Sơ Đồ Đấu Dây Motor 1 Pha, Cách Xác Định Đầu Dây Motor Và Hướng Dẫn Đấu Dây Chi Tiết
Sử dụng sơ đồ đấu dây motor 1 pha để có thể đấu tụ khởi động vào cho động cơ không phải là chuyện đơn giản. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu cách đấu dây motor 1 pha cho động cơ hoạt động hiệu quả nhất. Đồng thời, biết được những lỗi thường gặp khi đấu dây cho động cơ sai cách.
Mục Lục
1. Khái niệm về motor 1 pha
Trước khi đi vào sơ đồ đấu dây motor 1 pha, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về khái niệm motor 1 pha. Motor 1 pha là loại động cơ mà cuộn dây quấn stato chỉ có đúng 1 cuộn dây pha. Nguồn cấp của motor 1 pha chính là 1 dây pha cùng với 1 dây nguội. Khi chỉ có 1 cuộn dây pha thì động cơ sẽ dừng, không hoạt động được nữa. Cho nên, bắt buộc bạn phải có cuộn dây pha để có thể mở máy được.
Nguồn cấp của motor 1 pha chính là 1 dây pha cùng với 1 dây nguội
Motor 1 pha có cấu tạo bao gồm 2 phần chủ yếu là phần tĩnh (stato) và phần quay (roto). Hai bộ phận này chỉ có thể hoạt động được khi có dòng điện xoay chiều chạy qua.
2. Sơ đồ đấu dây motor 1 pha
Bước 1: Xác định chính xác cụm dây cần đấu. Hay nói cách khác, cần xác định rõ đâu là dây Lo, Hi, R, S, Me,… để đấu cho đúng. Cách đấu tụ của bước này là bạn phải đo điện trở của các cặp dây cho đúng.
Bước 2: Tiến hành đấu tụ bằng cách lấy 1 dây chạy ® và 1 dây đề (S) đem đấu với nhau. Sau đó nó sẽ tạo thành 1 chụm của nguồn điện.
Bước 3: Nối dây đề còn lại vào 1 trong 2 tụ của động cơ. 1 dây làm việc còn lại thì hãy đem đấu với 1 dây của tụ điện còn lại. Cuối cùng, đem đấu với dây nguồn nữa là xong. Điều quan trọng là các bạn phải xác định được đúng các loại dây.
Xác định chính xác cụm dây cần đấu
3. Xác định đầu dây trong động cơ 1 pha
Cách xác định đầu dây motor 1 pha được tiến hành như sau:
Bước 1: Sử dụng đồng hồ đo VOM để đo điện trở trên 10 cặp điện trở của 5 đầu dây motor. R và S chính là cặp dây có điện trở lớn nhất. Như vậy, ở bước đầu bạn đã xác định đúng được 2 dây.
Bước 2: Xác định dây R và S bằng cách đo điện trở của 3 dây còn lại. Sau đó, đem so sánh với 2 dây còn lại R, S. Dây nào có độ lớn điện trở cao nhất thì đó chính là dây R. Dây có điện trở đo được thấp hơn 1 chút thì đó là dây S.
Bước 3: Đo điện trở của 3 sợi dây còn lại và so sánh chúng với dây R. Nếu dây nào có điện trở lớn nhất trong số 3 dây so với R thì đó là dây Lo. Nếu độ lớn ở mức trung bình thì đây chính là dây Me. Thấp nhất chính là dây Hi.
a) Cách đấu motor 1 pha 2 tụ dùng VOM để dò từng cặp dây và dây đề
Dùng VOM ở chế độ OHM để dò từng cặp dây để tìm ra cặp dây có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra hiện tượng nạp xả bởi tụ điện. Đồng thời, các đầu dây liên hệ đến hộp chứa tụ khởi động, trong đó có ngắt điện ly tâm thì cặp đó chính là dây đề.
Đối với động cơ 1 pha gồm có 4 dây ra, sau khi đã xác định được 2 dây là cuộn đề và 2 dây còn lại là cuộn chạy thì chúng ta tiến hành đấu dây cho động cơ như sau: Dùng 1 đầu cuộn đề đấu vào 1 đầu cuộn chạy để cho nó ra 1 đầu nguồn. Đầu còn lại của cuộn đề hãy đem đấu nối vào tụ điện (kapa) rồi đấu vào vít ly tâm (nằm ở bên trái bụng) tiếp đó đấu vào đầu dây của cuộn chạy còn lại để cho ra thêm 1 đường dây nguồn nữa.
Sau khi motor đã ra được 2 dây nguồn thì các bạn tiến hành đấu nguồn điện xoay chiều 220V vào. Muốn đổi chiều quay của động cơ thì các bạn chỉ việc đổi vị trí của 2 dây cuộn đề cho nhau là được.
Tiến hành đấu nguồn điện xoay chiều 220V vào động cơ
b) Đấu dây motor 1 pha bằng dùng cảm ứng điện từ tiến hành xác định cực tím
Mắc từng cặp dây chưa xác định vào trong VOM mức mA kế. Quay trục của động cơ và quan sát, nếu:
- Cặp dây nào có cường độ khác những cặp dây còn lại thì đó chính là cặp dây của pha đề. Đồng thời, 2 cặp còn lại chính là dây pha chạy.
- Nếu động cơ có 6 đầu dây, khi chúng ta đã xác định được 2 đầu cuộn đề thì chỉ còn lại 2 cặp dây. Chỉ cần xác định đúng chiều cho 2 cặp dây ở trên bằng cách đấu nối tiếp 2 cặp dây của pha chạy, sao cho khi tiến hành xoay trục kim thì mA kế sẽ chỉ đến cường độ lớn nhất.
- Điều này chứng tỏ 2 cặp dây ở trên đã được đấu đúng chiều là 1 2 nối 3 4. Sau đó, bạn cần đánh dấu cho thật kỹ đầu 1 và 4 để làm đầu ra của cặp dây 2 và 3 rồi đấu chung lại. Hoàn thành thao tác đấu nối cho động cơ hoạt động được tương tự như cách 1.
c) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 3 dây ra
Cách xác định các đầu dây của động cơ điện 1 pha và máy nén khí có 3 dây ra (cùng 1 tốc độ) như sau: Motor quạt và máy nén 1 tốc độ dùng trong máy lạnh bao gồm 2 cuộn dây như hình dưới đây với 3 dây ra được quy định, đó là RS C. Trong đó: R chính là dây chạy, S là dây đề (dây khởi động), C là dây chung.
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Dùng đồng hồ VOM để đo được 3 cặp điện trở chạy qua 3 đầu dây.
Bước 2: Cặp dây có điện trở lớn nhất được xác định chính là 2 dây R và S => dây còn lại chính là dây C.
Bước 3: So sánh điện trở của dây C so với 2 dây còn lại, nếu dây nào có điện trở nhỏ hơn thì là R, còn dây nào có điện trở lớn hơn thì chính là dây S.
Sơ đồ đấu dây motor bao gồm có 3 dây (1 tốc độ)
d) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 4 dây ra
Có 2 cách để xác định chính xác đâu là cuộn LV, đâu là cuộn KD như sau:
- Bằng mắt thường: Bạn tháo roto ra khỏi stato, tại stato khi đó cuộn LV nằm bên trong và đặc biệt dễ nhận biết do nó có cỡ dây lớn hơn cuộn KD. Chỉ cần nhìn vào các đầu nối ta sẽ biết đâu là cuộn LV và đâu là cuộn KD
- Từ đó suy ra cách đấu dây như sau: Nối 2 đầu dây bất kỳ của dây LV và KD với nhau rồi nối ra 1 dây nguồn. Dây còn lại của cuộn LV sẽ nối với dây nguồn còn lại và 1 má tụ. Dây còn lại của cuộn KD đem nối với má tụ còn lại là xong. Nếu quay ngược lại thì nhớ giữ nguyên 1 cuộn, còn 1 cuộn đảo đầu cho cuối cuộn còn lại là xong.
- Bằng đồng hồ: Vì cuộn dây LV có tiết diện lớn hơn cả cuộn dây KD, mà số vòng cuộn KD lại bằng hoặc lớn hơn cuộn LV nên ta sẽ tiến hành đo thông mạch: Cuộn nào có điện trở nhỏ hơn thì đó chính là cuộn LV. Còn cuộn còn lại là cuộn KD. Về nuô nnàu dây, mỗi người thợ lại đánh dấu 1 kiểu nên dựa vào màu dây để xác định các cuộn k khả quan lắm.
e) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra
Bước 1: Vẽ sơ đồ và đánh dấu các màu dây như hình dưới đây. Đo điện trở lần lượt của 10 cặp dây và ghi lại giá trị lên hình.
Bước 2: Tìm cạnh có điện trở lớn nhất là R, S, chứng tỏ 3 dây còn lại chính là Hi, Me, Lo
Bước 3: Trong tam giác Hi Me Lo, 2 cạnh nào có điện trở lớn nhất chính là Hi và Lo => dây còn lại đích thị là dây Me.
Bước 4: So sánh điện trở của dây Me với R, S, cạnh nào đo được điện trở lớn hơn là R, còn cạnh nhỏ là S.
Cách đấu dây cho motor điện 1 pha và xác định các đầu dây
Bước 5: Xác định dây Hi, Lo thông qua R. Nguyên tắc như sau: điện trở càng nhỏ thì tốc độ lại càng cao. Xét 2 cạnh dây R và Hi, Lo, cạnh nào có điện trở nhỏ là Hi, điện trở lớn hơn chính là dây Lo.
f) Cách đấu dây motor điện 1 pha có 6 dây ra
Bước 1: Dùng ôm mét, vặn đến thang đo R x 1 rồi tiến hành đo từng cặp đầu dây, có 3 cặp dây liên lạc từng đôi. Đánh dấu chính xác từng cặp đầu dây liên lạc với nhau và ghi lại trị số điện trở của chúng.
Bước 2: Hai cặp nào có điện trở bằng nhau thì đó chính là 2 cặp của cuộn dây chính gồm có 4 đầu dây, 2 đầu còn lại chính là cuộn phụ.
Bước 3: Đánh số vào các đầu dây: cuộn dây chính là 1 – 2; 3 – 4, cuộn phụ là 5 – 6.
Bước 4: Xác định cực tính thông qua các đầu dây của cuộn dây chính như sau:
- Lần lượt đấu động cơ giống sơ đồ dưới đây rồi đóng động cơ vào lưới.
- Giả sử lần thử động cơ chạy rất nhanh, êm, dòng điện thấp thì lúc này cực tính của 2 nửa cuộn pha chính được xác định như sau: dây 1 và 3 là phần đầu dây, dây 2 và 4 là phần cuối. Nếu thử lần 1 động cơ chạy nhanh và êm, dòng điện thấp hơn thì khẳng định dây 1 và 4 là đầu đầu, dây 2 và 3 là đầu cuối.
4. Một số lỗi thường gặp khi không thực hiện đúng sơ đồ đấu dây Motor 1 pha
Thứ 1, tụ điện bị đánh thủng một cách thường xuyên. Phương pháp sửa chữa hiệu quả nhất lúc này là quấn lại motor hoặc bạn có thể thay luôn tụ điện thích hợp với điện áp mà động cơ đang sở hữu.
Thứ 2, motor 1 pha chạy không được nhanh và khi chạy thường gây ra tiếng ù ù. Khi đó, các bạn cần khắc phục lỗi này bằng cách tiến hành kiểm tra bộ dây. Nếu phát hiện dây bị đứt hay chập nối thì bạn hãy quấn lại.
Video Đấu Đảo Chiều Quay Động Cơ 1 Pha, Đổi Chiều Trục Motor 1 Pha:
Motor 1 pha chạy chậm và thường gây ra tiếng kêu ù ù khó chịu
Thứ 3, động cơ bị ỳ đến mức bạn phải dùng tay để quay thì động cơ mới đi vào hoạt động. Bạn có thể tiến hành thay tụ điện mới cho động cơ.
Kết luận
Trên đây là những số kinh nghiệm và phương pháp đơn giản khi tiến hành đấu nối theo sơ đồ đấu dây motor 1 pha cho máy móc. Để động cơ hoạt động được trơn tru và thông suốt, bạn cần thường xuyên kiểm tra thật kỹ các bộ phận của máy móc để phòng trừ những hư hỏng không mong muốn.
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm: