Sinh tố lúa mạch có tác dụng đối với sức khỏe và trong làm đẹp ?
Ngày 26/01/2020 16:08 PM (GMT+7)
Sinh tố lúa mạch hay lúa mạch nói chung mang lại khá nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của sinh tố lúa mạch mang lại để bạn có cái nhìn đúng hơn về loại ngũ cốc bổ dưỡng này.
Mục Lục
10 Tác dụng của sinh tố lúa mạch mà bạn nên biết
1. Cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể
Hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong sinh tố lúa mạch là khá lớn, có thể kể tới các chất quan trọng như:
Protein
Cacbohydrat
Chất xơ
Canxi
Magie
Sắt
Photpho
Kali
Folate
Vitamin nhóm B
Và còn rất nhiều dưỡng chất bổ ích khác
Chính thành phần các chất bổ dưỡng đa dạng này đã giúp sinh tố lúa mạch mang lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người.
2. Giúp ổn định huyết áp cơ thể
Sinh tố lúa mạch rất giàu kali và magie, đây là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc khiến huyết áp giảm một cách tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra lượng chất xơ dồi dào trong sinh tố sẽ giúp bảo vệ các mạch máu và hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả hơn.
3. Giúp xương khỏe mạnh hơn
Các khoáng chất quan trọng trong sinh tố lúa mạch như sắt, photpho, magie, canxi, kali sẽ đóng vai trò duy trì hệ cấu trúc xương của bạn được vững chắc. Từ đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh xương khớp, giúp xương thêm chắc khỏe hơn.
4. Tốt cho hệ tim mạch
Kali, magie, và đặc biệt là folate có trong sinh tố lúa mạch sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Vitamin B6 và folate còn ngăn chặn được một chất có tên là homocysteine, đây là chất có thể gây hỏng mạch máu và ảnh hưởng đến hệ tim mạch con người.
5. Giảm lượng cholesterol trong máu
Bên cạnh việc giúp ích cho hệ tim mạch, folate và vitamin B6 cũng như chất xơ trong sinh tố lúa mạch còn giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu. Từ đó tăng cường và bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn mạch máu gây ra đột quỵ.
6. Khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư
Trong sinh tố lúa mạch bạn có thể tìm thấy một loại chất có tên là Selenium. Đây là chất có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm, nhưng trong lúa mạch thì lại cực kỳ dồi dào. Chất này sẽ giúp chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển, giải độc cho gan, bảo vệ hệ miễn dịch.
7. Giảm triệu chứng bất lợi khi bị tiền mãn kinh
Sinh tố lúa mạch có nhiều vitamin nhóm B và vitamin E sẽ giúp bảo vệ làn da của phụ nữ không bị lão hóa nhanh. Ngoài ra hợp chất lignans có trong lúa mạch giúp duy trì sự dẻo dai của cơ và xương trong thời kỳ bị tiền mãn kinh.
8. Kiểm soát lượng đường huyết
Sinh tố lúa mạch có chứa lượng magnesium khá cao, chất này khi phản ứng với các enzym trong cơ thể sẽ có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó nó sẽ giúp kiểm soát lượng đường của người bệnh, giảm nguy cơ mắc tiểu đường và nhiều bệnh liên quan khác.
9. Ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa
Trong sinh tố lúa mạch có chứa nhiều chất xơ, sử dụng thường xuyên các sản phẩm từ lúa mạch có thể giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ đầy bụng, khó tiêu hoặc một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa của bạn.
10. Ngăn chặn nguy cơ mắc sỏi mật
Chất xơ không hòa tan có trong sinh tố lúa mạch được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật và giảm thiểu tác động xấu đến túi mật. Hàm lượng chất xơ cao của lúa mạch cũng đóng vai trò giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật ở người.
11. Giúp làm đẹp làn da ở phụ nữ
Chất avenanthramide có trong lúa mạch có khả năng chống viêm nhiễm tự nhiên và làm lành các vết thương, thường được dùng để chống khô da, chữa ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, các vitamin nhóm B, vitamin E trong sinh tố lúa mạch sẽ giúp cơ thể trẻ khỏe hơn, ngăn ngừa lão hóa trên da.
12. Hỗ trợ quá trình giảm cân
Sinh tố lúa mạch với đầy đủ các chất dinh dưỡng và tinh bột sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, làm giảm đi cơn đói. Ngoài ra chất xơ hòa tan beta – glucan trong sinh tố còn làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm ham muốn thèm ăn. Từ đó sẽ có lợi cho quá trình giảm cân của các chị em phụ nữ.
Cách bảo quản sinh tố lúa mạch và lưu ý khi sử dụng
Sinh tố lúa mạch nên được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh tối đa 48 giờ và nên được để trong chai thủy tinh có nắp đậy.
Không nên để sinh tố lúa mạch ở môi trường bên ngoài quá lâu, bởi sinh tố sẽ bị lên men sau nhiều giờ và không còn phù hợp để sử dụng.
Cơ thể đang mệt mỏi, hoặc đang mắc bệnh về gan, thận không nên uống quá nhiều sinh tố lúa mạch bởi nó sẽ khiến bạn bị buồn nôn.
Khi mới bắt đầu uống sinh tố lúa mạch tốt nhất nên nạp vào cơ thể một lượng vừa phải, không nên quá nhiều kẻo cơ thể dễ bị sốc và xảy ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Có thể kết hợp sinh tố lúa mạch với một vài loại trái cây để tăng thêm độ ngon. Tuy nhiên không bao giờ pha chế cùng với cam, chanh, muối, bởi nó sẽ làm mất đi các enzym có ích trong sinh tố lúa mạch.
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
3/5
Nguồn: http://khampha.vn/suc-khoe/sinh-to-lua-mach-co-tac-dung-doi-voi-suc-khoe-va-trong-lam-d…Nguồn: http://khampha.vn/suc-khoe/sinh-to-lua-mach-co-tac-dung-doi-voi-suc-khoe-va-trong-lam-dep-c11a754409.html
Theo PV (Khám phá)