Sản phẩm dở dang là gì? Phương pháp đánh giá và ý nghĩa
Trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, quá trình tạo ra các sản phẩm thường kèm theo các sản phẩm dở dang. Bên cạnh các thành phẩm hoàn thành, các sản phẩm dở dang cũng chiếm khá nhiều trong doanh nghiệp. Vậy sản phẩm dở dang là gì ? Làm thế nào để đánh giá sản phẩm dở dang hiệu quả? Ý nghĩa của sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Sản phẩm dở dang là gì và phương pháp đánh giá hiệu quả
1.1. Sản phẩm dở dang là gì?
Sản phẩm dở dang (Unfinished Product) là các sản phẩm mà doanh nghiệp vẫn chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng để tạo thành một thành phẩm. Trước khi tiến hành tạo nên hình dạng cuối cùng, sản phẩm dở dang sẽ là hàng hóa vẫn còn nằm trong quá trình sản xuất. Sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu và dự trữ thành phẩm tạo thành mức đầu tư của doanh nghiệp về hàng tồn kho.
Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa thành thành phẩm
Hiện nay có hai loại sản phẩm dở dang là đầu kỳ và cuối kỳ: Sản phẩm dở dang đầu kỳ là những sản phẩm trước khi chuyển sang sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán; sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm chưa hoàn thiện và chưa hoàn thành, vẫn còn thuộc vào quy trình sản xuất trong doanh nghiệp, cần trải qua một hoặc một vài công đoạn nữa thì mới tạo nên thành phẩm hoàn chỉnh.
1.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thế nào?
Doanh nghiệp cần dựa vào tính chất của sản xuất và các phương pháp tính giá thành trong sản phẩm để lựa chọn cho mình phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp.
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
1.2.1. Đánh giá theo giá thành kế hoạch hay định mức
Đối với phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch sử dụng để đánh giá các phụ tùng, bán hàng phẩm hay các chi tiết máy tự chế đã nhập vào trong kho. Để chi phí sản xuất chung tính vào thành phẩm và đơn giản được những khoản thiệt hại trong sản xuất, mà sản phẩm dở dang sẽ không được phân bổ.
1.2.2. Ước tính sản lượng tương đương
Quy đổi sản phẩm dở dang ra các số lượng thành phẩm tương đương bằng cách dựa vào mức độ hoàn thành và số lượng của sản phẩm dở dang so với thành phẩm.
Các chi phí dành cho vật liệu và nguyên liệu chính để tạo nên sản phẩm dở dang, được xác định giống như thành phẩm, xác định theo các chi phí thực tế. Một số chi phí khác được phân bổ cho sản phẩm dở dang như các chi phí chế biến khác sẽ dựa vào chi phí về tiền công và tiền lương định mức.
Một căn cứ khác dùng để xác định chi phí chế biến và phân bổ cho các sản phẩm dở dang là mức độ hoàn thành sản phẩm so với thành phẩm theo đánh giá chung.
Ước tính sản lượng tương đương
1.2.3. Theo chi phí trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính
Đối với phương pháp đánh giá này, giá trị sản phẩm dở dang chỉ được tính vào các chi phí trực tiếp như vật liệu, tiền lương hay các chi phí sử dụng cho nguyên vật liệu chính, còn các chi phí còn lại sẽ tính vào các thành phẩm đã hoàn thiện. Phương pháp đánh giá này được xem là khá đơn giản tuy nhiên mức độ chính xác không quá cao. Do đó, các doanh nghiệp có chi phí trực tiếp chiếm đa số tỷ trọng trong các giá thành của sản phẩm, số lượng sản phẩm dở dang giữa các kỳ sản xuất tương đối đều và có ít sản phẩm dở dang thì mới nên áp dụng phương pháp này.
1.2.4. Theo 50% chi phí chế biến
Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến được xem là phương pháp sử dụng trong trường hợp đặc biệt theo sản lượng hoàn thành tương đương so với sản phẩm dở dang. Khi sử dụng phương pháp này, sản phẩm dở dang được tính là 50% mức độ hoàn thiện so với thành phẩm của doanh nghiệp.
Sản phẩm dở dang tính theo 50 phần trăm mức độ hoàn thiện thành phẩm
Giống như phương pháp ước tính sản lượng tương đương, phương pháp này xác định giá trị của sản phẩm dở dang theo các chi phí cho nguyên, vật liệu chính được tính vào mức tiêu thụ trên thực tế trong doanh nghiệp.
So với các chi phí chế biến phân bổ cho thành phẩm, chi phí chế biến trong phương pháp này được tính bằng 50%. Phương pháp theo 50% chi phí chế biến chỉ nên được áp dụng ở các doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ lệ nhỏ bởi mức độ chính xác thấp.
1.2.5. Theo định mức chi phí
Đối với những doanh nghiệp đã tính giá thành sản phẩm theo các phương pháp định mức hay đã xây dựng được định mức với chi phí hợp lý thì nên áp dụng phương pháp theo định mức chi phí. Qua phương pháp này, kế toán xác định chi phí cho sản phẩm dở dang bằng cách căn cứ vào định mức chi phí của sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành sản phẩm của nó theo công đoạn sản xuất. Lúc này, tổng hợp các chi phí định mức trong các công đoạn thực hiện hoàn thành sản phẩm là giá trị sản phẩm dở dang.
1.3. Kiểm kê và đánh giá các sản phẩm dở dang ra sao?
Việc kiểm kê và đánh giá các sản phẩm dở dang là việc tính toán và xác định được các chi phí sản xuất sản phẩm trong việc sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ, đây cũng là một trong các yếu tố để quyết định giá thành sản phẩm hoàn thành trong chu kỳ đã hợp lý hay chưa.
Kiểm kê và đánh giá các sản phẩm dở dang
Ngoài việc ảnh hưởng đến giá trị của hàng tồn kho trên những bảng cân đối kế toán trong doanh nghiệp, các thông tin về sản phẩm dở dang còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh thì thành phẩm được xuất khẩu hay bán ra trong kỳ đó.
2. Ý nghĩa sản phẩm dở dang
Theo từng hoàn cảnh khác nhau, sản phẩm dở dang sẽ mang ý nghĩa khác nhau và chí mang ý nghĩa tương đối trong phạm vi của các doanh nghiệp. Trên thực tế, một số sản phẩm ở doanh nghiệp này mặc dù đã hoàn thành công đoạn trong sản xuất ra cuối cùng, nghĩa là đã trở thành thành phẩm, nhưng đối với doanh nghiệp khác, nó chỉ là bán thành phẩm hay là vật liệu.
Chẳng hạn: Trong nhà máy cán thép, thép thỏi được xem là thành phẩm nhưng trong nhà máy cơ khí, theo thỏi chỉ là vật liệu.
Ý nghĩa sản phẩm dở dang
Các sản phẩm như bán thành phẩm hay các nguyên vật liệu mua ngoài và chưa được doanh nghiệp sử dụng đến không tính là sản phẩm dở dang. Sản phẩm được coi là bán thành phẩm khi kết thúc ở một số giai đoạn chế biến nhưng chưa hoàn thành ở công đoạn cuối cùng.
Chẳng hạn: Các sản phẩm của quạt điện như động cơ điện, cánh quạt điện đã sản xuất xong trong nhà máy sản xuất quạt điện nhưng chưa tiến hành đến giai đoạn lắp ráp để tạo nên một chiếc quạt điện, do đó các bộ phận này chỉ được xem là bán thành phẩm trong quá trình sản xuất quạt điện.
Để đánh giá và định mức các sản phẩm dở dang dễ dàng, bạn nên sử dụng phần mềm sản xuất là phần mềm quản lý sản xuất 365. Phần mềm sẽ giúp bạn định mức được quá trình tính toán sản phẩm dở dang và đưa ra phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được sản phẩm dở dang là gì và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang chi tiết. Tùy theo tình hình sản xuất của doanh nghiệp, các cơ cấu chi phí, quy trình công nghệ và tùy theo yêu cầu về quản lý trong từng doanh nghiệp mà sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp. Do đó, quá trình kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp.
Sản lượng hòa vốn
Bạn hiểu sản lượng hòa vốn là gì và công thức tính sản lượng hòa vốn ra sao? Có yếu tố nào làm tăng hay giảm sản lượng hòa vốn hay không? Click đường dẫn dưới đây để biết được các thông tin về sản lượng hòa vốn nhé!
Sản lượng hòa vốn
Chia sẻ: