Sản xuất là gì? Những điều cần biết về hoạt động sản xuất
Sản xuất là một trong những hoạt động liên quan mật thiết đến cuộc sống con người. Mọi sản phẩm, thiết bị chúng ta sử dụng ngày nay đều được trải qua công đoạn sản xuất, chế biến từ những nguyên liệu thô sơ mà thành. Vậy sản xuất là gì? Sản xuất có điểm nào khác biệt với năng suất? Mọi người hãy cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết để có thêm nhiều kiến thức thú vị.
Mục Lục
Khái niệm sản xuất là gì?
Sản xuất là gì? Trong tiếng anh, thuật ngữ này được gọi là production hoặc manufacturing, đây là một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu của con người. Sản xuất là quá trình biến các đầu vào như nguyên liệu thô, sức lao động trở thành đầu ra là các thành phẩm, hàng hóa và dịch vụ dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường.
Đây là hoạt động được thực hiện chủ yếu bởi các doanh nghiệp và doanh nhân, hay còn gọi là người quản lý doanh nghiệp, sẽ đưa ra phương pháp kết hợp các đầu vào khác nhau để mang đến đầu ra có giá trị riêng của doanh nghiệp. Để quản lý tốt chi phí sản xuất, doanh nhân nên nắm rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa sản lượng và đầu vào, còn gọi là hàm sản xuất.
Để thực hiện hoạt động sản xuất có hiệu quả và mang lại lợi nhuận, doanh nghiệp cần trả lời chi tiết 4 câu hỏi What, Who, How và Why:
- What: sản xuất cái gì?
- Who: đối tượng sử dụng thành phẩm của sản xuất
- How: sản xuất như thế nào là hiệu quả, tiết kiệm
- Why: tại sao lại sản xuất mặt hàng này, do thị trường đang khan hiếm?
Chắc hẳn bạn đã hiểu sản xuất là gì? Vậy sản xuất bao hàm những yếu tố nào và có ảnh hưởng đến sản xuất ra sao? Hãy cùng Mua Bán tìm lời giải ở đoạn sau.
>>> Xem thêm: 4 vai trò của quản lý chất lượng doanh nghiệp nào cũng cần
Các yếu tố cùng thực hiện quá trình sản xuất
Các yếu tố tham gia sản xuất còn gọi là các yếu tố đầu vào, tựu trung có rất nhiều yếu tố đầu vào trong sản xuất cấu thành sản phẩm đầu ra, nhưng luôn luôn cần sự xuất hiện của 4 yếu tố quan trọng sau.
Tài nguyên thiên nhiên
Một trong những tài nguyên đặt nền móng cho sản xuất là đất đai, có tác dụng tạo không gian sản xuất. Nhờ có đất đai, con người mới có thể sử dụng sức lao động kết hợp cùng các nguyên liệu thô cho ra sản phẩm cuối cùng. Đất cũng có nhiều loại như đất nông nghiệp, đất thổ cư, bất động sản thương mại, mỗi loại phục vụ một mục đích sản xuất khác nhau.
Điển hình như đất nông nghiệp để sản xuất hoa màu, lương thực. Mặt bằng, kho xưởng dùng làm nơi đặt máy móc sản xuất. Ngoài việc tạo nơi cho hoạt động sản xuất diễn ra, các tài nguyên có sẵn trong đất cũng tham gia sản xuất. Cụ thể kim loại như vàng, bạc, dầu mỏ khí đốt được khai thác từ dưới lòng đất làm nguyên liệu thô.
Sức lao động
Là hoạt động phục vụ cho sản xuất bằng trí óc hoặc tay chân của một cá nhân hay một tập thể. Trong nền công nghiệp truyền thống xưa, lao động tay chân là chủ yếu, không yêu cầu nhiều về bằng cấp mà chỉ cần đào tạo. Đối với công nghiệp hiện đại 4.0, lao động trí óc lên ngôi, mọi quy trình sản xuất đều được tự động hóa, do đó cần lao động có trình độ cao để điều khiển.
Nguồn vốn
Nguồn vốn có thể là máy móc, thiết bị hoặc nhà xưởng phục vụ cho mục đích sản xuất đầu ra. Nhiều người lầm tưởng tiền bạc cũng thuộc nguồn vốn nhưng thực sự tiền không tham gia trực tiếp sản xuất nên không phải là một yếu tố sản xuất. Nguồn vốn sản xuất của doanh nghiệp chia thành hai loại riêng biệt:
- Vốn cá nhân: như tên gọi, loại vốn này chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân do đó không được coi là yếu tố sản xuất hoàn chỉnh.
- Vốn tư nhân: là loại vốn chủ doanh nghiệp đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng lực kinh doanh
Yếu tố này thường nằm ở chủ doanh nghiệp, một người doanh nhân thông thái có thể kết hợp tất cả 3 yếu tố trên vào hoạt động sản xuất, đưa sản phẩm vào thị trường tiêu dùng một cách trơn tru. Khi đó người chủ doanh nghiệp này được xem là có năng lực kinh doanh.
Tuy nhiên, yếu tố này không được nhắc nhiều trong sản xuất do nhiều nhà kinh tế cho rằng đây chỉ là một dạng của sức lao động.
>>> Xem thêm: Bật mí từ A-Z về nhân viên điều phối đơn hàng cực hữu ích
Năng suất và sản xuất khác nhau điểm nào?
Hiện nay có nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này, vậy hãy cùng Mua Bán so sánh thuật ngữ sản xuất và năng suất để chúng ta không còn bị lẫn lộn và dễ ghi nhớ hơn.
Xét về khái niệm, sản xuất là quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào như nguyên liệu thô thành đầu ra là sản phẩm, dịch vụ. Còn năng suất là tính hiệu quả khi thực hiện quá trình sản xuất như ít tốn kém, sản lượng dồi dào.
Về các yếu tố tham gia sản xuất, sản xuất là hành động sử dụng các yếu tố như nguồn vốn, sức lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thành phẩm là hàng hóa, dịch vụ. Trong khi năng suất thể hiện cách các yếu tố này được sử dụng như thế nào, cụ thể là tính toán các sản phẩm được tạo ra sao cho ít tốn kém nhất.
Về thể hiện, sản lượng cho thấy số sản phẩm được sản xuất, còn năng suất cho thấy tỷ lệ giữ đầu ra và đầu vào.
Về ý nghĩa, sản xuất giúp đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Còn năng suất cho thấy tính hiệu quả của việc sản xuất, giúp chủ doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại quá trình này để tăng thêm năng suất.
>>> Xem thêm: Quản lý nhân viên hành chính nhân sự và 3 yếu tố giúp bạn thành công!
Các khái niệm về sản xuất phổ biến
Khu sản xuất là gì?
Sản xuất được chia thành 3 khu vực chính dựa theo loại sản phẩm đầu ra:
- Khu vực một của nền kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
- Khu vực hai trong nền kinh tế: khai thác mỏ, xây dựng và công nghiệp chế tạo (gồm công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng)
- Khu vực ba trong nền kinh tế: dịch vụ
Chi phí sản xuất là gì?
Để thực hiện hoạt động sản thì cần các yếu tố đầu vào, vì thế doanh nghiệp sẽ chi tiền cho các yếu tố đó, khoản chi này gọi là chi phí sản xuất. Phần chi phí này cũng bao gồm các khoản phát sinh trong quá trình sản xuất.
Các nhà kinh tế chia chi phí sản xuất thành 4 nhóm chính: chi phí dựa theo tính chất kinh tế, chi phí dựa theo mục đích sử dụng, chi phí dựa theo mối quan hệ với khối lượng công việc và sản phẩm hoàn thành, chi phí dựa theo phương pháp tập hợp chi phí và các đối tượng phải chịu.
Loại hình sản xuất là gì?
Biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của doanh nghiệp, ngoài ra còn là đặc tính của tổ chức kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất được quy định bởi nhiều yếu tố khác nhau như số chủng loại, tính ổn định và trình độ chuyên môn,…
Loại hình sản xuất chia thành 4 loại chính: loại hình sản xuất hàng lớn, hàng đơn chiếc, hàng loạt và cuối cùng là theo dự án.
Quản lý sản xuất là gì?
Quản lý sản xuất là bộ phận không thể tách rời của quá trình sản xuất. Người quản lý sẽ tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tốc độ sản xuất để đảm bảo cung cấp sản phẩm đúng thời hạn cho thị trường và đúng số lượng, đạt tiêu chuẩn theo hợp đồng bàn giao.
Quy trình quản lý này chia thành 4 giai đoạn: đánh giá năng lực sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, quản lý giai đoạn sản xuất và quản lý chất lượng sản xuất.
Quy trình sản xuất là gì?
Quy trình sản xuất là kết hợp máy móc và sức lao động của con người theo từng công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết hỗ trợ đời sống người dân.
Hiện nay có hai loại quy trình sản xuất hữu hiệu là sản xuất tập trung vào sản phẩm (chỉ tối ưu khi sản xuất sản phẩm số lượng nhỏ và đã chuẩn hóa); sản xuất tập trung vào quy trình (chỉ tối ưu khi sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng số lượng nhỏ).
>>> Xem thêm: 3 điều bạn nên biết về việc làm quản lý sản xuất hiện nay!
Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được sản xuất là gì? Và những điều cần biết về sản xuất của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên hữu dụng với bạn. Đừng quên vẫn còn rất nhiều bài viết khác đang chờ bạn đọc tại Muaban.net, nơi cung cấp những thông tin chính xác, bổ ích và được cập nhật liên tục.
>>> Tham khảo thêm: