Sinh con dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không?
Chào luật sư, sắp tới tôi định sinh em bé ở một bệnh viên khác với bệnh viện ghi trên thẻ BHYT của tôi. Bệnh viện trên thẻ của tôi là bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tôi muốn sinh con ở đó là bệnh viện tuyến trung ương. Tôi cũng định là sinh dịch vụ ở bệnh viện đó luôn. Mã hưởng của tôi là DN, mức hưởng là 80%. Xin luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp tôi như thế thì khi đi sinh dịch vụ có được hưởng BHYT hay không? Tôi có được hưởng trọn 80% chi phí hay không? Sinh con dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Phòng dịch vụ hiện nay là một trong những dịch vụ được lựa chọn rất nhiều mỗi khi người bệnh phải nằm lại điều trị tại bệnh viện bởi rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề sử dụng phòng dịch vụ xuất hiện rất nhiều những câu hỏi cần lời giải đáp. Sinh con dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé:
Căn cứ pháp lý:
Mục Lục
Bảo hiểm y tế là gì?
Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.
Theo đó, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng; không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bảo hiểm y tế được áp dụng với các đối tượng nhất định đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
Sinh con dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không
Mức hưởng bảo hiểm y tế mới được quy định thế nào?
Mức hưởng BHYT đúng tuyến
Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:
– 100% chi phí khám; chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
– 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí khám; chữa bệnh nếu là đối tượng khác.
Mức hưởng BHYT trái tuyến
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014; trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (Trước đây là 60%);
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Như vậy, năm 2021, nếu có thẻ BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.
Sinh con dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật BHYT 2014, người dân khi đi được hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
Đồng thời, theo Khoản 1 Điều 23 Luật BHYT về đối tượng không được hưởng BHYT, Ngân sách Nhà nước sẽ không chi trả thêm nếu như người dân đã được BHYT chi trả chi phí khi đi khám chữa bệnh, phụ hồi chức năng, khám thai định kỳ hay sinh con. Như vậy, khi đi sinh con, dù người dân đi sinh đúng tuyến tại bệnh viện đã đăng ký BHYT hay đi sinh dịch vụ tại các bệnh viện khác thì vẫn sẽ được hưởng quyền lợi BHYT tương ứng với mức hưởng của họ.
Trong trường hợp của bạn, nếu như bạn đi sinh dịch vụ, bạn vẫn sẽ được BHYT chi trả một phần chi phí. Chí phí mà bạn được hưởng sẽ được Luật BHYT điều chỉnh.
Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi sinh dịch vụ
Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2014 cũng quy định như sau:
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2019; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
Mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh, sinh con trái tuyến ở các tuyến sẽ có sự khác biệt. Trong trường hợp đi bệnh viện tuyến tỉnh thì mức hưởng của người dân là 100% mức hưởng của họ, còn với bệnh viện tuyến trung ương là 40% mức hưởng của họ.
Đối với trường hợp của bạn, với mức hưởng của bạn là 80% và bạn đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến huyện, khi bạn đi sinh con ở bệnh viện tuyến trung ương thì mức hưởng của bạn sẽ được tính như sau: Mức hưởng = 80% x 40% = 32%. Như vậy, khi đi sinh dịch vụ ở bệnh viện tuyến trung ương, mức hưởng của bạn là 32%.
Sinh con dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Sinh con dịch vụ có được thanh toán bảo hiểm không? Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng nào được hưởng 100% Bảo hiểm y tế?
Đối tượng được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc là những ai?
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 6 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
– Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
– Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Hồ sơ cấp lại BHYT bị mất gồm những gì?
Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế; cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ để nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Bộ hồ sơ phải đảm bảo đầy đủ các thành phần như:
– Đối với người tham gia bảo hiểm cần có tờ khai tham gia; điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã tham gia theo mẫu TK1 – TS.
– Đối với các đơn vị sử dụng người lao động khi nộp hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế; cho người lao động cần có bảng kê thông tin theo mẫu D01 – TS
Số lượng hồ sơ xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mà các bạn cần nộp là 1 bộ.
5/5 – (2 bình chọn)