Sao Bạch Hổ

Sao: BẠCH HỔ

Hành: Kim

V: Dần, Dậu

Đ: Tý, Ngọ

H: Tuất

Sao này là Kim ở Mệnh mà ở cung Dậu thì tốt lắm, nếu ở các cung khác thì hay có chứng yếu đau vặt. Đại, tiểu hạn gặp thì hay ốm đau, nếu hạn gặp Riêu và Hổ phòng ác thú cắn – nếu gặp Đà, Kình, Kỵ thì phòng chó dại cắn, – nếu Mệnh ở Dần, Ngọ có Bạch hổ lại gặp sao xấu như là Không, Kiếp, Sát, Hình hãm địa mà đại, tiểu hạn gặp thì hổ cắn chết, nếu ngộ Tuần, Triệt thì giải được – Mệnh ở Tị mà gặp các sao ấy thì rắn cắn – ở cung Tuất thì chó cắn, – nếu ở Điền Tài mà ở Tuất thì lại tốt, tức là chó trắng giữ nhà và của, nếu Bạch hổ lạc hãm ngộ Thái Dương, Không, Kiếp, Kình, Đà ở dưới đất chỗ nhà mình ở có hòn đá chôn thành tinh hoặc có cốt người chết chôn ở đấy.

– Bạch hổ tọa Kim Mệnh = trai 2 đời vợ, gái 2 đời chồng.

– Hổ ngộ Kình = anh hùng mưu trí.

– Bạch hổ cư Dậu = tốt, các cung khác hay yếu đau.

– Bạch hổ, Thiên khốc đồng cung tại Tị, Ngọ = tiền bần hậu phú.

– Hổ, Tham tọa Mệnh tại Tuất = bị hại về thú dữ.

– Hổ, Tang Nam Mệnh = có tài

– Hổ, Diêu Nữ Mệnh = nhiều điều sầu tư

– Hổ, Tang, Khốc = thương người hại của, làm ơn nên oán.

THÊ:

cưới chạy tang. – có tang chồng hay vợ hoặc ly thân, ly hôn. – ở góa (nếu Phúc, Mệnh, Thân xấu) – lấy vợ hay chồng có tật, mù lòa, què gãy mới tránh được hình khắc, chia ly.

BÀO:

thường mất anh chị em

– Tang Hổ Trực Tuế: anh chị em bất hòa.

– Tang, Mã: anh chị em ly tán.

QUAN

– Hổ, Tấu (hổ đội hòm sắt): văn học làm nên.

TƯ:

– Hổ ngộ Tang, Mộc, Kiếp, Sát = đẻ con thiếu tháng, hoặc chân tay thừa ngón.

– Số đàn bà có Hổ, Thai: đẻ con thiếu tháng.

– Hổ, Tang, Không, Kiếp = trước phải có vài ba đứa con chết non mới nuôi được.

– Hổ, Kình, Sát = không con. – gặp Thai: sẩy thai, con chết non. – gặp Không, Kiếp, Thai: có thể phá thai. – nếu thêm Hình: có mổ xẻ lúc sanh nở con chết trong bụng mẹ, khó đẻ, phá thai.

TẬT ÁCH

– Bạch Hổ = có bệnh huyết hư.

– Hổ ngộ Thiên riêu hay Tham lang = thú dữ cắn chết.

– Hổ ngộ Đà la, Kình dương = chó dại cắn.

– Hổ, Phúc = bị đi đày.

PHÚC

– Gặp Bạch Hổ coi về mồ mả thì tức là có đá trắng bên mồ; nếu 2 bên CUNG PHÚC có Thanh Long, Bạch Hổ và Hoa cái, Thiên mã thì mả phát lớn; 2 bên chỉ có Long, Hổ thôi thì phát nhỏ. Trái lại nếu gặp Bạch, Tang, Kỵ, Kiếp thì suy.

PHỤ MẪU

– Bạch hổ, Tang môn thì con khắc cha. Hạn mà gặp Bạch hổ, Phục binh thì có tai họa. Hổ ngộ Tang có sự đau thương tang chế.

HẠN

– Bạch, Mộ, Phục cùng Hình, Phi, Bệnh, Hao, Không, Kiếp, Suy, Phú (Quan phù, Quan phủ) Tử, Kỷ = chết vì hình phạt, tù tội.

– Hổ ngộ Kiếp, Hình = ngã đau. Hổ, Khốc = bị chó cắn.

– Hổ, Tang, Điếu = có tang (nếu hạn ở CUNG THÊ thì vợ chết)

Có tang trong các trường hợp sau:

– Tang Mã Khốc Hư hay Tang Quả Khốc hư.

– Tang Hổ Bạch, Khách.

– Gặp Lưu Tang, Lưu Hổ, Lưu Khốc, Lưu Hư (có nhiều tang liên tiếp, có đại tang).

Bị ác thú cắn nếu gặp:

– Hổ Riêu hay Hổ Đà Kỵ Nhật

– Hổ Đà Hình hay Hổ Khốc Riêu

– Hổ ở Dần, Kiếp ở Tuất.

Bị kiện tụng, khẩu thiệt, ốm đau nếu gặp:

– Hổ, Phục.

– Hổ, Tuế, Phù, Phủ

Đại, Tiểu Hạn cần lưu ý xem kỷ Tang Hổ và Lưu Tang, Lưu Hổ. Nếu đồng cung thì sự hung hiểm càng nhiều.

1. Ý NGHĨA CÔNG DANH, TÀI LỘC, PHÚC THỌ

Đắc địa nam Mệnh thường hiển đạt về chính trị nếu được võ tinh đi kèm.

Nhưng về phúc thọ, Tang Hổ thủ Mệnh, dù đắc địa, cũng bị mồ côi sớm, có khi mất lọt lòng mẹ. Riêng phái nữ thì gia đạo, hôn nhân thường bị trắc trở, phải muôn chồng, góa bụa hoặc đau khổ ưu phiền vì chồng con. Đây là 2 sao bất lợi nhất cho đại gia đình (mồ côi) và tiểu gia đình (xung khắc, ly cách). Mặt khác, vì Tang Hổ cũng bất lợi cho sự sinh nở cho nên, nữ Mệnh có thể bị nguy hiểm tánh mạng vì sinh đẻ – hoặc mình chết, hoặc con chết – hoặc phải đau yếu tử cung, hư thai, dù có sinh con cũng hết sức khó nuôi.

Vì vậy, tang Hổ bất lợi cho cả cha mẹ gia đạo và con cái, chưa Kể ảnh hưởng xấu đối với chính mình về mặt tâm lý, tính tình, vận số.

Đặc biệt đi với sát tinh thì tai hại rất nhiều và ảnh hưởng đến nhiều phương diện, cụ thể như:

– khổ cực, cô độc.

– khắc vợ, chồng, góa bụa, cô đơn.

– bị bắt bớ, giam cầm.

– bị bệnh tật trầm kha.

– bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.

– yểu tử.

Phải cần sao giải mạnh mới chế giảm được bất lợi đó.

2. Ý NGHĨA CỦA TANG HỔ VÀ MỘT SỐ SAO KHÁC

a) NHỮNG BỘ SAO TỐT:

– Hổ, Tấu: cả hai sao này hợp nghĩa nhau về khoa ngôn ngữ, tài hùng biện. Đây là người có khả năng diễn thuyết hùng hồn, lời lẽ lưu loát và khích động, có sức quyến rũ bằng ngôn gnữ rất sâu sắc. Các chính khách, ứng viên tranh cử, giáo sư, quan tòa, luật sư rất cần đến bộ sao này. Nếu đi chung với các sao hùng biện khác như Lưu Hà, Khốc, Hư, Văn xương, Văn Khúc thì tài hùng biện đạt mức quốc tế. Do đó, có ý nghĩa phụ nhưng không kém quan trọng là là sự hiển đạt vì khoa cử (thi đỗ cao), về công danh (có chức phận lớn, được nhiều người biết tiếng), về khả năng tâm lý chiến (huy động quần chúng, vận động tinh thần).

– Hổ Phi đồng cung (gọi là hổ mọc cánh): chủ sự vui vẻ, nhanh nhẹn, tháo vát, cũng lợi ích cho việc thi cử, cầu danh, đạt quyền chức, may mắn nói chung.

– Hổ, Cát, Long, Phượng (gọi là Tứ Linh): cũng rất hiển đạt về uy danh, sự nghiệp, uy tín,

khoa giáp.

– Hổ Kinh hay Hổ Hình đồng cung hay hợp chiếu: người có chí khí hiên ngang, có mưu lược, có tài quyền biến, rất đắc lợi về võ nghiệp và văn nghiệp.

– Hổ ở Dần (gọi là hổ cư hổ vị): ví như cọp ở rừng núi, có thể vùng vẫy tung hoành như ý muốn. Có nghĩa như gặp được thời, gặp vận hội may mắn, có thể phát huy tài năng, đạt chức quyền cao. Vị trí này rất hợp với 2 tuổi Giáp và Kỷ, thường lỗi lạc về võ nghiệp, lưu danh hậu thế. Rất độc với tuổi Bính, Mậu.

b) NHỮNG BỘ SAO XẤU:

– Hổ Tham: bị thú dữ cắn chết.

– Tang, Hổ, Điếu, Bình (gọi là tứ Hung): rất độc, báo hiệu cho tang tóc, tai nạn chết người, họa lớn. Nếu có Thiên Đồng thì hóa giải được.

– Tang Hổ gặp Lưu Tang, Lưu Hổ: tang tốc liên tiếp, ưu phiền rất nặng, tai họa khủng khiếp.

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)