Sản phẩm là gì? Các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm

sản phẩm là gì

Hằng ngày trong cuộc sống chúng ta bắt gặp và sử dụng rất nhiều sản phẩm. Sản phẩm cũng chính là yếu tố quan trọng, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Mặc dù phổ biến là như vậy nhưng rõ ràng không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất, khái niệm và những vấn đề xoay quanh. Chính vì vậy bài viết ngày hôm nay, BlogTopCV sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin chi tiết về sản phẩm là gì và những yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm là gì? 

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, sản phẩm (Product) là những mặt hàng hoặc dịch vụ được tạo ra và cung ứng cho thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Trên thực tế, thuật ngữ này có nhiều cách định nghĩa khác nhau theo từng lĩnh vực. Cụ thể:

  • Trong Marketing: Sản phẩm là bất kỳ thứ gì có thể cung ứng ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, đây còn là chữ P (Product) đầu tiên trong mô hình 4P hay Marketing Mix.
  • Trong bán lẻ: Sản phẩm còn được gọi là hàng hóa.
  • Trong sản xuất: Sản phẩm được mua dưới dạng nguyên liệu thô và được bán khi thành phẩm.

Tóm lại, sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, sinh hoạt,…, của con người. Chúng được chào bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Để sản phẩm tiếp cận đến khách hàng, các doanh nghiệp phải nỗ lực tạo ra các chiến lược tiếp thị phù hợp và tối ưu nhất.

>>>Xem thêm: EXP và MFG là gì? Tìm hiểu vai trò của MFG và EXP

Các cấp độ cấu thành nên sản phẩm là gì? 

Một đơn vị sản phẩm có thể được cấu thành từ các yếu tố, đặc tính và những thông tin khác nhau. Vì vậy, chức năng Marketing của mỗi loại sản phẩm cũng không tương đồng. Khi tạo ra một loại sản phẩm nào đó, nhà sản xuất sẽ xếp chúng theo 3 cấp độ, bao gồm: Sản phẩm lâu bền, sản phẩm không lâu bền và dịch vụ.

sản phẩm là gìCác cấp độ cấu thành nên sản phẩm là gì? 

Cấp độ 1: Sản phẩm lâu bền

Đây là những dòng sản phẩm hữu hình, được tạo ra dựa trên nhu cầu và lợi ích thiết thực của người tiêu dùng. Sản phẩm lâu bền không chỉ cung cấp giá trị cốt lõi mà còn đáp ứng lợi ích, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trên sản phẩm bao giờ cũng có ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng sản phẩm, để người tiêu dùng tiện theo dõi.

Về cơ bản, lợi ích, giá trị từ sản phẩm lâu bền có thể thay đổi tùy theo môi trường và thị hiếu của khách hàng trong một bối cảnh cụ thể. Vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu những đổi mới trong hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó, những dòng sản phẩm lâu bền mới ra đời, đáp ứng đúng lợi ích mà khách hàng mong đợi.

Cấp độ 2: Sản phẩm không lâu bền lâu

Khác với sản phẩm ở cấp độ 1, sản phẩm không lâu bền thường bị tiêu hao sau một vài lần sử dụng. Sản phẩm cấp độ 2 còn được gọi là sản phẩm hiện thực vì chúng chỉ phản ánh các yếu tố thực tế của hàng hóa, như:

  • Đặc tính
  • Hình thức bên ngoài
  • Đặc thù
  • Thông tin cụ thể về sản phẩm

Khách hàng có thể cảm nhận và đánh giá những sản phẩm này thông quan các giác quan. Vì vậy, họ sẽ dễ dàng so sánh sản phẩm này với sản phẩm khác. Trên thực tế, khách hàng thường chọn lựa sản phẩm dựa trên những yếu tố thực tế.

Cấp độ 3: Dịch vụ

Dịch vụ (sản phẩm bổ sung) bao gồm các hoạt động liên quan đến khách hàng, như: chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng, dịch vụ khách hàng,… Sản phẩm bổ sung được tạo ra nhằm cải thiện sự hài lòng của khách hàng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm.

Đây là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Ngày nay, bên cạnh chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng còn đánh giá doanh nghiệp dựa trên các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng các dịch vụ sau bán hàng để giữ vững vị thế và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

>>> Tham khảo: Chất lượng sản phẩm là gì? Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm

Phân loại sản phẩm

Sản phẩm có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta có thể phân loại sản phẩm dựa vào 4 yếu tố chủ đạo, bao gồm: Nhóm khách hàng, hành vi mua hàng, sản phẩm kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.

MFG là gìPhân loại sản phẩm

Phân loại theo nhóm khách hàng

Trong kinh doanh, khách hàng được chia thành 2 nhóm chủ đạo, lần lượt là:

  • Khách hàng là người tiêu dùng
  • Khách hàng là doanh nghiệp

Vì vậy, sản phẩm cũng sẽ được phân loại dựa trên nhóm khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ, bao gồm:

  • Sản phẩm giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
  • Sản phẩm giữa doanh với người tiêu dùng (B2C)

Ngoài ra, một số doanh nghiệp phục vụ cho cả nhóm khách hàng tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần dựa trên nền tảng sản phẩm và chiến lược tiếp thị của mình để cung ứng sản phẩm phù hợp nhất đến khách hàng.

Phân loại theo hành vi mua hàng

Sản phẩm có thể dựa trên các yếu tố chuyên sâu hơn như hành vi mua hàng để phân loại. Mỗi sản phẩm có những đặc tính riêng biệt, ảnh hưởng sâu sắc đến người mua. Dựa trên hành vi mua hàng, sản phẩm được phân làm 4 loại: Sản phẩm tiện lợi, sản phẩm mua sắm, sản phẩm chuyên môn và sản phẩm ít được mua.

  • Sản phẩm tiện lợi: Đây là nhóm sản phẩm được người tiêu dùng mua thường xuyên nhất. Sản phẩm tiện lợi được bán rộng rãi, dễ tìm kiếm và thường có giá thành rẻ. 
  • Sản phẩm mua sắm: So với sản phẩm tiện lợi, sản phẩm mua sắm có giá thành cao và ít được mua thường xuyên hơn. Đối với nhóm sản phẩm này, người tiêu dùng thường dựa trên các đặc tính như: chất liệu, mẫu mã, kiểu dáng,…, trước khi ra quyết định mua hàng.
  • Sản phẩm chuyên môn: Đây là nhóm sản phẩm có các tính năng đặc biệt, chỉ thu hút số lượng khách hàng cụ thể, ví dụ như: ứng dụng chứng khoán, tiền ảo, bất động sản hoặc ngân hàng,…
  • Sản phẩm ít được mua: Nhóm sản phẩm này thường không đáp ứng tốt nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Chúng có thể là các sản phẩm mới, không mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Phần lớn khách hàng không có nhu cầu khi sử dụng các sản phẩm này.

Phân loại theo sản phẩm kinh doanh

Sản phẩm kinh doanh là nhân tố giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ kinh doanh và phần mềm hỗ trợ kinh doanh.

  • Các sản phẩm phục vụ kinh doanh: nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, vật tư,…
  • Các phần mềm hỗ trợ kinh doanh: ứng dụng kế toán, quản lý quan hệ với khách hàng (CRM), quản lý nguồn nhân lực, phần mềm lập kế hoạch chiến lược,…

Bên cạnh đó, phần mềm hỗ trợ kinh doanh còn được phân loại dựa trên quy mô của công ty – doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp lớn.

Phân loại theo lĩnh vực hoạt động

Cuối cùng, sản phẩm sẽ được phân loại theo ngành và lĩnh vực hoạt động. Những sản phẩm được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của một ngành nghề hoặc lĩnh vực cụ thể được gọi là sản phẩm thị trường dọc (Vertical Marketing Products). Ví dụ: ứng dụng chăm sóc sức khỏe để quản lý dữ liệu bệnh nhân.

Ngược lại, một sản phẩm có mặt trong nhiều ngành nghề hoặc lĩnh vực khác nhau, đáp ứng hàng loạt nhu cầu của khách hàng chính là sản phẩm thị trường ngang (Horizontal Marketing Products). Ví dụ: nền tảng kế toán có thể phục vụ cho tất cả các loại hình kinh doanh.

EXP là gìĐịnh vị sản phẩm là gì?

Định vị sản phẩm là gì?

Có thể hiểu, định vị sản phẩm là tuyên bố và khẳng định đặc điểm nổi bật đáng lưu ý của sản phẩm trên thị trường; làm thế nào để thị trường và đối thủ cạnh tranh nhận biết được sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Việc định vị sản phẩm như thế nào sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới mọi phần trong kế hoạch marketing của bạn. Chính vì vậy, định hướng sản phẩm trong marketing là yếu tố vô cùng cần thiết.

Định vị sản phẩm nên dựa vào lợi ích sản phẩm đưa ra, khách hàng là ai, định vị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như thế nào. Hãy cố gắng đưa ra lời tuyên bố về định vị sản phẩm là gì ý nghĩa, tập trung và cô đọng.

Có 5 cách định vị sản phẩm mới trên thị trường, bao gồm:

Định vị bằng giá bán của sản phẩm

Sản phẩm có thể được định vị theo 2 hướng: một là có giá cao nhất hoặc rẻ nhất trên thị trường. Việc định vị theo giá bán tùy thuộc vào chiến lược của công ty. Khi công ty muốn xây dựng một thương hiệu sang trọng thì việc định giá cao là dễ hiểu. Ví dụ như cách Bkav định vị Bphone với mức giá trên 10tr đồng và so sánh với các sản phẩm cao cấp khác của Apple và Samsung. Còn với chiến lược định vị giá rẻ nhất đòi hỏi doanh nghiệp phải có lợi thế về chi phí và xác định xâm nhập thị trường mới bằng một sản phẩm giá tốt để chiếm thị phần của đối thủ.

Định vị bằng phân khúc người tiêu dùng cụ thể

Đây là chiêu thức kinh điển hướng tới một nhóm người cụ thể và rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chiến lược này. Ví dụ như Ferrari định vị sản phẩm của mình khác các hãng ô tô sang trọng khác bằng cách hướng vào người yêu thể thao thì BMW lại tập trung khẳng định sản phẩm dành cho thương nhân thành đạt.

Định vị bằng người dùng giúp cho thương hiệu gần gũi hơn bởi nó thể hiện xuất phát của sản phẩm được nghiên cứu từ nhu cầu và mong muốn cụ thể của một nhóm người. Tuy nhiên để vận dụng thành công phương thức này doanh nghiệp cần am hiểu và đánh giá các phân khúc khách hàng chính xác.

Định vị dựa trên lợi thế cạnh tranh

Định vị dựa trên lợi thế cạnh tranh bắt đầu bằng việc tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ. Sản phẩm không thể định vị hoặc định vị yếu mà không dựa vào một lợi thế cạnh tranh nào đó khác biệt.

Định vị sản phẩm dựa vào các đặc tính của sản phẩm

Đối với một số sản phẩm, khách hàng mục tiêu quan tâm đặc biệt tới  đặc trưng, tính năng nào đó mà đáp ứng kỳ vọng của họ. Ví dụ như các đặc tính bền, tiết kiệm xăng, kiểu dáng thời trang đối với xe máy; là trắng răng, thơm miệng, phòng ngừa sâu răng,… đối với kem đánh răng; là cước phí rẻ, dịch vụ đa dạng, vùng phủ sóng rộng của nhà mạng viễn thông…

Định vị theo giá trị

Hiện nay, định vị theo giá trị thường được chia vào 4 loại tương đương giữa giá trị và giá bán. Cần lưu ý, ở đây cụm từ “giá trị” không chỉ bao hàm ý nghĩa chất lượng. Cách thức định vị giá trị cao hơn nên giá cao hơn, truyền cho người tiêu dùng niềm tin rằng sản phẩm đem lại giá trị cao hơn sản phẩm của đối thủ nên giá bán phải đắt hơn. Giá trị cao hơn, nhưng giá tương đương, tức là sản phẩm mang lại giá trị cao hơn sản phẩm của đối thủ, nhưng giá bán lại bằng với giá của đối thủ. Giá trị cao hơn, nhưng giá thấp hơn: Sản phẩm mang lại giá trị cao hơn sản phẩm của đối thủ, nhưng giá bán lại thấp hơn. Đây là cách thức định vị “gây hấn” và thách thức trực diện.

chu kỳ sống của sản phẩm là gìChu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?

Chu kỳ sống của sản phẩm (tiếng Anh là Product Life Cycle – PLC) là một khái niệm dùng để chỉ quá trình tồn tại và phát triển của sản phẩm. Nó mô tả tình trạng tiêu thụ và sự biến động của giá cả từ lúc xâm nhập thị trường đến khi được đưa ra khỏi kệ. Trong mỗi giai đoạn khác nhau thì sản phẩm sẽ có những đặc điểm khác nhau. Vì thế muốn kinh doanh thành công, các chủ doanh nghiệp cần vận dụng được vòng đời sản phẩm một cách hợp lý, từ đó tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một sản phẩm có thể tồn tại lâu hay mau còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vòng đời của một sản phẩm thông thường sẽ bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Triển khai, thâm nhập thị trường (Market Development)

Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ cho ra mắt thị trường. Đây là thời điểm bắt đầu chu kỳ sống của sản phẩm. Ở giai đoạn triển khai và thâm nhập thị trường, phần lớn người tiêu dùng chưa biết đến sự tồn tại của sản phẩm. Vì thế, mục tiêu chính của doanh nghiệp trong giai đoạn 1 là quảng bá thông tin, hình ảnh đến nhiều khách hàng mục tiêu nhất có thể. Product Life Cycle chuyển qua giai đoạn 2 nhanh hay chậm là do chiến lược và cách vận hành của mỗi doanh nghiệp. 

Giai đoạn 2: Tăng trưởng (Market Growth)

Sau khi được khách hàng chấp nhận và tin dùng rộng rãi, doanh số và lợi nhuận bắt đầu tăng trưởng mạnh thì đây là dấu hiệu cho sự bắt đầu của giai đoạn 2. Lúc này, phần lớn đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp đã nhận biết được sự tồn tại của sản phẩm này. Cho nên thay vì tiếp tục đẩy mạnh các chiến lược marketing, điều cần làm là giảm ngân sách của hạng mục quảng cáo để tập trung vào sản xuất, phân phối và bán hàng. 

Giai đoạn 3: Bão hòa (Market Maturity)

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ không thể thấy trên báo cáo tài chính những con số như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vài trăm phần trăm, hay một vài chỉ số khác cũng có dấu hiệu chững lại. Khi có dấu hiệu tăng trưởng ổn định, lượng bán không tăng quá nhiều thì sản phẩm đã bắt đầu bước qua giai đoạn bão hòa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này, một trong số đó là thị trường đã bị khai thác hết, không còn nhiều khách hàng mới. Mức độ cạnh tranh tăng cao, từ đó phát sinh thêm chi phí. 

Giai đoạn 4: Suy thoái (Market Decline)

Khi bước qua giai đoạn cuối của Product Life Cycle, doanh thu của sản phẩm bắt đầu suy giảm mạnh. Hàng hóa của doanh nghiệp có thể bị ứ đọng, không phân phối được, có thể dẫn đến thua lỗ. Có nhiều người thắc mắc “tại sao lúc trước bán được nhưng bây giờ không còn ai mua”. Rất đơn giản, do thời gian và hành vi khách hàng thay đổi, cộng thêm các yếu tố thị trường tác động thì hàng hóa của bạn không còn hữu ích với người tiêu dùng. Nếu vẫn cứ cố chấp với sản phẩm này thì rất có thể sẽ bị phá sản. Thay vào đó, hãy tập trung phát triển các mặt hàng khác để có thể đón đầu xu thế kinh doanh.

Các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm

Mỗi sản phẩm được tạo thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi thuộc tính thể hiện một giá trị phản ánh chất lượng của sản phẩm đó:

  • Sự phù hợp: Nhà sản xuất cần đảm bảo chất lượng của sản phẩm dự trên sự đồng nhất với các thông số kỹ thuật. 
  • Tuổi thọ hay độ bền của sản phẩm: Thể hiện tính năng hoạt động bình thường, đáp ứng các tiêu chí về tính năng và tác dụng của sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng theo quy định.
  • Các yếu tố thẩm mỹ đặc trưng: Sản phẩm phải được thiết kế phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
  • Độ tin cậy của sản phẩm: Là yếu tố đặc trưng cho khả năng duy trì đúng tính năng hoạt động và chất lượng như đã cam kết trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Độ an toàn của sản phẩm: Đáp ứng các tiêu chí về an toàn sản phẩm được nhà nước quy định như: An toàn trong sử dụng và vận hành, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và an toàn với môi trường. 
  • Tính tiện dụng phản ánh những đòi hỏi: Là thuộc tính thể hiện tính sẵn có, sự thuận tiện trong vận chuyển, bảo quản và dễ dàng sử dụng của sản phẩm.
  • Tính kinh tế của sản phẩm: Yếu tố thể hiện sự tiêu hao năng lượng, nguyên liệu của sản phẩm trong quá trình sử dụng. Sự tiết kiệm trong tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ.

Ngoài ra còn có những yếu tố vô hình phản ánh chất lượng sản phẩm như: Dịch vụ đi kèm, giá trị đạo đức của sản phẩm, nhãn hiệu; danh tiếng; uy tín của nhà sản xuất. 

Đến đây bạn có thể thấy được sản phẩm đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống. Do đó, những công việc về sản xuất và việc Marketing bao giờ cũng có rất cần cần thiết trong hoạt động của mọi doanh nghiệp. Bộ phận sản xuất sẽ cố gắng tạo ra sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất, còn bộ phận Marketing sẽ cố gắng tiếp thị sản phẩm đó đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận tốt nhất. 

Tại TopCV vẫn đang có rất nhiều tin tuyển dụng về các vị trí sản xuất và Marketing mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn vị trí phù hợp với đấy. Mời bạn truy cập ngay website TopCV để khám phá ngay nhé.

>>> Tham khảo: Kênh phân phối là gì? 5 loại kênh phân phối trong Marketing

Kết luận

Đến đây, hẳn là bạn cũng đã có thêm những kiến thức cơ bản và hiểu về khái niệm sản phẩm là gì. Hy vọng bài viết ngày hôm nay đã thực sự hữu ích với bạn. Hãy tiếp tục follow TopCV để khám phá thêm nhiều chủ đề thú vị khác nhé.

Nguồn ảnh: Sưu tầm