Sản phẩm phái sinh là gì ? Gồm có những sản phẩm nào

Lĩnh vực đầu tư hàng hóa vốn đã có mặt trên thế giới ở Anh và Hà Lan từ những năm 1960. Hình thức ban đầu của nó có thể hiểu là hợp đồng kỳ hạn – sản phẩm “sơ khai” nhất của giao dịch hàng hóa phái sinh và dần được hoàn thiện triệt để cho đến nay. Mặc dù đây là kênh đầu tư mới tại Việt Nam nhưng lại được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhất là khi giá trị trung bình của thị trường từ điểm cuối năm 2021 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi ngày, tăng lên gấp đôi so với đầu năm.

Vậy sản phẩm phái sinh trong giao dịch hàng hóa là gì? Đầu tư hàng hóa có những ưu điểm vượt trội nào so với các kênh đầu tư khác? Làm thế nào để đầu tư hiệu quả khi mới “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường? Hãy cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu ngay sau đây!

Bạn có thể đọc thêm:

H

àng hóa phái sinh là gì ?

Sản phẩm phái sinh

 là gì?

Hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch hàng hóa theo các chỉ số về giá thông qua sở giao dịch hàng hoá. Sản phẩm của hàng hóa phái sinh là các hợp đồng giao dịch bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.

  • Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts): Hợp động kết thúc trong 1 thời hạn định trước trong tương lai. Ví dụ như ở cà phê là các kỳ hạn tháng 3 ,5, 7, 9,11.

  • Hợp đồng tương lai (futures): Đây là dạng hợp đồng còn được gọi là hợp đồng tiêu chuẩn, định trước mua bán sẽ giao dịch trong 1 điểm nào đó trong tương lai.

  • Hợp đồng quyền chọn (options): là hợp đồng giúp người mua bán có quyền chọn mua trước bán sau hay bán trước mua sau tùy theo nhu cầu nhận định của nhà đầu tư.

  • Hợp đồng hoán đổi (swap): là sự thỏa thuận giữa hai bên để trao đổi dòng tiền này lấy dòng tiền khác của bên kia.

Nhưng hiện nay ở Việt Nam mới có sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai (hay còn gọi là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn) trong giao dịch hàng hóa phái sinh thông qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).

Những 

sản phẩm phái sinh

 hiện nay là gì?

sản phẩm phái sinh

Hiện nay, các mặt hàng được giao dịch trong thị trường hàng hóa phái sinh bao gồm 4 nhóm mặt hàng đầu tư chính: Nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng. Mỗi nhóm hàng lại có đặc điểm riêng với những lợi thế đầu tư khác nhau nhưng hiện nay thì các mặt hàng trong nhóm nông sản được xem là mặt hàng thường xuyên được giao dịch nhất.

Cụ thể chúng ta cùng xem chi tiết về các sản phẩm phái sinh hiện nay gồm có:

  • Nông sản: Bao gồm các loại sản phẩm như lúa Ngô, Lúa Mì, Đậu Tương, Gạo Thô, Lúa Mì Mini…, vv. Giá cả các sản phẩm này thường biến động mạnh dựa trên yếu tố thời tiết, thị trường tiêu thụ và các yếu tố kinh tế khác.
  • Nguyên liệu công nghiệp: Bao gồm các sản phẩm như Cao Su, Ca Cao, Cà Phê, Đường, Dầu cọ… Những sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, do đó, giá cả của chúng có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác.
  • Kim loại: Bao gồm các sản phẩm như Bạch Kim, Đồng, Quặng Sắt, Thiếc.., vv. Những sản phẩm này thường được sử dụng trong trang sức, đồ trang trí, thiết bị điện tử và sản xuất dụng cụ y tế.
  • Năng lượng: Bao gồm các sản phẩm như Dầu thô WTI, Dầu Thô Brent, Dầu ít lưu huỳnh, Khí tự nhiên…. Những sản phẩm này đang trở thành một lĩnh vực đầu tư phát triển mạnh mẽ, vì nhu cầu về năng lượng đang tăng cao và cần được đáp ứng.

Ưu điểm của đầu tư hàng hóa phái sinh hiện nay

Mỗi thị trường đầu tư đều có những ưu – nhược điểm riêng. Một cách cụ thể, đầu tư hàng hóa có những ưu điểm vượt trội sau:

  • Giao dịch 2 chiều: Trong khi thị trường chứng khoán giới hạn việc kiếm lợi nhuận từ 1 chiều (chỉ có thể kiếm được lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng, còn ngược lại khi giá cổ phiếu giảm thì không thể kiếm được lợi nhuận). Thì thị trường hàng hóa phái sinh có đặc điểm giao dịch 2 chiều – kiếm được lợi nhuận kể cả khi giá mặt hàng đó giảm. Khi giá hàng hóa tăng thì nhà đầu tư mua lên và kiếm được lợi nhuận theo xu thế tăng. Ngược lại, khi giá giảm thì nhà đầu tư có thể mở vị thế bán cho một mặt hàng mà quý nhà đầu tư muốn tham gia giao dịch và kiếm được lợi nhuận khi mặt hàng đó giảm như dự đoán.

  • Đòn bẩy lớn: Thị trường hàng hóa phái sinh hiện nay có khả năng sinh lời cao hơn so với thị trường chứng khoán nhờ lợi thế về đòn bẩy tài chính. Nhà đầu tư có thể sử dụng đòn bẩy tài chính lên đến 1:10, thậm chí là 1:20 tùy từng 

    sản phẩm phái sinh

     so với mức vốn của mình, nhưng nếu xét về hệ số rủi ro thì lại thấp hơn nhiều so với nhiều thị trường tài chính khác.

  • Khả năng sinh lời lớn: Nhớ vào mức đòn bẩy lớn và biến động giá khá mạnh nên hoàn toàn có thể tạo ra khả năng sinh lời lớn hoặc cực lớn trong thời gian ngắn. Tùy thuộc vào từng mặt hàng mà quý nhà đầu tư tham gia giao dịch mà quyết định việc sinh lời cao hay thấp.

  • Thanh khoản cao: Thị trường hàng hóa phái sinh là thị trường có tính thanh khoản cao do đặc thù sản phẩm đều là những sản phẩm dễ dàng lưu thông trên thị trường với khối lượng giao dịch mỗi ngày đều rất lớn, nên có thể khớp lệnh được ngay lập tức cho dù là số vốn nhỏ hay lớn. Hàng hóa phái sinh cũng cho phép nhà đầu tư tận dụng các lợi thế về đòn bẩy, giao dịch – bù trừ nhanh chóng.

  • Thời gian chốt lãi nhanh: nhà đầu tư cũng có thể chốt lãi/lỗ ngay lập tức (T+0) mà không cần phải chờ tới tận 3 ngày (T+3) sau khi mua như cổ phiếu thì mới có thể chốt lãi/lỗ. Do vậy nhà đầu tư có thể chủ động làm chủ được giao dịch của mình khi có biến động về giá, hoặc rủi ro ngoài ý muốn thì có thể thoát lệnh được ngay lập tức.

  • Minh bạch và an toàn: Thị trường hàng hóa phái sinh được pháp luật Việt Nam công nhận vào bảo hộ, nên quý nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm khi tham gia đầu tư. Tất cả các sản phẩm trên thị trường hàng hóa phái sinh đều phải đảm bảo yêu cầu về rõ ràng thông tin 

    sản phẩm phái sinh

    . Cũng như được tiêu chuẩn hóa theo quy định quốc tế và được thông qua bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam khi liên thông với các sàn giao dịch trên thế giới. Các sản phẩm giao dịch chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc cung và cầu trên thị trường thế giới. Vì vậy việc thao túng giá là rất khó xảy ra do phạm vi giao dịch rộng lớn chứ không phải bị giới hạn trong một nước hoặc một vùng.

sản phẩm phái sinh

Hàng hóa phái sinh – kênh đầu tư của năm 2022

Kênh đầu tư với các sản phẩm phái sinh ngày càng gây được tiếng vang khi có giá trị trung bình từ điểm cuối năm 2021 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi ngày, tăng lên gấp đôi so với đầu năm. Dựa trên số liệu từ Sở hàng hóa giao dịch Việt Nam, dòng tiền chảy vào thị trường hàng hóa phái sinh rất tích cực. Các mặt hàng hàng hóa phái sinh rất đa dạng và thiết yếu, vì vậy dù nền kinh tế gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng hàng hóa phái sinh vẫn nhộn nhịp. Các chuyên gia dự báo đây là điểm sáng trong các kênh đầu tư năm 2022.

Bắt đầu với thị trường phái sinh như thế nào?

Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang, chưa biết bắt đầu trên thị trường này như thế nào thì hãy để chúng tôi giúp bạn. Gia Cát lợi tự hào là thành viên TOP đầu của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, luôn giữ vững vị thế trong suốt nhiều năm qua trên thị trường. Vừa qua, chúng tôi vinh dự được nhận giải thưởng Thành viên kinh doanh xuất sắc của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam năm 2021. Chúng tôi cam kết mang đến quý khách hàng sự hỗ trợ và chăm sóc tối đa, liên hệ ngay !

Một số bài viết khác liên quan:

>> Chứng khoán phái sinh là gì ? Các đặc điểm của thị trường chứng khoán phái sinh

>> Ngày đáo hạn phái sinh khi nào ? Thời gian đáo hạn từng tháng

LOGO Gia Cát Lợi

GIA CÁT LỢI

Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam

Địa chỉ: 163 Nguyễn Thị Nhung, KDC Vạn Phúc 1, Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành phố Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Facebook:

Hotline: 024 7109 9247

4.5/5 – (57 bình chọn)