Sơ Đồ Hệ Thống Giáo Dục Việt Nam, Sơ Đồ Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân Việt Nam
Cơ cấu hệ thống giáo dục của một nước biểu thị các tầng bậc của hệ thống giáo dục và các quy định về trình độ văn bằng liên quan. Thông lệ quốc tế về mô tả các cấp trình độ trong hệ thống giáo dục được thể hiện trong Bảng phân loại tiêu chuẩn giáo dục quốc tế (International Standard Classification of Education – ISCED) của Viện Thống kê của UNESCO (UNESCO InttiIInnstitute of Statistics) phiên bản 2011.
Bạn đang xem: Sơ đồ hệ thống giáo dục việt nam
Nội dung chính
Khung Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt NamGiáo dục phổ thông (Giáo dục cơ bản)Giáo dục chuyên biệtGiáo dục nghề nghiệpGiáo dục đại họcGiáo dục sau đại học
Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Khung Cơ cấu Hệ thống Giáo dục Quốc dân Việt NamGiáo dục phổ thông (Giáo dục cơ bản)Giáo dục chuyên biệtGiáo dục nghề nghiệpGiáo dục đại họcGiáo dục sau đại họcgồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng;đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
* Theo khoản 2, điều 1 của quyết định 1981/QĐ-TTg
|
Loading…Taking too long?Reload documentOpen in new tab
Theo quyết định 1981/QĐ-TTg cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được mô tả như ở sơ đồ kèm theo quyết định đó. Theo sơ đồ, có thể thấy hệ thống giáo dục của Việt Nam có 8 cấp, từ giáo dục Mầm non đến tầng đào tạo Tiến sĩ. Từ giáo dục trung học phổ thông chia thành hai luồng: trung học phổ thông bình thường và trung cấp, đại học theo hướng nghiên cứu và đại học theo hướng ứng dụng, cao đẳng là một con đường đi lên cho học sinh tốt nghiệp THPT hay trung cấp. Bên ngoài giáo dục chính quy, hình thức giáo dục thường xuyên xuyên được thực hiện ở mọi cấp học từ tiểu học trở lên. Cụ thể sơ đồ hệ thống giáo dục của Việt Nam:
Mục Lục
Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Giáo dục nhà trẻ
Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.
Giáo dục mẫu giáo
Giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
Giáo dục phổ thông (Giáo dục cơ bản)
Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học – cấp I , giáo dục trung học cơ sở – cấp II (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông – cấp III (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp):
Giáo dục tiểu học (TH)
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học sẽ học tiếp lên trung học cơ sở.
Giáo dục trung học cơ sở (THCS)
Giáo dục trung học cơ sở (THCS)
Giáo dục trung học cơ sở tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
Giáo dục trung học phổ thông (THPT)
Giáo dục trung học phổ thông (THPT)
Giáo dục trung học phổ thông tiếp nhận học sinh đã hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở. Trong thời gian học trung học phổ thông, học sinh có thể chuyển sang học chương trình đào tạo trình độ trung cấp nếu có nguyện vọng và đáp ứng được yêu cầu của chương trình.
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục chuyên biệt
Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu
Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu
Từ năm 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành. Mục đích ban đầu của hệ thống trường chuyên, như những nhà quản lý giáo dục mong đợi, là nơi chú trọng phát triển năng khiếu của học sinh để bồi dưỡng thành nhân tài. Để được vào học tại các trường chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thỏa mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào của các trường này. Tuy nhiên đến nay mục tiêu của các trường chuyên chỉ dừng lại chủ yếu ở vấn đề thi đỗ đại học.
Hệ thống trường THPT Chuyên ở Việt Nam bao gồm 2 hệ: các trường chuyên trực thuộc các trường đại học (trước đây là các trường chuyên cấp quốc gia) và các trường chuyên của tỉnh. Hai hệ thống có một số khác biệt:
Phạm vi tuyển sinh:Các trường chuyên thuộc các trường đại học: tuyển sinh trong cả nước.Các trường chuyên của tỉnh/thành phố: chỉ tuyển sinh trong nội hạt tỉnh/ thành phố đó (trừ một số trường hợp cá biệt)Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia:Các trường chuyên trực thuộc các trường đại học: trực tiếp tham gia Kỳ thi HSG Quốc gia như một tỉnh/thành phốCác trường chuyên tỉnh/thành phố: phải tham gia Kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố, thường là với các trường chuyên khác và trường THPT hệ thông thường trong tỉnh/thành phố
Các trường chuyên thuộc các trường đại học: tuyển sinh trong cả nước.Các trường chuyên của tỉnh/thành phố: chỉ tuyển sinh trong nội hạt tỉnh/ thành phố đó (trừ một số trường hợp cá biệt)Các trường chuyên trực thuộc các trường đại học: trực tiếp tham gia Kỳ thi HSG Quốc gia như một tỉnh/thành phốCác trường chuyên tỉnh/thành phố: phải tham gia Kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố, thường là với các trường chuyên khác và trường THPT hệ thông thường trong tỉnh/thành phố
Trong thời kì đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên tại các trường đại học, mục tiêu này đã được theo sát và đạt được thành tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Tin học (máy tính)… Đây là giai đoạn mà hệ thống trường chuyên làm đúng nhất trách nhiệm của nó. Những học sinh chuyên trong thời kỳ này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà.
Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng của hệ thống trường chuyên mục tiêu ban đầu của hệ thống này ngày càng phai nhạt. Thành tích của các trường chuyên trong Kỳ thi học sinh giỏi các cấp, Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vẫn thường rất cao. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nguyên nhân chính của những thành tích này không phải là chất lượng giáo dục mà là phương pháp luyện thi. Tỉ lệ học sinh các trường chuyên tiếp tục theo đuổi khoa học hay các lĩnh vực liên quan ngày càng thấp khiến cho giới khoa học Việt Nam không khỏi quan ngại.
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Trung tâm giáo dục thường xuyên
Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, cấp thành phố và cấp tỉnh. Do đó, hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi.
Trường phổ thông dân tộc nội trú
Trường phổ thông dân tộc nội trú
Đây là các trường nội trú đặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế – xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.
Trường giáo dưỡng
Trường giáo dưỡng
Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hóa, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt Nam quản lý, nhưng bây giờ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.
Xem thêm: Đổi 2 Tấn 5 Tạ = Bao Nhiêu Kg Câu Hỏi 3 Tấn 5 Tạ Bằng Bao Nhiêu Tạ
Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp hay dạy nghề là giáo dục chuẩn bị cho mọi người làm việc như một kỹ thuật viên hoặc trong các công việc khác nhau như một thương nhân hoặc một nghệ nhân. Giáo dục nghề nghiệp đôi khi được gọi là giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật. Trường dạy nghề là một loại hình tổ chức giáo dục được thiết kế đặc biệt để đào tạo nghề.
Giáo dục sơ cấp (nghề)
Giáo dục sơ cấp (nghề)
Cùng với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, đào tạo trình độ sơ cấp nhằm giúp người học có kỹ năng thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề.
Giáo dục trung cấp
Giáo dục trung cấp
Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở.
Các chương trình đào tạo trình độ trung cấp có thời gian đào tạo tối thiểu tương đương 1 năm học tập trung đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 2 đến 3 năm học tập trung (tùy từng ngành, nghề) đối với người đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có thể được học tiếp lên trình độ cao đẳng, đại học nếu đáp ứng được quy định của chương trình đào tạo, đồng thời đã học và thi đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục cao đẳng
Giáo dục cao đẳng
Các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp.
Chương trình đào tạo cao đẳng có khối lượng học tập tương đương 2 đến 3 năm học tập trung tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tập trung đối với người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã học và thi đạt yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
Giáo dục đại học
Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam bị phân tán cho nhiều bộ ngành quản lý. Mỗi bộ trong chính phủ đều có một số học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường nghề. Bộ giáo dục không trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống đại học mà chỉ đưa ra những quy định hướng dẫn hoạt động của các trường đại học. Vấn đề nhân sự và tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc các bộ sẽ do bộ chủ quản quyết định. Còn tại các trường tư, vấn đề nhân sự và tài chính sẽ do những cổ đông sở hữu trường quyết định.
Giáo dục dự bị đại học
Giáo dục dự bị đại học
Cần tốt nghiệp cấp trung học phổ thông hay tương đương để có thể trở thành dự bị đại học.
Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự).
Giáo dục đại học
Giáo dục đại học
Các chương trình đào tạo trình độ đại học tiếp nhận người đã tốt nghiệp trung học phổ thông; người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; người đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng.
Chương trình đào tạo đại học có thời gian tương đương 3 đến 5 năm học tập trung đối với người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người đã tốt nghiệp trình độ trung cấp và đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có thể học tiếp lên thạc sĩ theo hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo. Người tốt nghiệp trình độ đại học có kết quả học tập xuất sắc có thể được xét tuyển thẳng vào chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đúng hướng chuyên môn ở trình độ đại học.
Giáo dục sau đại học
Cao học (Thạc sĩ)
Cao học (Thạc sĩ)
Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học.
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo. Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên tiến sĩ trong hướng chuyên môn phù hợp hoặc được nhận vào học các hướng chuyên môn khác nêu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
Nghiên cứu sinh (Tiến sĩ)
Nghiên cứu sinh (Tiến sĩ)
Các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sĩ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo.
Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học.
Khung Trình độ Quốc gia Việt Nam
Khung trình độ quốc gia được ban hành theo quyết định 1982/QĐ-TTg.
Văn bản quy định 8 bậc trình độ quốc gia: Sơ cấp I, Sơ cấp II, Sơ cấp III, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu được quy định cho từng bậc đào tạo. Người học hoàn thành chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra đối với từng bậc học thì được cấp “chứng chỉ” đối với 3 bậc đầu tiên, và “bằng tốt nghiệp” đối với bậc 4, các “bằng cao đẳng”, “bằng đại học”, “bằng thạc sĩ”, “bằng tiến sĩ” tương ứng đối với 4 bậc cuối. Đơn vị khối lượng học tập được tính bằng tín chỉ.
Xem thêm: Tải Ứng Dụng Đồng Hồ Kim – Ứng Dụng Analog Clock Live
Theo một số chuyên gia về giáo dục, cơ cấu hệ thống mới cần thể hiện được yêu cầu “liên thông” giữa hai luồng giáo dục học thuật và giáo dục nghề nghiệp, chẳng hạn tầng 5 nên là “trung học phổ thông” và “trung học nghề” chứ không phải là “trung cấp“, vì chương trình “trung cấp” chỉ lưu ý đến độ tay nghề, không lưu ý về học vấn, do đó người học tốt nghiệp bậc học này không đủ trình độ học vấn để chuyển lên bậc cao đẳng hoặc đại học. Ngoài ra, luồng giáo dục nghề nghiệp nếu thiết kế lên đến tận bậc trên cùng (tiến sĩ) sẽ tốt hơn, vì có thể sắp xếp ở bậc này các bằng cấp theo hướng thực hành cao nhất (chẳng hạn bằng Chuyên khoa 2 trong đào tạo y học).