thể kéo dài 1 năm, 1 năm rưỡi hoặc 2 năm. Bậc Tiến sĩ có thời gian trung bình từ 3-4 năm thay vì 4-5 năm như nhiều quốc gia khác.
Học viện Kỹ nghệ (Institutes of Technology and Polytechnic – ITPs)
New Zealand có 16 Học viện Kỹ nghệ, đào tạo và giảng dạy các chương trình học thuật, nghề hoặc các khóa huấn luyện chuyên nghiệp với nhiều ngành học đa dạng, trọng tâm của chương trình giảng dạy là những kiến thức mang tính ứng dụng cao và cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học. ITPs thường xuyên tham khảo ý kiến với các doanh nghiệp để đảm bảo chương trình học và những kĩ năng của sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Ngoài Chứng chỉ (Certificate), Văn bằng (Diploma), ITPs cũng giảng dạy các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ, và giá trị của các bằng cấp được công nhận tại New Zealand cũng như trên toàn cầu.
Các trường tư thục (Private Training Establishments – PTEs)
Có hơn 500 trường tư thục có đăng ký hoạt động ở New Zealand. Nhiều trường tư thục có các khóa học thích hợp để đào tạo các ngành nghề cụ thể, giúp sinh viên đạt được những chứng chỉ và văn bằng để có thể đi làm. Ví dụ chuyên ngành kiểm soát không lưu, phi công và đào tạo máy tính cũng như đào tạo giáo viên mầm non, du lịch và các ngành thiết kế.
Các học viện tại New Zealand cung cấp đa dạng lựa chọn học tập cho sinh viên, từ các ngành nghề cơ bản như Khoa học, Kỹ thuật, Quản trị kinh doanh, Nông nghiệp cho đến các ngành học chuyên biệt với các môn học mới ít được giảng dạy tại các nước khác trên thế giới, nhưng lại là những ngành học mới nổi, có triển vọng công việc tốt như An ninh mạng, Quản lý thể thao, Hàng không, Làm phim…
Một lựa chọn khác cũng được đông đảo sinh viên quốc tế theo học tại New Zealand là các khóa học tiếng Anh, từ Tiếng Anh tổng quát hỗ trợ giao tiếp, du lịch,… cho đến các khóa Tiếng Anh luyện thi IELTS, TOELF, Cambridge; Tiếng Anh học thuật; Tiếng Anh chuyên ngành; các khóa học này được thiết kế linh động để phù hợp với nhu cầu và trình độ của từng học viên.
Lời giải bài tập Writing Unit 4 lớp 12 School education system trang 49 SGK tiếng Anh 12 hệ 7 năm bao gồm gợi ý cách viết đoạn văn bằng tiếng Anh nói về hệ thống giáo dục chính quy ở Viêt Nam. VnDoc.com hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu luyện viết tiếng Anh hiệu quả dành cho học sinh lớp 12.
Talk about the school education system in Vietnam
- Dàn ý cách viết về hệ thống giáo dục Việt Nam bằng tiếng Anh
- Giới thiệu về hệ thống giáo dục bằng tiếng Anh – Bài viết số 1
- Viết đoạn văn tiếng Anh giới thiệu về hệ thống giáo dục ở Việt Nam – Bài viết số 2
- Viết một đoạn văn ngắn về hệ thống giáo dục Việt Nam – Bài viết số 3
Dàn ý cách viết về hệ thống giáo dục Việt Nam bằng tiếng Anh
In about 150 words, write a paragraph on the formal school education system in Vietnam, using the information given in Speaking Tasks on page 47. You may follow the suggestions below.
– Levels of education: primary [5 years: start from the age of 6]
lower secondary [4 years]
upper secondary [3 years]
– Compulsory – education: 9 years [primary & lower secondary]
– The academic year: 35 weeks [9 months, from September to May]
– School terms: 2 terms: term 1 [Sept – Dec.], term 2 [Jan. – May]
– Time of the national examination for GCSE [early June]
Hướng dẫn dịch
Trong 150 từ, viết một đoạn văn về hệ thống giáo dục chính quy ở Việt Nam, dùng thông tin ở Bài tập nói ở trang 47. Em có theo những lời đề nghị dưới đây.
– Cấp bậc giáo dục: tiểu học [5 năm: bắt đầu từ 6 tuổi]
trung học cơ sở [4 năm]
trung học phổ thông [3 năm]
– Giáo dục bắt buộc: 9 năm [tiểu học và trung học cơ sở]
– Năm học: 35 tuần [9 tháng, từ tháng 9 đến tháng 5]
– Các điều khoản của trường: 2 kỳ: kỳ 1 [Tháng 9 – Tháng 12], học kỳ 2 [Tháng 1 – Tháng 5]
– Thời gian thi tuyển quốc gia cho GCSE [đầu tháng 6]
Giới thiệu về hệ thống giáo dục bằng tiếng Anh – Bài viết số 1
The current formal school education in Vietnam consists of three levels : preschool, primary and secondary educations. Now there are two school systems in preschool and primary education in big cities: stale and private schools. In state schools, parents have to pay tuition fee. The academic year, from September to May, is divided into two semesters: from four to five months each.
Children usually start the pre-school at the age of 3, when they go to nurseries, but this stage is not compulsory. When children reach the age of 6, they must go to primary schools. The primary education last five years. When they complete their primary education, they can go to secondary schools, including Lower and Upper schools, from grade 6 to 12. However, children must pass a recruitment exam at the end of grade 9, the final year of Lower schools, to enter the upper secondary education. They will stay there until they complete grade 12. At the end of this stage, they must take the National Examination for GCSE, the requirement to go to university or college. This examination often takes place at the end of May or early June.
Tạm dịch:
Giáo dục phổ thông hiện nay ở Việt Nam bao gồm ba cấp: mầm non, giáo dục tiểu học và trung học. Hiện nay có hai hệ thống trường học trong giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học ở các thành phố lớn: các trường công lập và tư thục. Ở các trường công lập, phụ huynh phải đóng học phí. Năm học, từ tháng 9 đến tháng 5, được chia thành hai học kỳ: từ bốn đến tháng sống mỗi kỳ.
Trẻ em thường bắt đầu đi học mẫu giáo ở tuổi lên 3, khi đi đến các nhà trẻ, nhưng giai đoạn này không bắt buộc. Khi trẻ em ở độ tuổi 6, trẻ phải đi học tiểu học. Giáo dục tiểu học kéo dài 5 năm. Khi học xong tiểu học, các em có thể vào các trường trung học, bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông, từ lớp 6 đến lớp 12. Tuy nhiên, học sinh phải vượt qua kỳ thi tuyển vào cuối năm lớp 9, năm cuối của trung học cơ sở, để vào trung học phổ thông. Họ sẽ ở lại đó cho đến khi họ hoàn thành lớp 12. Khi kết thúc giai đoạn này, họ phải thi tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia GCSE, đây là yêu cầu để vào đại học hoặc cao đẳng. Kỳ thi này thường diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Viết đoạn văn tiếng Anh giới thiệu về hệ thống giáo dục ở Việt Nam – Bài viết số 2
There are 3 levels of education in the formal school system in Vietnam: Pre-school, Primary education, Secondary education. The Secondary education consists lower secondary education and upper secondary education. Primary and lower secondary education are compulsory in Vietnam. Children start going to primary school at the age of 6 and after 5 years they move to lower secondary school where they study for 4 years. The upper secondary education lasts 3 years, from the age of 15 to 17. In order to study at a university, students have to pass the national examination held in early June every year for the GCSE. The academic year is divided into 2 terms. It lasts 9 months from September 5th to the end of May. The first term is from September to December and the second term lasts from January to May. Students have a 3-month-summer holiday after the second term.
Hướng dẫn dịch
Có 3 cấp học trong hệ thống trường học chính quy ở Việt Nam: Mầm non, Tiểu học, Trung học. Giáo dục trung học bao gồm giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc ở Việt Nam. Trẻ em bắt đầu đi học tiểu học khi 6 tuổi và sau 5 năm các em chuyển sang trường trung học cơ sở, nơi các em học 4 năm. Giáo dục trung học phổ thông kéo dài 3 năm, từ 15 đến 17 tuổi. Để học đại học, học sinh phải vượt qua kỳ thi quốc gia [GCSE] được tổ chức vào đầu tháng 6 hàng năm. Năm học được chia thành 2 kỳ. Nó kéo dài 9 tháng từ ngày 5 tháng 9 đến cuối tháng 5. Kỳ đầu tiên từ tháng 9 đến tháng 12 và kỳ thứ hai kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5. Học sinh được nghỉ 3 tháng hè sau học kỳ II.
Viết một đoạn văn ngắn về hệ thống giáo dục Việt Nam – Bài viết số 3
The formal school education system in Vietnam consists of two levels, primary and secondary education. The children start Grade 1 at the age of 6 and they normally complete the primary education at the age of 10. They move to lower secondary school to study in Grade 6 when they are eleven years old. They will finish nine-year compulsory education when they complete Grade 9 at the age of 14. The children may go to upper secondary schools if they pass all the subjects tested at the end of Grade 9. They will stay there until they complete Grade 12 at the age of 17. If they want to enter universities or colleges they have to take the national examination for GCSE which takes place at the end of May or beginning of June. The academic year in Vietnam runs from September to May and is divided into two terms. The first term ends in January with a week holiday and the second term finishes in May before a long summer holiday comes.
Hướng dẫn dịch
Hệ thống giáo dục phổ thông chính quy ở Việt Nam bao gồm hai cấp, tiểu học và trung học cơ sở. Các em bắt đầu học lớp 1 khi 6 tuổi và thường hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học ở tuổi 10. Các em chuyển sang học lớp 6 ở trường trung học cơ sở khi 11 tuổi. Các em sẽ hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc 9 năm khi hoàn thành lớp 9 ở tuổi 14. Các em có thể học trung học phổ thông nếu vượt qua tất cả các môn học đã kiểm tra vào cuối năm lớp 9. Các em sẽ ở lại đó cho đến khi hoàn thành lớp 12. Ở tuổi 17. Nếu muốn vào các trường đại học hoặc cao đẳng, các em phải tham gia kỳ thi quốc gia về GCSE diễn ra vào cuối tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu. Năm học ở Việt Nam kéo dài từ tháng 9 đến tháng 5 và được chia thành hai kỳ. Học kỳ đầu tiên kết thúc vào tháng Giêng với một tuần nghỉ lễ và học kỳ thứ hai kết thúc vào tháng Năm trước khi kỳ nghỉ hè dài đến.
Trên đây là Write about school education system in Vietnam. Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu ôn tập Tiếng Anh 12 khác như: Để học tốt Tiếng Anh lớp 12, Bài tập Tiếng Anh lớp 12 theo từng Unit trực tuyến, Đề thi học kì 1 lớp 12, Đề thi học kì 2 lớp 12,… được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.
Mời quý thầy cô, các bậc phụ huynh tham gia nhóm Facebook: Tài liệu ôn tập lớp 12 để tham khảo chi tiết các tài liệu học tập lớp 12 các môn năm 2020 – 2021.
Tính đến nay, Việt Nam vẫn được xem là quốc gia có tiềm năng phát triển so với các nước láng giềng. Hệ thống giáo dục Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp xếp và áp dụng trên toàn quốc. Theo thống kê của UNESCO, tính đến năm 2009, có hơn 90% dân số biết chữ. Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15 – 60 là 97,65%, cơ bản đạt được mục tiêu của “Đề án xóa mù chữ” [đến năm 2020 đạt 98%]. Để hiểu rõ hơn về nền giáo dục Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống giáo dục Việt Nam ngày nay.
giao duc viet nam
- Đối tượng: trẻ em từ 3 – 6 tuổi.
- Mục tiêu:
– Nuôi dưỡng tư duy và thói quen sinh hoạt của trẻ.
– Giúp bố mẹ trông trẻ khi không có thời gian chăm sóc trẻ lúc đi làm.
II. Giáo dục cơ bản
Tổng cộng có 12 năm, chia làm 3 giai đoạn: cấp 1 bậc tiểu học, cấp 2 bậc trung học cơ sở và cấp 3 bậc trung học phổ thông. Bậc tiểu học và trung học tổng cộng gồm 9 năm và đây là bậc giáo dục bắt buộc.
1. Giáo dục tiểu học:
Bậc tiểu học dành cho học sinh ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, học từ lớp 1 đến lớp 5, gồm 5 lớp. Đây là bậc giáo dục bắt buộc đối với mỗi công dân.
Các môn bắt buộc: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội [lớp 1, 2, 3], Khoa học, Lịch sử, Địa lý [lớp 4, 5], Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin học [tự chọn], Anh văn [lớp 3, 4, 5 tự chọn, có trường bắt đầu dạy từ lớp 1].
Trước đây sau khi hoàn thành bậc tiểu học, học sinh cần thi tốt nghiệp để chuyển cấp nhưng hiện nay đã không còn kỳ thi này.
2. Giáo dục trung học cơ sở:
Bậc trung học cơ sở dành cho học sinh ở độ tuổi từ 11 – 15 tuổi, học từ lớp 6 – lớp 9, tổng cộng có 4 lớp.
Các môn bắt buộc: Toán, Vật lý, Hóa học [lớp 8, 9], Sinh học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ [Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật], Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học. Ngoài ra còn một số môn học như: Hoạt động ngoại khóa, Học nghề, Thơ ca học đường.
Ngày trước, học sinh cần phải trải qua kì thi tốt nghiệp trung học cơ sở mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm 2006, kỳ thi tốt nghiệp này đã không còn nữa, thay vào đó sẽ lấy điểm 4 năm học làm điều kiện xét tốt nghiệp, những học sinh nào có nguyện vọng tiếp tục học lên cấp 3 sẽ tham gia vào kì thi tuyển chọn riêng.
3. Giáo dục trung học phổ thông:
Bậc trung học phổ thông dành cho học sinh ở độ tuổi từ 15 – 18 tuổi, học từ lớp 10 – lớp 12.
Muốn vào học trường cấp 3 công lập học sinh nhất định sau khi hoàn thành chương trình cấp 2 phải tiếp tục tham gia và vượt qua được kì thi tuyển chọn riêng.
Để tốt nghiệp cấp 3, học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
III. Giáo dục chuyên biệt
1. Trường trung học năng khiếu:
Đối tượng: những học sinh cấp 3 ưu tú.
2. Trường giáo dưỡng:
Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hoá, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt Nam quản lý, nhưng hiện tại do Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội quản lý.
3. Trung tâm giáo dục thường xuyên:
Nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi.
4. Trường Phổ thông dân tộc nội trú:
Đây là các trường nội trú đặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế – xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.
5. Giáo dục sau phổ thông
Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hay tương đương để có thể học nghề, trung cấp.
Đây là chương trình học dạy nghề dành cho người không đủ điều kiện vào đại học hoặc cao đẳng.
Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học [trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự].
Đây là chương trình học dạy nghề dành cho người không đủ điều kiện vào đại học hoặc cao đẳng.
Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì có thể đăng ký vào học cao đẳng.
Chương trình cao đẳng thông thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến 3,5 năm hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, một số trường có liên kết để sinh viên tiếp tục học lên Đại học.
Học sinh cấp 3 sau khi hoàn thành kì thi tốt nghiệp quốc gia tiếp tục tham gia vào kì thi tuyển sinh đại học mới có thể tiến vào học tại các trường đại học trong cả nước.
Chương trình đại học kéo dài từ 4 – 6 năm, 2 năm đầu là chương trình đại cương và 2 – 4 năm sau là chương trình chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp đại học sinh viên sẽ nhận được bằng chứng nhận và được gọi là cử nhân hoặc kiến trúc sư.
Thạc sĩ: Thời hạn đào tạo từ 1 – 2 năm
Tiến sĩ: Thời hạn đào tạo từ 1 – 4 năm
Trên đây là sơ lược về hệ thống giáo dục Việt Nam. Một trong những điểm khác biệt giữa nền giáo dục Việt Nam và nước ngoài có thể kể đến đó là lịch học và học phí.
a. Lịch học
Ở Việt Nam, một ngày học bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 11 giờ sáng, từ 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều hoặc 5 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bảy đối với một số trường. Học sinh sẽ có 30 phút giải lao vào buổi sáng và buổi chiều. Một năm học thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 5 năm sau. Trong năm học, học sinh sẽ được nghỉ lễ nhân dịp như Tết Âm lịch, lễ Quốc khánh, Quốc tế lao động, Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Nhà giáo Việt Nam, v.v.
b. Học phí:
- Tại các trường công lập, học sinh tiểu học được miễn học phí. Điều này nhằm thúc đẩy các em đến trường học, góp phần xóa nạn mù chữ. Trong hệ thống giáo dục Việt Nam, bậc tiểu học là bắt buộc. Học sinh ở các cấp học khác [từ mầm non đến đại học] phải đóng học phí khoảng 100.000 đến 200.000 đồng/ tháng và nhiều hơn một chút cho các loại phí khác như tiền ăn trưa, cơ sở vật chất, v.v.
- Đối với trường tư thục, học phí thay đổi theo từng trường. Đối với giáo dục phổ thông, mức giá thấp nhất có thể là 1 triệu đồng/ tháng đối với học nửa buổi, 2 triệu đồng/ tháng đối với học bán trú và 3 triệu đồng/ tháng đối với học bán trú, trong khi giá cao nhất có thể lên đến 48 triệu đồng. Học sinh tại các trường tư thục, đặc biệt là các trường quốc tế, thường phải trả nhiều hơn học sinh các trường công lập. Thay vào đó, học sinh được cung cấp cơ sở vật chất hiện đại hơn và môi trường năng động hơn. Các con số trên chỉ mang tính chất tham khảo và thay đổi theo thời gian. So về mặt bằng chung thì học phí ở các trường tại Việt Nam vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.
Tóm lại, giáo dục Việt Nam giữ vai trò quan trọng và là nền tảng mang lại thành công trong tương lai cho đất nước. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, những người có trình độ học vấn cao rất được coi trọng ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai nhiều đổi mới nhằm cập nhật và nâng cao chất lượng giáo dục. Hệ thống giáo dục Việt Nam được kỳ vọng sẽ ngày càng phát triển hơn trong tương lai vì đây được coi là nền tảng của một quốc gia thịnh vượng. Cũng là một phần trong hệ thống giáo dục Việt Nam, trung tâm Tư Hoàng Đạt chúng tôi tự hào về đội ngũ giáo viên uy tín chất lượng, góp phần nâng cao học thức, cải thiện kết quả học tập của các em học sinh – thế hệ tương lai của đất nước. Trung tâm chúng tôi chuyên cung cấp giáo viên Việt Nam, giáo viên nước ngoài tận tâm và uy tín đến dạy tại gia. Hãy đến với Tư Hoàng Đạt và trải nghiệm.
TRUNG TÂM ANH VĂN TƯ HOÀNG ĐẠT
390/1A Cách Mạng Tháng 8, P.11, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0888999880
Zalo: 0902478186
Facebook: Anh Văn Tư Hoàng Đạt
Website: anhvantuhoangdat.com
Video liên quan