Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì?
Câu hỏi: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là gì?
A.Chất lượng của dịch vụ vận tải.
B.Khối lượng vận chuyển.
C.Khối lượng luân chuyển.
D.Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Lời giải:
Đáp án đúng: D.Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Giải thích:
– Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
– Giao thông vận tải phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình tham gia vào giao thông vận tải.
– Và dù là loại hình giao thông nào thì mục đích chính của chúng là phục vụ nhu cầu của con người.
Kiến thức mở rộng:
Giao thông vận tải (GTVT) là một chuyên ngành của sản xuất vật chất đặc biệt. Thông qua đó, nó trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Cụ thể, GTVT phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình tham gia vào giao thông vận tải.
Giao thông vận tải cơ bản bao gồm 5 loại hình:
– Vận tải đường sắt: là hình thức giao thông chỉ vận chuyển trên một tuyến đường cố định. Tuyến đường sắt của Việt Nam dài 3.143 km từ Bắc đến Nam.
– Vận tải đường bộ: là hình thức giao thông vận tải phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất, vì nó linh hoạt trong quá trình vận chuyển cũng như cho phép nhiều loại phương tiện khác nhau tham gia lưu thông.
– Vận tải đường thủy: là loại hình giao thông qua đường sông nước hay biển. Đặc điểm của loại hình này là có thể vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hóa chất, vận chuyển khí hóa lỏng với khối lượng lớn hơn các loại hình giao thông khác, tuyến đường dài, sang các quốc gia khác
– Vận tải hàng không: là loại hình giao thông tốc độ nhanh, dùng để di chuyển giữa các quốc gia nhưng thường để chở hành khách hơn là hàng hóa vì giới hạn khối lượng. Đây cũng là loại hình giao thông phát triển nhanh nhất hiện nay.
– Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời): là loại hình giao thông đặc thù nhằm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của các đơn vị đặc biệt như công ty sản xuất hóa chất, công ty đa quốc gia, công ty Nhà nước,…
– Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.
– Chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa…
– Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí :
+ Khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển)
+ Khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km)
+ Cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km).
– Đảm bảo cho quá trình sản xuất, giao thương, kinh tế toàn quốc diễn ra bình thường và liên tục.
– Đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân khắp cả nước
– Là nhân tố quan trọng thúc đẩy phân bố dân cư, cân bằng mật độ dân số toàn quốc
– Thúc đẩy các hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vùng sâu vùng xa
– Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh quốc gia và trong khu vực
– Thực hiện là cầu nối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các quốc gia trên thế giới
– Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
– Giao thông vận tải phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình tham gia vào giao thông vận tải.
– Và dù là loại hình giao thông nào thì mục đích chính của chúng là phục vụ nhu cầu của con người.