Sao chép tác phẩm tạo hình có cần sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm không? Những tác phẩm tạo hình sao chép không được chứa nội dung gì?


Tôi có câu hỏi thắc mắc là sao chép tác phẩm tạo hình có cần sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm không? Những tác phẩm tạo hình sao chép không được chứa nội dung gì? Câu hỏi của anh Quang Minh đến từ Đồng Nai.

Sao chép tác phẩm tạo hình có cần sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình ban hành kèm theo Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT, có quy định như sau:

1. Sao chép tác phẩm mà chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm bằng văn bản (trừ trường hợp chủ sở hữu tác phẩm với người sao chép có thỏa thuận khác). Trường hợp sao chép tác phẩm của tác giả đã qua đời trên 50 năm thì không phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm đó.

2. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đồng ý cho nhiều tổ chức, cá nhân được sao chép tác phẩm của mình.

3. Sao chép tác phẩm của chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Như vậy, theo quy định trên thì sao chép tác phẩm tạo hình mà chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tác phẩm bằng văn bản (trừ trường hợp chủ sở hữu tác phẩm với người sao chép có thỏa thuận khác), trường hợp sao chép tác phẩm của tác giả đã qua đời trên 50 năm thì không phải xin phép chủ sở hữu tác phẩm đó.

Tác phẩm tạo hình

Tác phẩm tạo hình (Hình từ Internet)

Bản sao chép tác phẩm tạo hình có cần ghi là bản sao không?

Căn cứ tại Điều 9 Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình ban hành kèm theo Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT, có quy định như sau:

Bản sao chép tác phẩm tạo hình phải ghi ở phía sau các thông tin sau đây: chữ “bản sao” và tên tác giả, tên tác phẩm, chất liệu tác phẩm gốc, năm sáng tác (nếu có), tên người sao chép, kích thước bản sao chép

Như vậy, theo quy định trên thì bản sao chép tác phẩm tạo hình phải ghi ở phía sau các thông tin sau đây: chữ “bản sao” và tên tác giả, tên tác phẩm, chất liệu tác phẩm gốc, năm sáng tác (nếu có), tên người sao chép, kích thước bản sao chép.

Kích thước bản sao chép tác phẩm tạo hình có được bằng kích thước tác phẩm gốc không?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình ban hành kèm theo Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT, có quy định như sau:

Bản sao chép phải có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm gốc, trừ trường hợp sao chép bằng khuôn đúc hoặc khuôn in. Bản sao chép phải giữ đúng nội dung, hình thức như tác phẩm gốc.

Theo quy định trên thì bản sao chép phải có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn tác phẩm gốc, trừ trường hợp sao chép bằng khuôn đúc hoặc khuôn in. Bản sao chép phải giữ đúng nội dung, hình thức như tác phẩm gốc.

Như vậy, thì theo đó kích thước bản sao chép bằng tác phẩm tạo hình bằng kích thước tác phẩm gốc khi được chép bằng khuôn đúc và khuôn in.

Những tác phẩm tạo hình sao chép không được chứa nội dung gì?

Căn cứ tại Điều 11 Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình ban hành kèm theo Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT, có quy định như sau:

Những tác phẩm tạo hình có nội dung sau đây không được phép sao chép:

1. Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.

2. Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục dân tộc.

3. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Như vậy, theo quy định thì những tác phẩm tạo hình sao chép không được chứa những nội dung sau:

– Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

– Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục dân tộc;

– Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.

– Tác phẩm tạo hình Chủ tịch Hồ Chí Minh có được sao chép không

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh có được sử dụng làm bản tác phẩm tạo hình để sao chép không?

Căn cứ tại Điều 10 Quy chế sao chép tác phẩm tạo hình ban hành kèm theo Quyết định 17/2004/QĐ-BVHTT, có quy định như sau:

Sao chép tranh tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh

1. Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được Sở Văn hóa – Thông tin hoặc Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh (Bộ Văn hóa – Thông tin) duyệt và cho phép mới được sử dụng làm bản mẫu để sao chép nhằm mục đích kinh doanh hoặc dùng đặt ở nơi công cộng.

2. Bản sao chép tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh để sử dụng ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa – Thông tin hoặc Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh (Bộ Văn hóa – Thông tin) thẩm định và cho phép mới được sử dụng.

3. Cơ sở sao chép, trưng bầy, bán tranh, tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thể hiện sự tôn kính đối với lãnh tụ được đặt ở vị trí riêng trang trọng.

Như vậy, theo quy định trên thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được sử dụng làm bản tác phẩm tạo hình để sao chép nhằm mục đích kinh doanh hoặc dùng đặt ở nơi công cộng thì phải được Sở Văn hóa – Thông tin hoặc Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh (Bộ Văn hóa – Thông tin) duyệt và cho phép.