Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi

Bạn đang xem tài liệu “Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

gian nghiên cứu năm học 2020-2021 
 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi. 
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 
1. THUẬN LỢI KHÓ KHĂN: 
1.1. Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao với công tác 
chuyên môn. Luôn có sự đầu tư và bồi dưỡng cho chuyên môn. 
- Trẻ đã học qua lớp nhà nhà trẻ nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. 
Trẻ mạnh dạn ham học hỏi và thích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ. 
- Giáo viên đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình tâm huyết với 
nghề. 
1.2. Khó khăn: 
- Trường nhỏ, xa trung tâm thành phố, trẻ ít được giao lưu tham gia các 
hoạt động như tham quan, dã ngoại, vui chơi 
- Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn 
- Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm đến con em mình, luôn muốn con 
mình được học chữ, học số, học những kiến thức cơ bản, coi nhẹ việc giáo dục 
kĩ năng sống 
2. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU: 
- Kỹ năng sống là gì? Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh 
cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. 
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm 
trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
4 /18 
- Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em phải hết sức đơn giản và gần 
gũi với trẻ. 
- Chúng ta dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là chúng ta dạy trẻ biết sự hợp 
tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. 
- Trẻ sẽ học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác 
trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của 
mình trong nhóm bạn. 
- Và điều quan trọng và chúng ta mong muốn là sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy 
tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới qua việc phát triển các kỹ năng cho trẻ. 
Nếu chỉ suy ngẫm và trò chuyện thôi thì chưa đủ, cần có các kỹ năng ứng dụng 
vào thực tế. Ngày nay trẻ cần được trải nghiệm, hiểu kết quả của hành vi ứng xử 
và muốn chủ động đưa ra những quyết định có sức ảnh hưởng lớn. 
3. NHỮNG BIỆN PHÁP: 
3.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch 
Ngay từ đầu năm học tôi đã dự thảo xây dựng lập kế hoạch dạy kĩ năng 
sống cho trẻ. Cụ thể: 
Tháng 9, 10: Dạy trẻ kĩ năng vệ sinh 
Tháng 11, 12: Dạy trẻ kĩ năng xử lý các tình huống trong trường hợp khẩn cấp 
Tháng 1, 2: Dạy trẻ kĩ năng giao tiếp ứng xử 
Tháng 3: Dạy trẻ kĩ năng hợp tác chia sẻ 
Tháng 4, 5: Dạy trẻ thích nghi với môi trường sống 
Đối với trẻ mầm non, rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn luyện kỹ năng ứng 
xử hợp lý các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc sinh 
hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng 
phòng chống tai nạn, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá . 
Một trong những kỹ năng đó là kỹ năng phòng chống tai nạn, biết tự bảo 
vệ mình vô cùng cần thiết. Ngay từ nhỏ, trẻ cần được giáo dục kỹ năng ứng biến 
khi gặp các tình huống khó khăn. Đó chính là những kỹ năng mà trẻ cần được 
trang bị để đề phòng bất trắc xảy ra. 
Với trẻ mẫu giáo bé, trẻ còn nhỏ tuổi, kinh nghiệm sống chưa có nên kỹ 
năng phòng chống tai nạn ở trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa nhận thức được mối nguy 
hiểm xảy ra xung quanh trẻ và cách nhận biết, phòng tránh và xử lý cho phù 
hợp. 
Chính vì vậy, với nội dung này, ngay từ đầu năm học cùng với giáo viên 
trong lớp, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu đưa ra những nguy cơ cụ thể có thể xảy ra 
mất an toàn với trẻ và đưa vào dạy trẻ ở mọi thời điểm trong ngày. 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
5 /18 
Khi đã đưa ra được những nội dung phù hợp với trẻ thì việc lựa chọn 
phương pháp, biện pháp để chuyển tải đến trẻ đạt hiệu quả tối ưu nhất cũng rất 
quan trọng. 
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là tư duy trực quan 
hình tượng, những kiến thức giáo dục cho trẻ phải cụ thể, gần gũi dễ hiểu đối 
với trẻ. 
3.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ kĩ năng sống thông qua các hoạt động học 
 Trước đây, với những nội dung dạy trẻ nhận biết một số nguy cơ không 
an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên thường giáo dục trẻ với những lời dặn 
dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung các bài thơ, câu chuyện, bài hát có 
nội dung giáo dục dạy trẻ. Song trên thực tế, trong chương trình có rất ít bài hát, 
bài thơ, câu chuyện có nội dung đó. Vì vậy, trong năm học này, tôi nghiên cứu 
lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra đưa ra những tình huống cụ 
thể để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn, biết cách 
suy nghĩ và giải quyết . 
Ví dụ, Trước đây, thông qua câu chuyện “Thỏ con không vâng lời” hoặc 
nội dung bài hát “Đàn Vịt con” chúng tôi chỉ dùng lời giáo dục trẻ: “Khi đi 
công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được 
chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may xảy ra sẽ phải xử 
lý như thế nào. 
3.2.1: Hoạt động khám phá 
Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu quả. 
Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ 
không hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì 
phải làm thế nào. Do đó trong năm học này tôi đã đưa vào tiết học khám phá là 
cách xử lý tình huống “Bé làm gì khi bị lạc” 
Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. 
Lắng nghe ý kiến của trẻ, cho trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của mình, gợi 
mở cho trẻ bằng các câu hỏi: 
 - Cho trẻ xem video bạn nhỏ đi siêu thị, bạn chạy lung tung 
Phương án 1: Khóc nhè 
+ Đố các con chuyện gì sẽ xảy ra? 
+ Khi khóc nhè điều gì sẽ xảy ra? 
Khi bị lạc khóc nhè không giúp chúng ta tìm được mẹ mà sẽ tạo cơ hội 
cho người lạ, người xấu bắt cóc. Vậy nên các con phải thật bình tĩnh, không 
khóc nhè 
Phương án 2: Chạy đi tìm mẹ, nghe theo người lạ 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
6 /18 
- Theo con chạy đi tìm mẹ trong siêu thị rộng lớn có giúp chúng mình tìm 
được mẹ không? ( Cho trẻ xem video chạy đi tìm mẹ ) 
- Bạn có tìm được mẹ không? 
- Ai đã đến giúp bạn? 
- Người lạ đã làm gì? (Bắt cóc) 
Khi bị lạc mẹ các con phải thật bình tĩnh, không khóc nhè, không chạy 
lung tung. Không đi theo người lạ, người xấu sẽ dụ dỗ, bắt cóc rất nguy hiểm 
Phương án 3: Gọi to tên mẹ 
Nếu là cô cô sẽ đứng im một chỗ gọi to tên mẹ 
- Vì sao cô goi to tên mẹ? 
Vây khi bị lạc các con phải thật bình tĩnh, đứng im một chỗ, gọi to tên mẹ 
để mẹ nghe thấy đến đón chúng mình 
Phương án 4: Tìm người đáng tin như cô nhân viên, chú bảo vệ 
- Siêu thị là nơi rất đông người làm sao con biết đâu là cô nhân viên, chú 
bảo vệ? 
- Gặp cô nhân viên, chú bảo vệ con sẽ nói gì? 
- Con có nhớ số điện thoại của bố mẹ con không? 
- Đọc cho cô và các bạn cùng nghe? 
- Các con cùng xem với cách này bạn nhỏ có tìm được mẹ không nhé? 
(Cho trẻ xem video gặp mẹ ) 
- Bạn có tìm được mẹ không? 
Khi bị lạc trong siêu thị cần tìm gặp cô nhân viên, chú bảo vệ. Nhớ địa chỉ 
nhà, tên bố mẹ, số điện thoại của bố mẹ để gọi cho bố mẹ. 
* Xử lý khi bị lạc trong bệnh viên 
- Khi bị lạc trong bệnh viện con sẽ làm gì? 
Khi bị lạc trong bệnh viện các con cần tìm gặp cô y tá, bác sĩ nhờ bác gọi 
điện thoại cho bố mẹ đến đón. 
* Xử lý khi bị lạc ở chợ 
- Nếu lạc ở chợ con phải làm gì? ( Mời trẻ đóng vai ) 
- Nếu bị lạc ở chợ các con nhớ tìm gặp cô bán hàng hoặc người quen biết 
và nhớ số điện thoại của bố mẹ, nói tên bố mẹ cho cô bán hàng nhờ cô bán hàng 
gọi điện cho bố mẹ đến đón. 
* Lạc trên đường phố 
- Khi bị lạc ở đường phố bạn nhỏ đã tìm gặp ai? 
Cho trẻ vận động bài “Lạc đường hỏi chú công an” 
Cho trẻ chơi trò chơi 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
7 /18 
Cô đưa ra câu hỏi và các phương án trả lời. Trẻ chọn phương án đúng giơ 
lên. 
Tôi đưa tình huống trẻ biết tránh những mối nguy hiểm khác như: 
“Nếu con đang ở nhà một mình, có người đến gọi mở cửa con sẽ làm gì ? 
Tôi cho trẻ nói suy nghĩ, cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận 
với trẻ tôi gợi mở: cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy 
trộm đồ của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là 
người quen biết với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó 
cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này: 
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, người 
thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, còn 
nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ. 
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi 
nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng 
cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra. Tôi 
đã đưa tình huống: 
“ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó bé sẽ phải làm thế nào?” 
Qua tình huống này tôi dạy trẻ: 
Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, 
Hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quang có thể nghe thấy. 
Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm. 
 Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho 
trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình đã có để tìm 
cách giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, 
đó cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ. Thông qua hoạt động đó cũng 
giúp trẻ có sự tư duy lô gích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ 
có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. 
3.2.2: Hoạt động giáo dục thể chất 
- Cô dạy trẻ biết các kĩ năng vận động, biết siêng năng rèn luyện để cơ thể 
khỏe mạnh, trẻ biết trong khi tập không chen lẫn, xô đẩy nhau. 
3.2.3: Hoạt động tạo hình “Vẽ ngôi nhà của bé” 
Cô giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết quét dọn nhà của 
sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng 
3.2.4: Hoạt động văn học: Qua câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ” 
Cô đàm thoại cùng trẻ: 
+ Bác Gấu Đen đi đâu? Trời lúc này như thế nào? 
+ Bác đến nhà bạn nào xin trú nhờ? Thái độ của thỏ nâu như thế nào 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
8 /18 
+ Sau đó bác lại đến nhà bạn nào? 
+ Thỏ trắng có cho bác gấu đen vào trú nhờ k? Thái độ của bạn thỏ trắng 
với bác gấu như thế nào? 
+ Đêm hôm đó chuyện gì đã sảy ra với bạn thỏ nâu? 
+ Ai đã giúp thỏ nâu dựng lại nhà? Thỏ nâu cảm thấy như thế nào? 
+ Thế các con thì sao? Khi gặp những người khó khăn, cần mình giúp đỡ 
thì các các con sẽ như thế nào? 
Cô giáo dục trẻ phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau khi gặp khó 
khăn 
3.2.5: Hoạt động âm nhạc qua bài “Chào hỏi” 
 Qua bài hát này giáo dục trẻ biết khi về nhà chào ông bà, bố mẹ, khi đến 
lớp chào cô, chào các bạn, ra đường biết chào người lớn 
3.2.6: Hoạt động giao tiếp ứng xử thông qua giờ đón trả trẻ 
Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường, trẻ dễ được tiếp cận 
những gì mà cô giáo, người lớn, bạn bè đã làm. Giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần 
và chuẩn mực trong cách xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ chào thưa lễ 
phép với cô và bố mẹ. 
Tôi luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ và những hạn chế 
của trẻ để phụ huynh nắm bắt kịp thời và tiếp tục rèn luyện cho trẻ ở nhà. Đối 
với những trẻ giáo viên cần lưu ý hơn đó là trẻ có thể lực yếu, suy dinh dưỡng, 
trẻ thụ động, trẻ hay nghịch thì tôi luôn đến tận nhà để trực tiếp gặp gia đình của 
cháu để trao đổi về thực trạng của cháu và cùng với gia đình trẻ có biện pháp 
giúp đỡ trẻ tốt hơn. Những cử chỉ và việc làm tốt của trẻ ở trường và ở gia đình 
tôi thường nêu ra và tuyên dương trẻ đó trước lớp trong giờ nêu gương để trẻ 
khác cùng học tập. Qua thời gian rèn luyện trẻ lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt như 
mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, xưng hô lễ phép, thân thiện. 
3.2.7: Hoạt động vệ sinh thông qua việc giáo dục kĩ năng vệ sinh 
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo bé làm quen 
trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến 
thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành, chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm 
tòi học hỏi các tài liệu có liên quan để nghiên cứu, qua tài liệu tôi đã tiếp thu 
được quy trình rửa tay, rửa mặt và áp dụng vào dạy trẻ. 
- Quy trình rửa mặt thông qua bài thơ: “Bé tập rửa mặt” 
Một tay chẳng làm được Mắt bé nhìn chăm chăm 
Bé phải lau hai tay Kìa cô khen bé g 
Bắt đầu từ mắt này (Nguyễn Thị Lành ) 
 Lau từ trong ra nhé 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
9 /18 
Nhích khăn lên các bé 
Lau sống mũi xuống đi 
Sau đó đến cái gì 
Cái miệng xinh của bé 
Cô cất giọng nhỏ nhẹ 
Làm thế nào nữa đây? 
Bé gấp đôi khăn ngay 
Lau hai bên má đỏ 
Gấp đôi một lần nữa 
Lau cái cổ cái cằm 
Trong giờ đón trẻ tôi thường trò chuyện với trẻ về công việc hàng ngày 
sau mỗi buổi sáng ngủ dậy: Bé làm những gì? Vì sao phải làm như thế? Và làm 
như thế nào? Trẻ chia sẻ những ý kiến của mình và cô nhắc nhở trẻ làm đúng. 
Không quên dặn trẻ cách vệ sinh cá nhân như: Cắt móng tay, móng chân, rửa tay 
thường xuyên dưới vòi nước sạch. 
3.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ kĩ năng sống thông qua hoạt động vui chơi 
3.3.1: Rèn kĩ năng hợp tác chia sẻ thông qua hoạt động góc 
Trò chuyện với trẻ có thể sử dụng câu hỏi như “Con và bạn đã cùng nhau 
làm gì? Trò chơi nào con thích hơn khi có bạn cùng chơi? Tại sao con phải hợp 
tác với bạn, một mình con có làm được việc này không? Điều gì con cảm thấy 
vui hơn khi hợp tác cùng bạn?” Thông qua việc trò chuyện giúp trẻ hiểu hợp tác 
là có nhiều người cùng thực hiện một việc gì đó, cùng vui thích khi làm việc 
Kĩ năng sống là phương pháp học mà chơi, chơi mà học 
Thông qua giáo dục trực quan trên thiết bị hiện đại, những bài học về tinh 
thần đồng đội, giao tiếp, thuyết trình, tư duy được khái quát bằng hình ảnh, ngôn 
từ có vần điệu, những bài đồng dao, ca dao phù hợp với chủ đề được đưa vào để 
trẻ dễ dàng tiếp thu trong quả trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên đóng vai trò 
là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy khả năng, thế mạnh của mình, từ đó phát triển 
những ứng xử tích cực, tự tin xử lý các tình huống. 
Dạy trẻ kĩ năng sống không phải gò ép trong các tiết học chính thức mà 
phải kết hợp qua các hoạt động vui chơi của trẻ 
Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt 
động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau 
trong xã hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. 
Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ 
thể hiện qua họat động vui chơi. Chính vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
10 /18 
tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết, cũng như quan sát những 
điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà trẻ đã có. 
Ví dụ: Ở góc “Gia đình”, khi tôi đóng giả một người lạ đến gõ cửa khi trẻ ở 
nhà một mình, thì trẻ biết nhắc nhau “Đừng mở cửa , phải đợi bố mẹ về đã”. 
Hoặc tôi cho trẻ ở nhóm gia đình cùng đi siêu thị và đưa ra tình huống: 
“Con bị lạc bố mẹ ở siêu thị” thì trẻ biết ra nhờ cô bán hàng gọi điện thoại cho 
bố mẹ, cháu đóng vai người bán hàng cũng nhắc trẻ: Cháu chờ ở đây với cô đợi 
bố mẹ đón. 
Tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé: Đi cùng cô để cô dắt về 
với mẹ. 
 Các trẻ trong nhóm đã nhắc nhau: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc 
đấy”. 
Hoặc với trò chơi “Đi ô tô” tôi cũng chú ý xem cách thể hiện của trẻ để có 
những gợi mở kịp thời như: Các bác đã thắt dây an toàn chưa, đừng thò đầu, thò 
tay ra ngoài khi xe đang chạy nhé. 
-Với nhóm “ Nấu ăn” , tôi cũng lưu ý đến những thao tác mà trẻ mà trẻ 
thể hiện vai của mình : 
-Ví dụ: bắc nồi lên bếp gas đặt đã đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ 
và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để 
không bị bỏng. 
3.3.2: Hoạt động ngoài trời 
Giờ hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quantôi đều quan tâm nhắc nhở 
trẻ luôn có những ý thức và hành động tốt như biết đoàn kết vui chơi cùng bạn, 
khi làm việc gì sai với bạn với cô thì phải biết xin lỗi, biết giữ gìn vệ sinh môi 
trường 
Với cách dạy trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau, lúc thông qua nội dung 
các bài thơ, bài hát, câu chuyện để lồng vào giáo dục trẻ kỹ năng sống giúp trẻ 
ghi nhớ một cách thoải mái, nhớ lâu và không gò bó áp đặt trẻ. Đặc biệt với hình 
thức đặt ra các tình huống cho trẻ được toạ đàm, nói lên cách sử lý của mình sau 
đó cô sẽ giúp trẻ tổng hợp lại và tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Chính hình 
thức này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ. Với 
cách thảo luận, mỗi cá nhân đưa ra cách giải quyết cho phù hợp giúp trẻ biết 
vận dụng vốn hiểu biết , kiến thức của mình đã có để giải quyết vấn đề. Đó cũng 
chính là một kỹ năng sống rất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống hiện tại cũng như 
sau này. 
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh dạy trẻ kĩ năng sống 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
11 /18 
Bên cạnh việc dạy trẻ ở trường, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với 
phụ huynh để cùng phối hợp dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ 
huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dậy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng 
được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiểm từ xung 
quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình 
huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thức tế. Chính vì vậy, cách bảo vệ 
trẻ tốt nhất chính là dạy trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân. 
Việc dạy trẻ những kỹ năng đó phải là một quá trình. Nhiều phụ huynh 
cho rằng con mình còn quá bé để hiểu được những điều đó cũng như nghĩ rằng 
trẻ mẫu giáo vẫn được sống trong sự bao bọc, bảo vệ tuyệt đối của bố mẹ. 
Những trên thực tế, không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên con khi có tình 
huống xấu. 
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại thủ phạm lại 
chính là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết Ví dụ như các 
trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục như: Cụ ông 76 tuổi có hành vi dâm ô với 
bé gái ở Vũng Tàu, Vụ xâm hại bé gái ở trường học tại quận Thủ Đức, Vụ bé gái 
8 tuổi bị một nhân viên ngân hàng xâm hại tình dục ở Hoàng Mai Hà Nội và còn 
rất rất nhiều các vụ xâm hại trẻ em khác mà còn chưa được đưa ra ánh sáng. 
Chính vì vậy, người lớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống 
xấu có thể gây hại cho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối 
hợp cùng phụ huynh khéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ 
phận trên cơ thể. Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan 
tâm thái quá đến cơ thể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản 
thân. 
Dạy trẻ tránh bị xâm hại bằng “Qui tắc 5 ngón tay” 
Cha mẹ có thể dạy con xác định được 5 nhóm người thường gặp trong 
cuộc sống hàng ngày, từ đó đưa ra định hướng giao tiếp phù hợp, giúp trẻ tránh 
bị lạm dụng, mua chuộc hay xâm hại tình dục. 
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất 
trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở 
giúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt, cấm đoán trẻ. 
 Thay vì “Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình 
huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, 
nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào ? 
Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp 
trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã 
có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác 
Một số biện pháp dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi 
12 /18 
trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, 
những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này. 
 Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là 
giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. 
Quyết đ