Sau thu hoạch rơm rạ được tận dụng làm gì?

 

          Vào lúc gần cuối tháng Giêng đầu tháng hai âm lịch hàng năm thì nông dân bước vào thu hoạch vụ Đông xuân. Năm 2023 lúa được trúng giá ngoài việc thu lợi nhuận từ lúa thì rơm rạ cũng là nguồn thu nhập phụ mang thêm lợi nhuận cho nông dân.

          Ngày xưa thì rơm rạ được coi như một phế phẩm nông nghiệp, sau khi thu hoạch xong thì nông dân sẽ đốt hết phần rơm rạ khô như vậy lượng khói thải ra môi trường  rất lớn sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, dễ dẫn đến nạn biến đổi khí hậu. Ngày nay thì rơm rạ được xem như là một nguồn nguyên liệu chủ yếu mang thêm lợi nhuận. Nông dân sau khi thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp thì gốc và thân cây lúa là rơm rạ được phơi khô tại chỗ. Khi khô sẽ được máy cuộn rơm cuộn lại thành từng cuộn tròn để dễ dàng vận chuyển với giá bán mỗi cuộn rơm là 20.000 đồng/ cuộn  thì nông dân sẽ thu thêm khoảng  3 – 4 triệu đồng trên một héc ta.

 

 Rơm rạ được cuộn lại để dể vận chuyển

          Các cuộn rơm dùng để dự trữ nuôi bò vì trong đó có thành phần chủ yếu là xenlulozơ  tăng dinh dưỡng cho chúng. Có thể dùng để ủ phân trồng rau màu giúp cái hạn chế được sâu bệnh. Dùng rơm rạ chất thành giồng để trồng nấm rơm thì nấm sẽ lấy chất dinh dưỡng từ đó để tăng trưởng, hạn chế được việc bón phân hữu cơ. Ngoài ra vào dịp Tết thì rơm còn được quấn thành những chiếc vòng xinh xắn làm đế chưng dưa hấu, dừa, bưởi,… Ở một số nước tiên tiến còn sử dụng rơm rạ vào ngành công nghiệp chế tạo nhiên liệu sinh học, vật liệu xây dựng, nhựa sinh học … Từ một phế phẩm của ngành nông nghiệp giờ đây rơm rạ đã trở thành nguyên liệu có giá trị không những giúp nông dân sinh thêm lợi nhuận mà còn tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích cho con người.

 

Rơm rạ được dự trữ làm thức ăn trong chăn nuôi bò

 

 

                                              Bài, ảnh:T.Hạnh