Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thì ai sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho cán bộ công chức cấp xã?
Cán bộ công chức cấp xã có thuộc đối tượng được tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh hay không? Nếu thuộc đối tượng bồi dưỡng thì sau khi hoàn thành chương trình thì ai sẽ là người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho cán bộ công chức? Câu hỏi của anh Long từ Hà Giang
Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh có bao gồm cán bộ công chức cấp xã hay không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 13/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng được tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc và an ninh như sau:
Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
…
đ) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã quyết định triệu tập cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (gọi chung là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
…
Đối tượng quy định tại các Điểm d, đ và e Khoản này gọi là đối tượng 4;
…
Theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã quyết định triệu tập cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (gọi chung là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam để tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Như vậy, cán bộ công chức cấp xã thuộc một trong những đối tượng phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (Hình từ Internet)
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ công chức cấp xã là cơ sở nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 13/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP) quy định về cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh như sau:
Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
1. Học viện Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1.
2. Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội của trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội; trường quân sự quân khu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu; Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội
3. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 như sau:
a) Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
b) Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
c) Đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) do Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh tại trung đoàn khung thường trực hoặc trung đoàn bộ binh, trung tâm huấn luyện dự bị động viên thuộc tỉnh, thành phố
4. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tham mưu cho Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cùng cấp tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn, theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội của trung ương, của tỉnh có trụ sở trên địa bàn huyện, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền quản lý theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt
5. Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quy định địa điểm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
7. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
Theo đó Cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội của trung ương, của tỉnh có trụ sở trên địa bàn huyện, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã sẽ tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ công chức cấp xã thuộc quyền quản lý theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thì ai sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho cán bộ công chức cấp xã?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 13/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 139/2020/NĐ-CP) quy định về việc cấp giấy chứng nhận cho hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ công chức cấp xã như sau:
Mẫu giấy chứng nhận và quản lý giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
…
2. Quản lý giấy chứng nhận
..
đ) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Hiệu trưởng Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn.
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã
…
Như vậy, đối với cán bộ công chức cấp xã hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp giấy chứng nhận cho cán bộ công chức.