Shop TIN 9/3: ‘Bố mấy thằng ranh con, biến đi, nhá!’

Thôi tôi nói thẳng với các ông, các ông muốn tồn tại thì các ông hãy tránh xa ra, báo Đô Thị rồi là báo nọ báo kia bốn thứ báo rồi đây này!! Ông muốn vào thì tôi cũng thẳng tay chơi với các ông luôn. Bố mấy thằng ranh con, biến đi, nhá!

1.

Nếu chỉ nghe đoạn ghi âm điện thoại giữa phóng viên báo Người đưa tin với Tiến sĩ Đinh Ngọc Hiện, lãnh đạo Đại học Thành Tây ( Hà Nội) mà chưa biết người trả lời điện thoại là ai thì tôi bảo đảm rằng 100% người nghe đều cho rằng đó là lời lẽ của kẻ hạ đẳng về văn hoá, nó vừa  thô tục, vừa bặm trợn, vừa kẻ cả, vừa đậm chất “xã hội đen”. Mà vấn đề có gì lớn lao lắm đâu, phóng viên từ phản ánh của người dân có trạm trộn trong khuôn viên trường gây tiếng ồn, gây bụi, bà con bất bình, nhà báo gọi điện nhã nhặn xin gặp thầy hiệu trưởng nắm tính hình, thế mà….:

Shop TIN 9/3:

Ông Hiện: Bây giờ thì thắc mắc cái gì, phản ánh cái gì?

PV: Vâng, bà con thì cũng thắc mắc về cái trạm trộn nằm trong…

Ông Hiện: Tôi nói với các ông nhá, ông nghe đây này. Rất nhiều báo đến đây, tôi cảnh báo các ông là các ông đừng chọc ngoáy, hiểu chưa? Chúng tôi làm là có pháp luật, không có thanh tra nó đi đến, xây dựng nó đi đến nó chém đầu chúng tôi, việc gì các ông phải chọc ngoáy, nhá? Mà tôi là thương binh đây này. Tôi nói cho ông biết, nhá, đã mấy báo đến đây định chọc rồi, trước tết, sau tết, đừng kiểu nói đểu nhá, rõ chưa? Ông có tin tôi bảo thằng … (ông Hiện gọi tên một vị lãnh đạo cấp cao – pv) nó chỉ xuống Tổng Biên Tập nhà ông đấy, rồi sẽ báo lên với tôi. Thôi…

PV: Dạ, chúng em chỉ muốn tìm hiểu thông tin một chút ấy mà.

Ông Hiện: Thôi, không vẽ ra nữa, muốn chọc ngoáy thì xuống Thành Tây, người ta làm chắc chắn một đống giấy, mẹ, không thì thanh tra, chánh tra các kiểu nó cắt cổ người ta làm không pháp luật, nhá!

PV: Dạ, tức là khu nhà mình…

Ông Hiện: Thôi tôi nói thẳng với các ông, các ông muốn tồn tại thì các ông hãy tránh xa ra, lấy cái điệu dạo đời, báo Đô Thị rồi là báo nọ báo kia bốn thứ báo rồi đây này!! Ông muốn vào thì tôi cũng thẳng tay chơi với các ông luôn. Bố mấy thằng ranh con, biến đi, nhá!

Tôi xin phẫn nộ bình luận như sau: Trước hết cái ông tiến sĩ Đinh Ngọc Hiện này không phải là Hiệu trưởng như Báo Người đưa tin viết, hiệu trưởng là Nhà giáo ưu tú, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hữu Khiển: (ảnh dưới)

Shop TIN 9/3:

Ông Hiện còn chức to hơn hiệu trưởng: Chủ tịch hội đồng quản trị. (Chủ tịch danh dự trường này là ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng).

Shop TIN 9/3:

Trong ngày nhậm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Thành Tây, tiến sĩ Đinh Ngọc Hiện còn được ông Vũ Khiêu tặng cho câu đối:

Shop TIN 9/3:

“Đại học Thành Tây mở rộng hiền tài cho Tổ Quốc/ Tinh thần Đại Việt sáng ngời nguyên khí hướng tương lai”.

Thôi, không bàn đến câu đối hay dở, cao thấp, tôi thì thấy chả hay, cũ, thường thôi.

Bàn là bàn cái nguyên cớ nhà báo gọi điện thoại xin gặp ông Hiện, là vì cái trạm trộn bê tông này nè:

Shop TIN 9/3:

Việc tìm hiểu và thái độ của nhà báo khi gọi điện thoại quá ư mềm mỏng, thậm chí tôi nghe còn bực mình vì cái sự mềm mỏng nhún nhường của nhà báo ấy.

Lạ chưa kìa, bên cái sự mềm mỏng phát bực lên ấy là những câu nói, từ ngữ, giọng lưỡi nó vượt tầm của một người biết đọc biết viết chứ đừng bàn gì xa xôi tới tiến sĩ tiếc siếc, lãnh đạo lãnh điếc của ông này.

Một, ông này quen hơi bị nhiều, quen tới mức gọi ông lãnh đạo cao cấp của nhà nước bằng thằng…thì cũng có số má rồi đây. Nhưng cấp dưới quen cấp trên là để làm việc, để dễ gặp gỡ hoặc thỉnh thị ý kiến, tốt thôi, rất bình thường, nhưng quen tới mức mang lãnh đạo ra doạ, xưng lãnh đạo bằng thằng thì cái ông tiến sĩ Hiện này quá hỗn láo, vô văn hoá.

Hai, trên tư cách lãnh đạo một trường Đại học mà ăn nói như thế, ứng xử như thế trong một ngữ cảnh khá ôn hoà và bình thường, thì ngộ nhỡ giáo viên, sinh viên có góp ý cho ông này điều gì chắc ông ta bóp nát luôn chứ chẳng chơi, kiểu người này không phải dùng mồm đâu, dùng cơ bắp để nói chuyện đấy.

Ba, đại biểu quốc hội Lê Văn Cuông nói:”“Tôi nghĩ rằng, văn hóa trong giao tiếp là rất quan trọng bởi vì nó thể hiện văn minh của một đất nước hoặc tư cách con người. Thầy giáo là đối tượng dạy người thì ngôn từ, cách giao tiếp càng phải đặt văn hóa lên hàng đầu. 

Trong trường hợp này, Hiệu trưởng một trường đại học sử dụng ngôn từ giao tiếp với phóng viên không được văn minh, lịch sự. Chúng ta cần xem xét tư cách của thầy giáo ấy”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá, đại biểu tỉnh Trà Vinh, Uỷ viên thường trực Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội thì cho rằng:  “Trong văn hóa ứng xử, chỉ cần người với người đã phải khiêm tốn, gặp nhau còn chào hỏi, người không quen biết còn phải lịch sự chứ đừng nói tới đó là giáo viên. Chúng ta đưa lên một tính cách, một hình ảnh như thế để cho xã hội bình luận xem tính cách của một nhà giáo như thế có xứng đáng không”

Bốn, sau chuyện này nếu tiến sĩ Hiện không công khai xin lỗi công chúng thì tôi nói thật, cái câu ông mắng nhà báo tôi nghe lại cứ nghĩ hình như có tiếng ai đó từ trên cao đang nói với ông này: “Bố thằng ranh con, biến đi, nhá!

Đọc thêm ở đây:

Tôi bảo thằng….chỉ xuống tổng biên tập báo ông đấy
Cần xem xét tư cách người thầy của ông tiến sĩ Đinh Ngọc Hiện

2.

Ai cũng biết trong hoạt động kinh doanh đấu thầu thuốc, lộ rất rõ lợi ích nhóm, nhưng mãi chả thấy thay đổi. Ý kiến này của Bí thư Đinh La Thăng nó không chỉ đúng, cần, phải thực hiện ngay mà nó dội một gáo nước lạnh thực sự vào những nhóm lợi ích đang thâu tóm: Bí thư Thành ủy TPHCM, đặt vấn đề: “Đấu thầu thuốc, trang thiết bị tại Sở Y tế hay đấu thầu ở bệnh viện thì người bệnh được lợi nhất? Việc quản lý kê toa thuốc như hiện nay có còn tình trạng ăn “hoa hồng” không? Đấu thầu tập trung liệu đã chọn được thuốc tốt, giá cả hợp lý chưa?”.

Shop TIN 9/3:

 

Trước những câu hỏi của Bí thư Thăng, một số ý kiến cho rằng, “tiền nào của đó”, thuốc chất lượng phải đi kèm với giá phù hợp chứ không thể có giá rẻ mà thuốc tốt được. Hiện tình trạng các bác sĩ bệnh viện né tránh không kê đơn thuốc bảo hiểm mà kê đơn thuốc ngoại giá cao để ăn “hoa hồng” đang diễn ra rất phổ biến khiến người dân mất quyền lợi bảo hiểm và phải mua thuốc với giá cao. Bộ Y tế cần có sự điều chỉnh trong Luật Dược với các điều khoản hạn chế tầng nấc trung gian từ sản xuất đến tay người bệnh, giảm tình trạng “hoa hồng” trong kê đơn, bán thuốc.Bí thư Đinh La Thăng đề nghị trả lại quyền tự chủ trong đấu thầu cho các bệnh viện. “Cơ quan quản lý phải có trách nhiệm phân cấp cho các bệnh viện tự chủ cho toàn quyền trong đấu thầu thuốc và thiết bị y tế, kể cả phân cấp về tài chính, cán bộ. Trừ một số loại thuốc cần thiết phải đấu thầu tập trung, còn lại các bệnh viện có thể tự đấu thầu, không nhất thiết phải bó buộc trong danh mục thầu của Sở. Cơ chế phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bệnh viện tự chủ, có thế mới mang lại quyền lợi cho người bệnh. Nhưng các bệnh viện tự chủ trong đấu thầu, nếu sai sót giám đốc phải chịu trách nhiệm”.
Đọc ở đây:Trả quyền tự chủ đấu thầu thuốc cho bệnh viện

3.

Thông tin này thì trân trọng gửi ra tỉnh uỷ Nghệ An về trường hợp của Phó giám đốc phấn khởi ăn nhậu ca hát mừng lên chức:

Shop TIN 9/3:

Đề cập cụ thể đến bữa tiệc khá hoành tráng chúc mừng ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Tỉnh ủy viên – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An nhậm chức, cử tri Luyện bức xúc: “Tiệc có băng rôn ghi dòng chữ UBND tỉnh Nghệ An/ Sở NN&PTNT và ghi chúc mừng tỉnh ủy viên… như thế phản cảm lắm. Như vậy dân sẽ không thể có niềm tin vào cán bộ được. Tôi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cách chức ngay vị phó giám đốc sở đó” – ông Luyện nói. Cử tri Luyện còn nêu ý kiến cán bộ phải thực hiện được nói đi đôi với làm.Thay mặt tổ đại biểu, ông Nguyễn Phước Lộc – Vụ trưởng Vụ đoàn thể Nhân dân (Ban Dân vận Trung ương) cho biết sẽ truyền đạt ý kiến của cử tri quận 5 đến diễn đàn Quốc hội và các cơ quan có liên quan.
Đọc ở đây: Đề nghị cách chức Phó giám đốc sở mở tiệc hoành tráng

4.

Một bài điều tra hay, phanh phui thêm một vụ án oan mới:

Shop TIN 9/3:

Sau 6 năm 5 tháng chấp hành hình phạt tù, ông Nguyễn Mạnh Hợp mới được ra tù hồi tháng 8/2015. Trong hành trình đi kêu oan của mình, ông Hợp được đại diện của một đơn vị (xin phép được dấu tên) có “nhã ý” bồi thường ông 3 tỷ đồng với điều kiện ông phải viết cam kết không được khởi kiện? Nhưng ông trả lời, ông không cần tiền mà cần danh dự!

Đọc chi tiết kỳ 1 ở đây: Bí ẩn nhã ý bồi thường 3 tỉ đồng

5.

Một nhóm cán bộ công an huyện đã bị người dân ghi âm, quay clip các cuộc nói chuyện gợi ý việc chung chi và nhận tiền để ‘chạy’ tại ngoại cho các nghi can trong một vụ đánh bạc. Khi biết bị lộ, một cán bộ công an huyện đã “vác” tiền đến nhà người tố cáo xin tha.

Shop TIN 9/3:

Tất cả các hành vi này đã bị người tố cáo làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng, yêu cầu khởi tố điều tra đối với các cán bộ công an về tội nhận hối lộ và đưa hối lộ.

 Đọc ở đây:  Công an bị dân tố nhận hối lộ

ĐỌC TỪ FACEBOOK:

*Long Tran:

Shop TIN 9/3:

BÀ NÓ NÀY—-

Bà có nhớ ngày xưa bà chải tóc
Tôi thường hay bắc ghế để giữa sân
Ngẩn tò te…tôi cứ đứng tần ngần
Rồi mê mải thả hồn vào suối ấy!

Hương bồ kết khiến hồn tôi run rẩy
Theo giấc mơ đưa mình đến bồng lai
Chiếc gối mây trải thêm suối tóc dài
Êm ,êm lắm ru tôi vào giấc ngủ!
…….!

Bấy nhiêu năm nhuộm sương trời lam lũ
Một tay bà nuôi nấng các con thơ
Đời trai trẻ đạp mòn bao dép lốp
Chợt hôm nay…nhìn mái tóc…thẫn thờ!

Tôi múc nước gội đầu cho bà nhé
Bồ kết thơm chẳng lấy lại ngày xưa
Nhưng là cả tình yêu dâng bà đó
Bà nó ơi…yêu biết mấy…cho vừa!

*Lê Đình Tiến: Một nỗi buồn man mác.Bài thơ đầu tiên của năm 2016. Gọi là khai bút các bác ạ.Shop TIN 9/3:
   *Nguyễn Trường Uy:Shop TIN 9/3:

Một nỗi buồn man mác.Bài thơ đầu tiên của năm 2016. Gọi là khai bút các bác ạ.

      Chúng ta đã biết Thủ tướng Campuchia Hun Sen tận dụng Facebook để quảng bá hình ảnh và tiếp xúc với dân như thế nào. Và đây là tin tức thú vị: Hun Sen kêu gọi người dân gửi khiếu nại hay tố giác tham nhũng bằng cách nhắn tin vào Facebook của ông.
Động thái này diễn ra sau khi thanh niên Chamroeun bị tù oan không biết kêu ở đâu, bạn gái anh ta quay video vô bình luận trên Facebook của Hun Sen. Hôm sau, Chamroeun được thả.
Theo chỉ đạo của Hun Sen, 7 bộ trong chính phủ đã lập các nhóm với 64 người chuyên theo dõi các bình luận trên trang Facebook của ông, nhằm phát hiện bức xúc của dân.
Trong bài phát biểu gần đây, Hun Sen nhắc tới vụ việc của Chamroeun và nhấn mạnh nếu không có Facebook, ông không thể phục vụ dân chúng một cách hiệu quả như vậy. “Tôi cần phải xử lý công việc một cách nhanh chóng”, ông nói.
Ngoài trường hợp của Chamroeun, thời gian qua Hun Sen đã giải quyết nhiều vấn đề mà ông nhận được qua Facebook như lệ phí thi đại học cao, sự không minh bạch về vấn đề thu phí đường bộ, quy định cấp bằng lái xe máy và thuế thừa kế.
Nhiều người cho rằng Hun Sen đang sử dụng Facebook để lắng nghe ý kiến từ dân chúng nhằm lấy lại lòng tin trước cuộc bầu cử năm 2018. Rõ ràng là áp lực từ dân đã buộc Hun Sen phải thay đổi, thân thiện với dân hơn.
Láng giềng của chúng ta đã có nhiều thay đổi như vậy.

Nguyễn Quang Vinh