Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học”

         Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngoài những tác động tích cực đến đời sống xã hội nó cũng gây ra không ít tác động tiêu cực như: tạo một hình tượng hư ảo trên mạng xã hội, nghiện game, phát tán những thông tin thất thiệt,… Học sinh phổ thông là những đối tượng dễ bị tác động tiêu cực nhất bởi lẽ các em đang ở độ tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định bản thân hay nổi loạn để gây sự chú ý.

         Bên cạnh đó, với những áp lực trong cuộc sống đối với các em như: gia đình đổ vỡ, thường xuyên bị bố mẹ la mắng hay sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình, thầy cô khiến các em bị áp lực, căng thẳng. Khi tình trạng này kéo dài, khiến các em dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc.

         Theo báo Tuoitre.vn đưa tin ngày 12/4/2018 “

Đầu tháng 1 – 2018, một nữ sinh 12 tuổi tại Hà Tĩnh tự tử ngay tại lớp học. Trước khi ra đi, em để lại hai bức thư tuyệt mệnh, một bằng tiếng Anh, một bằng tiếng Việt. Một nam sinh lớp 10 vừa cười vừa khóc nhảy từ tầng 4 xuống sân một trường THPT nội trú tại Thành phố Hồ Chí Minh  nam sinh này cũng để lại thư tuyệt mệnh kể rằng cậu quá áp lực vì học tập”. Như vậy, c

ó không ít học sinh vì áp lực học tập đã bị trầm cảm dẫn đến các em chọn cách tìm cái chết để giải thoát cho bản thân.

          Chỉ 0,29 giây với khoảng 400.000 kết quả khi gõ tìm kiếm cụm từ “bạo lực học đường” khiến ta thật bất ngờ. Những hình ảnh học sinh nam – nữ giải quyết vấn đề bằng nắm đấm chứng tỏ mình là các đàn anh, đàn chị khiến dư luận không khỏi phẩn nộ. Đây là những hành vi lệch lạc do các em không kiềm chế được cảm xúc, thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề.

Tóm lại, có thể thấy học sinh có những biểu hiện hay hành vi sai lệch là do các em đang gặp khó khăn về tâm lí. Nếu được tư vấn kịp thời sẽ giúp các em có thể tự giải tỏa căng thẳng, có những hành vi đúng đắn hơn. Giáo viên chủ nhiệm chính là người mẹ thứ hai, là một nhà tư vấn, là một người làm công tác xã hội giúp các em vượt qua những khó khăn, trở ngại ấy một cách khoa học. Để làm được điều này giáo viên chủ nhiệm cần trang bị cho mình những kĩ năng và kiến thức về tâm – sinh của học sinh, những nguyên tắc và các bước tư vấn học đường, những phương pháp và hình thức thu hút sự tham gia học sinh và cộng đồng.

          Công tác tư vấn học đường hiện nay đang rất được chú trọng. Tại đơn vị tôi đang công tác đã thành lập Tổ tư vấn học đường đang hoạt động và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tôi nhận thấy, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh hằng ngày, đóng vai trò then chốt trong việc mang lại thành công của việc tư vấn học đường. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “

Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học”.

Qua việc nghiên cứu để tìm tòi ra các biện pháp mang lại hiệu quả cho việc giáo dục học sinh một cách toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.