Sản phẩm/dịch vụ là gì? Phân loại sản phẩm/dịch vụ

Nhờ vào nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ, các doanh nghiệp đã cho ra đời vô vàn các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, dưới góc độ Marketing, các sản phẩm/ấy có những điểm chung để có thể xếp vào cùng 1 loại/nhóm. Các sản phẩm/dịch vụ cùng một nhóm sẽ có những điểm chung trong cách phát triển, tiếp cận khách hàng, phân phối… Việc hiểu rõ về những loại sản phẩm/dịch vụ khác nhau theo góc độ Marketing sẽ giúp các doanh nghiệp có được những chiến lược Marekting phù hợp hơn.

Sản phẩm (product) hay dịch vụ (service) là gì?

Sản phẩm/dịch vụ là những thứ các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tung ra thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của các khách hàng (cá nhân/tổ chức) có trong thị trường đó.

Sản phẩm tồn tại ở dạng vật chất, hữu hình, có thể nhìn thấy, cầm nắm. Ví dụ: Quần áo, giày dép, túi xách, thực phẩm, bàn ghế…

Dịch vụ tồn tại ở dạng vô hình, thông qua các hoạt động của con người hay máy móc. Ví dụ: Dịch vụ gội đầu, dịch vụ cắt tóc, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch & nghỉ dưỡng…

Có bao nhiêu loại sản phẩm/dịch vụ trong Marketing?

Nhìn chung, sản phẩm/dịch vụ có thể phân làm 9 loại, trong đó có thể chia những loại này thành 2 danh mục lớn: Sản phẩm/dịch vụ dành cho thị trường tiêu dùng (Sản phẩm dịch vụ tiêu dùng phổ thông, tiêu dùng mua sắm, tiêu dùng đặc biệt, tiêu dùng thụ động) và sản phẩm/dịch vụ dành cho thị trường doanh nghiệp (Nguyên vật liệu, linh kiện sản xuất, bất động sản công nghiệp, nguồn nhân lực, dịch vụ hỗ trợ).

Để có thể hình dung một cách chi tiết hơn, hãy cùng xem sơ đồ dưới đây:

Phân loại sản phẩm/dịch vụ

Sơ đồ phân loại sản phẩm/dịch vụ

Sản phẩm/dịch vụ dành cho thị trường tiêu dùng

Đúng như tên gọi, các sản phẩm/dịch vụ dành cho thị trường tiêu dùng được sản xuất ra với mục đích cuối cùng là phục vụ những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng, và được chia thành các nhóm

Sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng phổ thông

Các sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng phổ thông được sản xuất nhằm phục vụ những nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng như ăn, uống, giặt giũ, vệ sinh, nấu nướng, sinh hoạt…

Với lượng nhu cầu cao, và có xu hướng gia tăng thường xuyên, các doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm này luôn sản xuất và tung ra thị trường với số lượng lớn để đáp ứng, cũng như tiết giảm chi phí sản xuất. Một số ít trong đó là thị trường độc quyền và giá được kiểm soát bởi chính phủ như điện, nước, xăng dầu…

Bên cạnh lượng nhu cầu cao, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này cũng không phải là ít. Thông thường, giá là công cụ giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên những thị trường này.

Ví dụ:

Bột giặt omo

Bột giặt

Thực phẩm

Thực phẩm

Internet cho hộ gia đình

Dịch vụ Internet dành cho cá nhân và hộ gia đình

Sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng mua sắm

Ngoài những công dụng, chức năng mang lại cho người tiêu dùng, các sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng mua sắm còn mang đến những giá trị khác như giúp người tiêu dùng thể hiện cá tính, phong cách… hay đơn giản là giải trí, được người khác trân trọng, thỏa mãn cảm giác chi tiêu.

Lượng cầu thị trường của những sản phẩm/dịch vụ này luôn biến động và phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của khách hàng mục tiêu, cũng như nền kinh tế tại thị trường đó. Thông thường, lượng cầu sẽ tăng cao vào dịp cuối tuần, lễ, tết… Ngược lại, lượng cầu sẽ giảm manh trong những thời điểm nền kinh tế bất ổn, suy thoái…

Ví dụ:

Thời trang

Thời trang

Du lịch

Du lịch

Spa

Spa

Sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng chuyên biệt

Khác với sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng phổ thông có thể đáp ứng các nhu cầu một cách đại trà, các sản phẩm/dịch vụ nhu cầu chuyên biệt chỉ dành cho một số lượng nhỏ người tiêu dùng với thiết kế & tính năng đáp ứng cho các mục đích chuyên biệt như công việc, giải trí…

Ví dụ:

Gaming gear

“Gaming gear” phục vụ cho việc livestream, chơi game

Moto kawasaki

Moto phục vụ cho môn thể thao đua xe, phượt

Flycam

Flycam

Sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng thụ động

Một số sản phẩm/dịch vụ được sản xuất và thiết kế dành cho các trường hợp người tiêu dùng không hề biết trước, hoặc dự trù cho các trường hợp xảy đến trong tương lai.

Ví dụ:

Dịch vụ y tế

Dịch vụ y tế

Dịch vụ bảo hiểm

Dịch vụ bảo hiểm

Sản phẩm/dịch vụ dành cho thị trường doanh nghiệp

Các sản phẩm/dịch vụ dành cho thị trường doanh nghiệp chủ yếu phục vụ những nhu cầu của các doanh nghiệp, bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành doanh nghiệp. Những sản phẩm/dịch vụ được phân loại thành các nhóm nhỏ, bao gồmL

Nguyên liệu thô

Là các sản phẩm được khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp từ môi trường tự nhiên, chưa qua chế biến, có thể đã được qua công đoạn gia công…

Ví dụ: Khoáng sản (vàng, bạc, sắt, chì, nhôm, than…), thực phẩm (gạo, bột mì, rau củ…), gỗ, đất, cát…

Nguyên liệu thô 1
Nguyên liệu thô 2
Nguyên liệu thô 3

Linh kiện sản xuất

Linh kiện là sản phẩm đã qua quá trình chế biến từ những nguyên liệu thô nhưng chưa sẵn sàng để phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Những loại sản phẩm này thường được cung cấp cho các doanh nghiệp cho quá trình chế tạo, sản xuất ra các sản phẩm với đầy đủ các chức năng phục vụ cho mục đích tiêu dùng.

Ví dụ: Thanh thép, lò xo, dây dẫn điện, bảng mạch điện, chip vi xử lý…

Thép

Dây thép

Bảng mạch điện tử

Bảng mạch điện tử

Chip vi xử lý

Chip vi xử lý

Bất động sản công nghiệp

Là các sản phẩm/dịch vụ cung cấp các địa điểm, mặt bằng, văn phòng, nhà xưởng cho các doanh nghiệp

Cho thuê văn phòng

Dịch vụ cho thuê văn phòng

Cho thuê nhà xưởng

Dịch vụ cho thuê nhà xưởng

Nguồn nhân lực

Một số doanh nghiệp cung cấp nguồn nhân lực (nhân công, nhân viên, chuyên viên…) cho các doanh nghiệp khác

Dịch vụ hỗ trợ

Các công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp khác như: Tư vấn tài chính, tư vấn quản lý, pháp chế, quảng cáo, marketing…

Dịch vụ kế toán - tài chính

Dịch vụ kế toán – tài chính

Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Sản phẩm/dịch vụ là những thứ các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tung ra thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của các khách hàng (cá nhân/tổ chức) có trong thị trường đó.

Sản phẩm tồn tại ở dạng vật chất, hữu hình, có thể nhìn thấy, cầm nắm. Ví dụ: Quần áo, giày dép, túi xách, thực phẩm, bàn ghế…

Dịch vụ tồn tại ở dạng vô hình, thông qua các hoạt động của con người hay máy móc. Ví dụ: Dịch vụ gội đầu, dịch vụ cắt tóc, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch & nghỉ dưỡng…

Nhìn chung, sản phẩm/dịch vụ có thể phân làm 9 loại, trong đó có thể chia những loại này thành 2 danh mục lớn: Sản phẩm/dịch vụ dành cho thị trường tiêu dùng (Sản phẩm dịch vụ tiêu dùng phổ thông, tiêu dùng mua sắm, tiêu dùng đặc biệt, tiêu dùng thụ động) và sản phẩm/dịch vụ dành cho thị trường doanh nghiệp (Nguyên vật liệu, linh kiện sản xuất, bất động sản công nghiệp, nguồn nhân lực, dịch vụ hỗ trợ).

Các sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng phổ thông được sản xuất nhằm phục vụ những nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng như ăn, uống, giặt giũ, vệ sinh, nấu nướng, sinh hoạt…

Ngoài những công dụng, chức năng mang lại cho người tiêu dùng, các sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng mua sắm còn mang đến những giá trị khác như giúp người tiêu dùng thể hiện cá tính, phong cách… hay đơn giản là giải trí, được người khác trân trọng, thỏa mãn cảm giác chi tiêu.

Khác với sản phẩm/dịch vụ tiêu dùng phổ thông có thể đáp ứng các nhu cầu một cách đại trà, các sản phẩm/dịch vụ nhu cầu chuyên biệt chỉ dành cho một số lượng nhỏ người tiêu dùng với thiết kế & tính năng đáp ứng cho các mục đích chuyên biệt như công việc, giải trí…

Một số sản phẩm/dịch vụ được sản xuất và thiết kế dành cho các trường hợp người tiêu dùng không hề biết trước, hoặc dự trù cho các trường hợp xảy đến trong tương lai.

Là các sản phẩm được khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp từ môi trường tự nhiên, chưa qua chế biến, có thể đã được qua công đoạn gia công…

Linh kiện là sản phẩm đã qua quá trình chế biến từ những nguyên liệu thô nhưng chưa sẵn sàng để phục vụ cho mục đích tiêu dùng. Những loại sản phẩm này thường được cung cấp cho các doanh nghiệp cho quá trình chế tạo, sản xuất ra các sản phẩm với đầy đủ các chức năng phục vụ cho mục đích tiêu dùng.

Là các sản phẩm/dịch vụ cung cấp các địa điểm, mặt bằng, văn phòng, nhà xưởng cho các doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp cung cấp nguồn nhân lực (nhân công, nhân viên, chuyên viên…) cho các doanh nghiệp khác

Các công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp khác như: Tư vấn tài chính, tư vấn quản lý, pháp chế, quảng cáo, marketing…