Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái – Trường Tiểu học Thủ Lệ

Hệ sinh thái

Bạn đang xem: Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái

Ví dụ: 

Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

  • Thành phần vô sinh có trong hệ sinh thái: đất, nước, nhiệt độ …
  • Thành phần hữu sinh có trong hệ sinh thái: động vật, thực vật, vi sinh vật …
  • Lá và cây mục là thức ăn của vi khuẩn, nấm …
  • Cây rừng có ý nghĩa là thức ăn, nơi ở của các loài động vật khác nhau …
  • Động vật rừng có ảnh hưởng tới thực vật như: động vật ăn thực vật, giúp thụ phấn, phát tán và xác động vật chết là nguồn dinh dưỡng cho thực vật.
  • Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì mất nguồn thức ăn, nơi ở và làm cho khí hậu, môi trường sống thay đổi.
  • Hệ sinh thái:
    • Gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
    • Các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường  1 thể thống nhất tương đối ổn định.
  • Hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm:
    • Thành phần vô sinh: đất, đá, mùn hữu cơ …
    • Thành phần hữu cơ:
      • Sinh vật sản xuất: thực vật
      • Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc ký sinh trên thực vật, động vật ăn thịt hoặc kí sinh trên động vật
      • Sinh vật phân giải
  • Một số ví dụ về hệ sinh thái: 

Ví dụ hệ sinh thái

1.2. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

Các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn.

a. Thế nào là một chuỗi thức ăn

  • Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
  • Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
  • Ví dụ về chuỗi thức ăn

Chuỗi thức ăn

b. Thế nào là lưới thức ăn

  • Ví dụ: 

Lưới thức ăn

  • Sâu ăn lá cây tham gia vào các chuỗi thức ăn sau:
    • Cây gỗ → sâu ăn lá cây → bọ ngựa (chuột, cầy)
    • Cây cỏ → sâu ăn lá cây → bọ ngựa (chuột, cầy)
  • Dựa vào mắt xích sâu ăn lá cây có thể ghép thành 1 lưới thức ăn như sau:

Lưới thức ăn 1

  • Nhận xét: trong tự nhiên, 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
  • Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.  
  • Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần:
    • Sinh vật sản xuất
    • Sinh vật tiêu thụ
    • Sinh vật phân giải
  • Vai trò của các sinh vật trong lưới thức ăn
    • Sinh vật sản xuất: tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo …)
    • Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc kí sinh trên thực vật, động vật ăn hoặc kí sinh trên động vật: sử dụng các chất hữu cơ
    • Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm … phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật …) thành các chất vô cơ
  • Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.

Hệ sinh thái 2

* Lưu ý: có 2 dạng chuỗi thức ăn

  • Mở đầu bằng sinh vật sản xuất

Ví dụ: cỏ – sâu – chim sâu – cầy – đại bàng – vi khuẩn

  • Mở đầu bằng sinh vật phân hủy
  • Mùn bã hữu cơ – giun đất – gà – quạ – vi khuẩn

2. Luyện tập Bài 50 Sinh học 9

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 50 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây:

    • A.

      Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ

    • B.

      Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật

    • C.

      Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

    • D.

      Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

  • Câu 2:

    Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu?

    • A.

      Từ môi trường không khí

    • B.

      Từ năng lượng mặt trời

    • C.

      Từ chất dinh dưỡng trong đất

    • D.

      Từ nước

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 50 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 153 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 153 SGK Sinh học 9

Bài tập 9 trang 93 SBT Sinh học 9

Bài tập 11 trang 94 SBT Sinh học 9

Bài tập 6 trang 95 SBT Sinh học 9

Bài tập 7 trang 95 SBT Sinh học 9

Bài tập 8 trang 95 SBT Sinh học 9

Bài tập 9 trang 95 SBT Sinh học 9

Bài tập 10 trang 95 SBT Sinh học 9

Bài tập 12 trang 95 SBT Sinh học 9

Bài tập 27 trang 101 SBT Sinh học 9

Bài tập 28 trang 101 SBT Sinh học 9

Bài tập 29 trang 101 SBT Sinh học 9

Bài tập 30 trang 101 SBT Sinh học 9

Bài tập 31 trang 101 SBT Sinh học 9

Bài tập 32 trang 101 SBT Sinh học 9

Bài tập 33 trang 102 SBT Sinh học 9

Bài tập 34 trang 102 SBT Sinh học 9

Bài tập 37 trang 102 SBT Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 50 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9