Sơ đồ : Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 118 trang )

Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hoá thành mục tiêu của các môn

học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt,

mục tiêu giáo dục tiểu học đã cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạt

của học sinh tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng,

thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng… Các yêu cầu cơ bản này

lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở bậc tiểu học.

Từ mục tiêu này, học sinh học xong bậc tiểu học phải đạt được

những yêu cầu sau:

– Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam: Yêu quê

hương, đất nước, hòa bình và công bằng, bác ái, kính trên, nhường dưới,

đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người; Có ý thức về bổn phận của

mình đối với người thân, bạn bè, cộng đồng, môi trường sống; Tôn trọng và

thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trường, khu dân cư, nơi

công cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực.

– Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội con người và thẩm mỹ, có khả

năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân

thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

– Biết cách học tập, biết tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng

trong gia đình và công cụ lao động bình thường; biết vận dụng và làm một

số việc như chăn nuôi, trồng trọt, giúp đỡ gia đình…

1.4. Nội dung giáo dục tiểu học:

Nội dung giáo dục tiểu học là thành tố quy định những chuẩn mực

hành vi có liên quan đến các mặt đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động của

giáo dục cho học sinh tiểu học. Nội dung giáo dục chịu tác động định

hướng của mục đích, nhiệm vụ giáo dục và tạo ra nội dung hoạt động giáo

dục của giáo viên và hoạt động giáo dục tự giác của học sinh.

– Nội dung giáo dục tiểu học bao gồm nội dung dạy học và nội dung

các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

30

– Chương trình tiểu học mới (2000) được cấu trúc theo hai giai đoạn

học tập:

+ Giai đoạn các lớp 1, 2,3 gồm 6 môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức,

Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật, Thể dục.

+ Giai đoạn các lớp 4, 5 gồm 9 môn học : Tiếng Việt, Toán, Đạo đức,

Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Kỹ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, ThÓ dục.

Đối với các trường, lớp đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về giáo viên,

về cơ sở vật chất và thiết bị và được sự thỏa thuận của gia đình học sinh có

thể tổ chức dạy học tiếng nước ngoài và tin học, tổ chức bồi dưỡng năng

lực học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình dạy học tự chọn

(không bắt buộc) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

– Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Gồm các hoạt động vui chơi,

giải trí và các họat động xã hội.

Khác với các bậc học khác, ở bậc tiểu học mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ dạy

tất cả các môn đối với học sinh trong một lớp. Học sinh trong lớp đó chịu tác

động chủ yếu của một giáo viên. Do vậy mỗi giáo viên phải có phẩm chất đạo

đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, không ngừng rèn luyện, học tập tu

dưỡng bản thân nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh .

1.5. Phương pháp giáo dục tiểu học:

Phương pháp giáo dục tiểu học là những thành tố quy định hệ thống

những cách thức tác động đến sự hình thành và phát triển ở học sinh tiểu

học những hành vi và thói quen, trên cơ sở ý thức tình cảm tích cực, phù

hợp với các chuẩn mực, hành vi đã được quy định.

Hệ thống phương pháp này rất phong phú, đa dạng, chúng có tác dụng

tạo nên cách thức giáo dục cho giáo viên và tự giáo dục cho học sinh.

+ Theo điều 24 Luật giáo dục ghi“ Phương pháp giáo dục phổ thông

phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù

hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự

học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đÕn tình

31

cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đối với học sinh

tiểu học thì phương pháp tự học được hiểu và vận dụng như sau: Học sinh

tự giác, thích thú thực hiện nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo

viên, học sinh biết đặt câu hỏi, tự kiểm tra đánh giá kết quả làm bài và biết

sửa chữa những sai sót trong bài làm của mình. Yêu cầu dạy học ở tiểu học

là phải nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng, vì thế phương pháp giáo dục tiểu

học cần đảm bảo nguyên tắc.

– Học sinh là nhân vật trung tâm trong giờ học tập, vui chơi, rèn luyện.

(trên lớp và ngài giờ lên lớp) hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Phải phát huy tính tích cực, độc lập chủ động của từng học sinh, của tập thể

học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục.

– Giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn và phối hợp các phương pháp

phù hợp với đặc điểm từng môn, từng hoạt động vui chơi với từng độ tuổi

học sinh, từng vùng.

– Coi trọng tác động tình cảm, biết kích động, nêu gương đúng mức và

kịp thời, tạo cho học sinh thường xuyên có niềm vui và hứng thú học tập và

rèn luyện, biết tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu gíao dục.

– Đa dạng hóa những hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng

phát huy tài năng của cả người dạy và người học.

– Nhà trường phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với gia đình và xã

hội, xây dựng môi trường giáo dục thống nhất.

– Loại trừ mọi phương pháp trái với mục tiêu giáo dục như: Thuyết

giáo nhồi sọ, áp đặt, đánh đập, sỉ nhục học sinh. Lí thuyết viển vông học

không đi đôi với hành; không phù hợp với từng loại đối tượng và hoàn

cảnh riêng của học sinh; giáo dục kiểu “trung bình chủ nghĩa”.

Hiện nay giáo viên và học sinh tiểu học thường áp dụng một số

phương pháp dạy học cơ bản sau:

– Nhóm các phương pháp dùng lời.

– Các phương pháp trực quan ( quan sát, trình bày trực quan).

32

– Phương pháp nêu vấn đề.

– Phương pháp làm mẫu – bắt chước.

– Phương pháp thông báo – tái hiện.

– Nhóm các phương pháp thực hành.

– Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

Việc vận dụng các phương pháp dạy học như thế nào để thu được kết

quả cao là yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 có

nêu:“Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc

truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học

chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học

phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy

phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính

chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt

động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội”

Giáo dục tiểu học, giáo viên phải dạy đủ, dạy tốt 9 môn học, đòi hỏi

giáo viên phải tinh thông cả kiến thức tự nhiên và kiến thức xã hội bên

cạnh đó học sinh nhỏ tuổi khả năng độc lập, chủ động chưa cao nên việc

phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh là rất khó khăn, đòi

hỏi giáo viên phải thật khéo léo động viên khích lệ thì chất lượng dạy học

và giáo dục mới đạt được kết quả mong muốn.

2. Vai trò của Phòng Giáo dục trong quản lý hoạt động dạy học

đối với trường tiểu học:

Trường tiểu học là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục, có tư cách pháp

nhân và con đấu riêng. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập

trường, tên con dấu và các giấy tờ giao dịch của trường.

Hệ thống quản lý bậc tiểu học gồm 4 cấp ( Theo khoản 2, khoản 4 điều 87 Luật Giáo dục)

33