Skkn một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non hải thành | Xemtailieu
Skkn một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non hải thành
-
doc
-
16
trang
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 3- 4
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HẢI THÀNH
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kỹ năng sống có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đứa trẻ trong
cuộc sống ở gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội, cũng như đối với sự
thành công trong cuộc sống sau này. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết cách
tự chăm sóc và bảo vệ bản thân mình, tạo sự tự tin, trẻ thích nghi được với môi
trường xung quanh, không những thế còn giúp cho trẻ biết cách giao tiếp và ứng
xử, trẻ biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm, hình thành những kinh
nghiệm sống cần thiết cho bản thân để có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc
sống hằng ngày.
Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé 3-4 tuổi “điểm khởi
đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những
bước đầu tiên vào đời, đang từng bước “ học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm
được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoá thành công cho tương lai
của mỗi đứa trẻ.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có nhiều giáo viên chưa hiểu về nội
dung phải dạy trẻ những kỹ năng sống cơ bản nào, còn lúng túng về phương
pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Mặt khác, với yêu cầu øng dụng công nghệ
thông tin, đổi mới hình thức phương pháp dạy học, giáo viên thường lãng quên
các trò chơi dân gian, ngại đưa vào kế hoạch, thậm chí không có thời gian cho
trẻ vui chơi.
Về phía các bậc cha ṃ trẻ thì luôn nóng vô ̣i trong viê ̣c dạy con. Cho nên,
khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng
một cách thái quá. Đồng thời, lại chiều chuô ̣ng, cưng phụng con cái quá mức
khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, trẻ thường thiếu sự chủ động, không biết
ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo
vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn…
Chính vì vậy, tôi đã suy nghĩ đưa ra “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Hải Thành” làm đề tài nghiên cứu
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm
non. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những
điều nên làm và không nên làm; Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử
trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng để trẻ
trở thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình.
2. Những điểm mới, khả năng áp dụng đề tài
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Hải Thành” tôi sẽ đưa ra một số biện pháp
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3- 4 tuổi phù hợp với từng đối tượng trẻ và được
dễ dàng thực hiện với hiệu quả cao cho giáo viên cũng như phụ huynh. Đồng
thời, trẻ được tích cực hơn khi tham gia các hoạt động do giáo viên hướng dẫn,
trẻ được bày tỏ nhu cầu, mong muốn của bản thân, được thể hiện những năng
lực một cách mạnh dạn, tự tin…chủ động trong mọi tình huống.
Đề tài có thể được áp dụng để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không chỉ ở
trường mầm non mà còn có thể thực hiện ở tại mỗi gia đình và trên tất cả các trẻ
có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non
Hải Thành.
1.1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường trong việc đầu tư cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị, các đồ dùng dạy học…phục vụ công tác chăm
sóc- giáo dục trẻ cũng như việc bồi dưỡng, chỉ đạo giáo viên đưa ra các phương
pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ ngày càng đạt kết
quả cao.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có năng lực trình độ chuyên môn vững
vàng; nhiệt tình tâm huyết với nghề; tích cực tham gia vào các hoạt động và
luôn sáng tạo trong các lĩnh vực được nhà trường và phụ huynh tin tưởng. Ngoài
ra, tôi được tham gia lớp tập huấn giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non do
phòng giáo dục và đào tạo thành phố tổ chức, thường xuyên nghiên cứu các tài
liệu, thông tin liên quan đến giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để vận
dụng thực hiện tại lớp phụ trách.
100% trẻ sinh hoạt bán trú tại trường, số trẻ được phân chia theo chỉ tiêu
và đúng độ tuổi, tạo thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
1.2. Khó khăn:
Lớp được bố trí ở phòng học có diện tích ḥp nên hạn chế khả năng hoạt
động của trẻ.
Là một giáo viên trẻ, vốn sống cũng như kinh nghiệm giáo dục trẻ chưa
nhiều nên việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chưa linh
hoạt, sáng tạo cũng như việc tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải
nghiệm tích cực trong các hoạt động.
Đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về vai trò giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ ở gia đình. Trẻ được bố ṃ làm thay nhiều, được chiều chuộng theo
ý thích nên trẻ thường có thái độ ngang bướng, ỷ lại, làm nũng bố ṃ. Một số trẻ
ít được giao tiếp với người thân cũng như những người xung quanh làm cho trẻ
sống thu mình, ngại giao tiếp, thiếu tự tin trước mọi người… Công tác phối hợp
với phụ huynh vẫn còn gặp một số khó khăn về thống nhất quan điểm và nội
dung trong quá trình giáo dục trẻ.
Đa số trẻ lần đầu tiên đến trường, kỹ năng sống còn hạn chế. Mỗi trẻ có
một hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả năng nhận thức khác
nhau, nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ.
Nâng cao nhận thức của giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là
nhiệm vụ rất cần thiết và đặt lên hàng đầu. Vì vậy, bản thân tôi phải nghiên cứu
và hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
3-4 tuổi ở trường mầm non. Cụ thể: Dạy kỹ năng sống cho trẻ là dạy cái gì? Vì
sao phải dạy? và dạy như thế nào?. Vậy thì để thực hiện giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ một cách có hiệu quả, trước hết tôi phải nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi, thường xuyên quan sát, nắm bắt đặc điểm của từng trẻ ở trong lớp về
nhu cầu cũng như khả năng của trẻ để từ đó có thể xác định các kỹ năng giáo
dục cần thiết phù hợp với lứa tuổi cũng như khả năng từng trẻ ở lớp mình phụ
trách.
Tham gia các lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống và dự các tiết thực
hành mẫu để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ,
đồng thời bồi dưỡng thêm kiến thức, phương pháp, kĩ năng tổ chức giáo dục cho
bản thân. Ngoài ra không ngừng học hỏi, tìm hiểu các nội dung giáo dục kỹ
năng sống ở trên báo, tạp chí giáo dục mầm non, trên các trang thông tin, để
nâng cao trình độ cho bản thân.
Trong quá trình tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi lựa
chọn các nội dung phù hợp, đi từ dễ đến khó, tổ chức thường xuyên cho trẻ được
rèn luyện. Đồng thời, phải luôn luôn lắng nghe, tôn trọng trẻ, giúp trẻ trình bày
mong muốn; Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ, hợp tác với bạn bè; Dạy trẻ cách giải
quyết các vấn đề…, giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống đúng hướng.
2.2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi thông qua các hoạt
động hằng ngày
Trẻ 3-4 tuổi là lứa tuổi trẻ dễ nhớ những cũng dễ quên, cho nên giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ không chỉ đạt được thông qua một chương trình giảng dạy
duy nhất mà được tiến hành thông qua nhiều hoạt động đa dạng: hoạt động học,
hoạt động chơi, hoạt động mọi lúc mọi nơi… và được lặp lại một cách thường
xuyên và có hệ thống.
Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ sinh
hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo dục có tác dụng
thúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu cầu của người lớn
và khả năng định hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ vào kế hoạch giáo
dục năm học cũng như nội dung cụ thể của từng hoạt động để lựa chọn nội dung
lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp với độ tuổi.
Thông qua hoạt động đón – trả trẻ: tôi lồng ghép giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ như: Biết lễ phép chào cô, chào bố ṃ,… Hoặc có thể lồng ghép kỹ
năng tự phục vụ bản thân và chấp hành quy định của lớp như: cất dép lên giá
gọn gàng, mang dép đúng chiều, cất mũ, bỏ áo vào túi…vv.
Trẻ lễ phép chào cô vào lớp
Thông qua hoạt động có chủ định: đây là một trong những hoạt động để
tôi tích hợp có hiệu quả nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tôi căn cứ vào
kế hoạch giáo dục năm học để đưa ra các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù
hợp với từng chủ đề để tích hợp một cách hài hoà, không ôm đồm.
Ví dụ:
– Chủ đề bản thân, có chủ đề nhánh: Tôi là ai? Tôi dạy trẻ kỹ năng sau:
+ Kỹ năng ý thức về bản thân, kỹ năng giao tiếp: Khi tổ chức tiết học này,
tôi yêu cầu từng trẻ tự lên giới thiệu về tên, tuổi, giới tính, học lớp nào, trường
nào, cô giáo nào, sở thích của mình. Tôi nhận thấy, trẻ rất hào hứng lên giới
thiệu. Những trẻ mạnh dạn, nhanh nḥn đã nói được đầy đủ những thông tin tôi
đưa ra. Có những trẻ rất nhút nhát, thiếu tự tin nhưng cũng vẫn có thể đứng dậy
và giới thiệu được một vài thông tin của mình. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu như
chúng ta không gọi đến những trẻ nhút nhát thì có lẽ những trẻ đó sẽ chẳng bao
giờ dám làm một việc gì trước đám đông cả, và sẽ chẳng bao giờ trẻ tự tin lên
được.
+ Kỹ năng giao tiếp tự tin: Khi trả lời phải đứng thẳng, mắt nhìn thẳng
vào cô, nói to, rõ ràng, có chủ ngữ vị ngữ….
+ Kỹ năng về thực hiện công việc: trẻ tuân thủ quy tắc giờ học như muốn
nói phải giơ tay, chờ đến lượt cô mời mới được nói, không nói leo, tập chung
chú ý nghe cô… Thời gian đầu, trẻ chưa có thói quen vẫn còn lộn xộn, không
theo trình tự nhưng sau một thời gian trẻ lớp tôi học rất ngoan, trong giờ học biết
chú ý lắng nghe, tuân thủ theo sự hướng dẫn của cô và đặc biệt rất tự tin khi trả
lời câu hỏi cô đưa ra.
Thông qua hoạt động ngoài trời: tôi đã lồng ghép dạy trẻ nhiều kỹ năng
khác nhau.
Ví dụ:
– Nội dung: Quan sát, trò chuyện Đu quay. Trẻ nhận biết được một số
nguyên nhân gây ngã, gây tai nạn và biết cách phòng tránh nguy cơ gây ngã,
đảm bảo an toàn cho cơ thể. Các kỹ năng tôi dạy trẻ đó là:
+ Kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết lắng nghe cô, bạn, nêu ý kiến, chia sẻ thông
tin.
+ Kỹ năng xử lý tình huống: Khi ngồi trên đu quay nếu bị ngã, bé cần làm
gì? (Nằm yên, chờ Đu quay dừng hẳn mới ngồi dậy để tránh Đu quay đập vào
đầu, bạn khác chạy đi báo với cô…)
+ Kỹ năng ra quyết định: Làm gì hay không làm gì để phòng tránh ngã?
(Không xô đẩy bạn, nắm chắc tay cầm khi ngồi trên đu quay…vv.)
Thông qua giờ hoạt động góc: Chúng ta biết rằng “Trẻ học bằng chơi,
chơi mà học”, đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo bé, khả năng tập trung chưa cao, trẻ
thích tham gia vào các trò chơi. Vì thế, thông qua việc tham gia chơi ở các góc
thì các kỹ năng sống đựơc trẻ tiếp thu một cách dễ dàng nhất.
Ví dụ:
– Qua góc chơi phân vai: chơi nấu ăn, bán hàng, trẻ học được các kỹ năng
như:
+ Kỹ năng giao tiếp: trẻ biết phân vai khi chơi: ṃ nấu ăn, đi chợ. Giao
tiếp giữa người bán hàng với người mua hàng, trẻ biết bắt chước người lớn khi
thực hiện hành vi mua – bán,…vv.
+ Kỹ năng hợp tác: trẻ học được cách chơi trong nhóm như biết trò
chuyện chia sẻ với bạn bên cạnh… Sau khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi đúng
nơi quy định.
Trẻ thể hiện vai chơi ở góc phân vai
Không chỉ ở góc phân vai trẻ mới học được các kỹ năng sống mà ở tất cả
các góc chơi khác thì các kỹ năng của trẻ đều có thể được cũng cố và phát huy.
– Ở góc xây dựng: trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Mặc dù ở
mẫu giáo bé nhưng trẻ ở lớp tôi đã biết tự phân vai chơi cho nhau và chơi rất
đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau và đã biết cùng nhau tạo nên công
trình đ̣p.
Trẻ biết phân vai chơi và hợp tác nhóm khi tham gia chơi góc xây dựng
Thông qua hoạt động tổ chức bữa ăn cho trẻ: tôi tập cho trẻ làm một số
công việc tự phục vụ như:
+ Kĩ năng cầm thìa, xúc cơm, biết chờ đến lượt,…
Giờ ăn của trẻ mẫu giáo bé
+ Tham gia chuẩn bị bữa ăn: tự xếp ghế ngồi vào bàn, xếp dĩa, gấp khăn
bỏ vào dĩa,…vv. Sắp xếp bàn, ghế, dọn vệ sinh sau bữa ăn…
Trẻ sắp xếp bàn, ghế, vệ sinh sau bữa ăn
+ Luyện tập cho trẻ một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống
như: Trẻ biết mời cô, mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ
vệ sinh chung và hành vi văn hoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp
phải quay ra ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa và
lau tay,…vv.
Trẻ rửa tay bằng xà phòng trước giờ ăn
Khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ: tôi hướng dẫn trẻ biết tự mình lấy cất gối
đúng nơi quy định, đi nḥ, nói khẽ, không làm ồn khi bạn đang ngủ,…vv.
Trẻ tham gia gấp chiếu khi ngủ dậy
Ngoài ra tôi còn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt
động khác trong ngày như: hoạt động chiều, vệ sinh,…vv. Bằng cách tạo các tình
huống có vấn đề để trẻ suy nghĩ và giải quyết, hoặc tổ chức hướng dẫn và rèn
luyện cho trẻ các kỹ năng sống đã biết, từ đó trẻ được cũng cố các kỹ năng của
mình.
Như vậy, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tính
liên tục để mỗi kỹ năng, phẩm chất mới được hình thành sẽ trở thành thói quen,
thành thuộc tính vững chắc trong nhân cách trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng
tích hợp quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động chính cũng như
sẽ gây tâm lý nặng nề cho trẻ khi tham ra vào các hoạt động đó. Sau mỗi hoạt
động, tôi nhận xét đánh giá các kỹ năng đạt được trên trẻ bởi đây cũng là một
trong những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu quả.
2.3. Biện pháp 3: Đánh giá kỹ năng sống của trẻ thường xuyên
Việc nhìn nhận, xem xét lại các công việc đã làm trong một thời gian nhất
định sẽ rút ra được những bài học bổ ích, có những điều chỉnh hoặc cải tiến các
hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả hơn. Việc đánh giá các kỹ năng sống của trẻ
thường xuyên lại có vai trò đặc biệt hơn.
Sau mỗi hoạt động trong ngày, tôi luôn dành thời gian để nhận xét đánh
giá hoạt động đó nhằm cũng cố các kỹ năng cho trẻ và tìm ra biện pháp để hoạt
động sau cô cùng trẻ thực hiện tốt hơn. Cuối ngày cho trẻ thực hiện nêu gương,
trẻ tự nói lên những gì mình đã làm được trong ngày hoặc nhận lỗi với những
hành vi chưa đúng. Sau đó tôi sẽ khái quát lại những gì diễn ra trong ngày,
thường xuyên khuyến khích và động viên trẻ.
Mỗi ngày tôi đều ghi chép vào nhật ký và đánh giá những biểu hiện tâm
sinh lý của trẻ trong các hoạt động. Tôi đặc biệt chú ý đến việc đánh giá các kỹ
năng, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ. Tôi xác định những trẻ cần lưu ý để
có biện pháp chăm sóc riêng phù hợp và lấy đó làm căn cứ thước đo để đánh giá
cuối mỗi chủ đề.
Việc đánh giá kỹ năng cho trẻ ở mỗi chủ đề tôi dựa vào mục tiệu đạt được
trên trẻ ở chủ đề đó, đánh giá những gì trẻ đã làm được hoặc chưa làm được.
Rèn luyện thường xuyên đối với những trẻ đã đạt còn đối với các trẻ chưa đạt sẽ
tiếp tục thực hiện ở các chủ đề tiếp theo.
Bằng việc nhận xét đánh giá thường xuyên như vậy, tôi đã rút ra được
nhiều kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và cũng đã có nhiều kỹ năng
sống được hình thành và củng cố trên trẻ. Trẻ giao tiếp tốt hơn, tự tin vào bản
thân hơn, nhận thức đúng vị trí của mình, biết nhận xét bạn, khéo léo hơn trong
các hoạt động lần sau. Thông qua việc nhận xét đánh giá khéo léo cuả cô, trẻ
biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho tốt, sao cho được cô khen. Biện
pháp đánh giá đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao kết quả giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ ở lứa tuổi lên ba.
2.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Song song với việc thực hiện biện pháp giáo dục trên, là giáo viên chủ
nhiệm lớp, tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia
đình và nhà trường. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là chuyện một
sớm một chiều mà là cả một quá trình, đặc biệt trẻ ở độ tuổi mẫu giáo bé 3-4
tuổi các kỹ năng sống phải được giáo dục, rèn luyện đồng nhất, thường xuyên
thì mới bền vững và thành kỹ xảo. Nếu chỉ dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường
thôi thì chưa đủ, mà môi trường gia đình rất thích hợp để giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ. Trẻ được tiếp thu các kỹ năng thông qua gia đình một cách tự nhiên, nḥ
nhàng mà lại hiệu quả cao. Tuy nhiên việc làm thế nào để có thể giúp trẻ phát
huy được khả năng tiềm ẩn, làm thế nào để trẻ có những kỹ năng sống tốt nhất
thì nhiều phụ huynh còn lúng túng trong vấn đề này.
Trên thực tế nhiều phụ huynh chưa có kiến thức về kỹ năng sống, không
biết kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng nào? Cần giáo dục trẻ từ đâu, dạy trẻ
những gì? Chính vì vậy mà tôi thường xuyên tuyên truyền đến các bậc phụ
huynh để họ hiểu tầm quan trọng của kỹ năng sống, những kiến thức cần dạy trẻ,
phương pháp dạy trẻ như thế nào để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, tự nhiên.
Việc trao đổi thông tin đến các bậc phụ huynh được tiến hành trong giờ
đón, trả trẻ, thông qua bảng tuyên truyền, thông qua việc mời phụ huynh tham
gia trực tiếp hoặc gửi video các hoạt động của lớp hay thông qua buổi họp phụ
huynh.
Thông qua giờ đón trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ,
vệ sinh cá nhân, những khả năng cũng như phản ứng kém linh hoạt của trẻ để
phụ huynh nắm bắt rõ đặc điểm của con mình khi ở lớp để cùng với giáo viên
giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động.
Bảng tuyên truyền cũng cấp các thông tin về tình hình sức khỏe, cân nặng
của trẻ, thực đơn, các nội dung về chăm sóc, bảo vệ trẻ…
Ví dụ:
Lớp tôi có cháu Minh Quang sáng nào đi học cũng khóc nhè, không chịu
đến lớp, không chào hỏi cô giáo. Vào giờ ăn, cháu không chịu cầm thìa xúc
cơm, ngồi đợi cô giáo. Cháu ít giao tiếp với các bạn, ít chia sẻ với cô giáo….
Nắm được đặc điểm của cháu như vậy, tôi và bố ṃ của cháu đã cùng nhau trao
đổi, và được biết ở nhà hầu hết các công việc đều có sự giúp đỡ từ bố ṃ và ông
bà, cháu không thích đến lớp và ít chia sẻ với mọi người vì bất đồng về ngôn
ngữ (cháu nói giọng miền nam). Sau khi tìm ra nguyên nhân, tôi và bố ṃ cháu
đã cùng thực hiện các phương pháp, chủ yếu là phương pháp trò chuyện, khuyến
khích, động viên trẻ. Vào giờ ăn, tôi hướng dẫn cho cháu cách cầm thìa xúc
cơm, động viên cháu ăn cùng các bạn, phối hợp với gia đình thực hiện động viên
cháu khi ở nhà, không quát mắng…. Tôi thường xuyên trò chuyện với cháu, tổ
chức cho cháu tham gia cùng với các bạn trong các hoạt động tập thể để tạo
hứng thú. Sau một thời gian thì bây giờ cháu đến lớp rất vui vẻ, thích trò chuyện
cùng cô và bạn. Đến giờ ăn cơm cháu đã có thể tự xúc cơm ăn, ăn một cách từ
tốn, văn minh….
Những biện pháp trên đã làm thay đổi cơ bản từ phía phụ huynh. Đặc biệt
là giao tiếp giữa cha ṃ và con cái tốt hơn, đa số phụ huynh dịu dàng, ít la mắng
trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng sống cho trẻ.
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài
Qua thời gian tiến hành và áp dụng “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường mầm non Hải Thành” giúp cho giáo viên cũng
như phụ huynh nâng cao nhận thức rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của việc
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, đặc biệt là giai đoạn 3-4 tuổi. Cung cấp
cho giáo viên những kiến thức, kĩ năng, thái độ về giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ. Giúp giáo viên chủ động trong việc thiết kế nội dung, tổ chức thực hiện cũng
như đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày ở lớp. Đồng thời, giúp các phụ
huynh có những kiến thức cơ bản khi thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở
nhà. Mặt khác, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi sẽ mang lại cho các cháu
rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp trẻ sớm có
một cơ thể khỏe mạnh, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và
khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng
đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Cụ thể:
* Về phía trẻ
– 100% trẻ đều được cô giáo và cha ṃ tạo mọi điều kiê ̣n khuyến khích
khơi dậy tình tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng đô ̣ng, mạnh dạn, tự tin; có
thói quen lao đô ̣ng tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; được rèn luyện kỹ
năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; được giáo dục, chăm sóc nuôi
dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bê ̣nh, được theo
dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
– Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 98% trở lên và ít gặp
khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn,
tự xếp khay tự chuẩn bị khăn ăn, bát, tô, muỗng ….trong các giờ ăn; biết tự mở,
tự rửa vỏ hộp sữa sau khi uống sữa cho cô giáo làm đồ chơi, biết phân công trực
nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp nệm trước và sau khi ngủ …
*Về phía các bậc cha mẹ
– Cha ṃ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo
dục trẻ ở lớp, trực tiếp giúp trẻ hoàn thành các bài tập, các yêu cầu của cô ®Æt ra.
– Các bậc phụ huynh đã có thói quen phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong
việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông
qua bảng thông tin dành cho cha ṃ, bảng đánh giá trẻ ở lớp.
– Giao tiếp giữa cha ṃ và con cái tốt hơn, đa số cha ṃ dịu dàng, ít la
mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cưng
phụng trẻ thái quá, không còn hình ảnh ba bế con, ṃ đi sau xách cặp cho con,
tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô,
tự đi lên lầu, tự xúc cơm ở trẻ nhỏ …..
– Cha ṃ cảm thấy mản nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết
quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha ṃ
thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo
viên trang trí lớp, làm đồ chơi.
* Về phía giáo viên
– Cô giáo thường xuyên trò chuyện với trẻ, giải quyết hợp lý, công bằng
với mọi tình huống xảy ra giữa các trẻ trong lớp.
– Trong tổ chức các hoạt động cho trẻ, chú träng đến hoạt động cá nhân,
hoạt động nhóm nhiều hơn. LÊy trÎ vµ n¨ng lùc c¸ nh©n trÎ lµm trung t©m.
– Mạnh dạn, tự tin điều khiển các cuộc họp phụ huynh học sinh, biết tự
chuẩn bị, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thêng xuyên với cha ṃ trẻ.
* Bài học kinh nghiệm
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được tại lớp của mình khi thực
hiện đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Từ đó lập kế
hoạch cụ thể cho việc giáo dục kỹ năng sống. Việc lựa chọn các kỹ năng dạy trẻ
phải phù hợp, gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻ, phù hợp với khả năng
của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Phải dạy kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc
mọi nơi và đánh giá thường xuyên các hoạt động đó.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ phải lấy trẻ làm trung tâm.
Giáo viên phải là tấm gương cho trẻ về cách giao tiếp, các hành vi văn
minh trước mặt trẻ, tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với trẻ.
Luôn kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giúp trẻ tiếp cận và lĩnh hội
các kỹ năng cơ bản một cách tốt nhất, đồng bộ và hiệu quả nhất.
Cần khẳng định: Việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành
những kỹ năng sống diễn ra trong thời gian ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều vào
mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với đứa trẻ.
Đồng Hới, ngày 12 tháng 01 năm 2019.
ý kiÕn cña héi ®ång KHOA HỌC
NGƯỜI VIẾT
NHÀ TRƯỜNG
Hoàng Thị Như Ý