Sampling là gì? Kinh nghiệm Sampling hiệu quả cho doanh nghiệp

Marketing thời đại 4.0 phát triển mạnh mẽ, tỷ lệ cạnh tranh cao yêu cầu người làm truyền thông cần biết và vận dụng tất cả các chiêu thức Marketing quan trọng. Đối với người làm Marketing lâu năm khái niệm Sampling là gì đã vô cùng quen thuộc. 

Với độ hiệu quả cao, tiếp cận được trên phạm vi rộng và có thể tư vấn trực tiếp, phản hồi tức thì cho khách hàng nên hình thức này được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến. Nếu bạn muốn biết sampling là gì thì xem ngày bài viết dưới đây của LPTech nhé!

Sampling là gì?

Sampling có thể hiểu đơn giản là mẫu thử, sản phẩm dùng thử. Đây là hình thức Marketing hiệu quả giúp “thu hẹp” khoảng cách giữa khách hàng với doanh nghiệp bằng cách giới thiệu sản phẩm trực tiếp tận tay người tiêu dùng và cho họ trải nghiệm sản phẩm đó.

Khi kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao và trở nên cẩn trọng hơn trước những chương trình tiếp thị, doanh nghiệp cần có nhiều “chiêu độc” như thế này để thuyết phục họ làm quen với sản phẩm và dịch vụ mới của mình.

samplingsampling

Về phía khách hàng, họ sẽ có xu hướng thích dùng thử trước, họ được trải nghiệm dịch vụ và sản phẩm chân thực từ đó đưa ra đánh giá. Về phía doanh nghiệp, sử dụng các chương trình sampling là cách thông mình và hiệu quả để thu thập ý kiến và phản hồi từ khách hàng từ đó. Từ đó, công ty có thể thay đổi, hoạch định chiến lược sao cho tối ưu và phù hợp nhất dựa trên những phản hồi của người dùng thực.

Ví dụ, cụ thể nhất của hình thức Sampling chính là các bạn PG mời mọi người dùng thử xúc xích, gà chiên trong siêu thị, cửa hàng,… 

Sampling mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Sampling mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hình thức này sẽ tăng lợi nhuận, doanh thu và giúp khách hàng biết đến sản phẩm của họ nhiều hơn.

1. Tăng cơ hội trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng

Các hình thức marketing online, quảng bá trên phương tiện đại chúng, sách báo khách hàng chỉ có thể đọc thông tin, thấy mô tả sản phẩm. Nhưng với hình thức Sampling cung cấp sản phẩm mẫu cho khách dùng thử thì khách hàng có cơ hội tự trải nghiệm trực tiếp và có những đánh giá của riêng mình. 

Theo thống kê của EMI (Viện tiếp thị sự kiện): 81% người tiêu dùng sẽ dùng sản phẩm mẫu vì họ thích trải nghiệm, hơn nữa sản phẩm lại miễn phí nữa. 49% khách hàng khác nói rằng họ thử sản phẩm vì muốn tìm hiểu chất lượng sản phẩm của công ty ra ra sao. 

Việc này không chỉ giúp thương hiệu, sản phẩm tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn mà còn tăng niềm tin với sản phẩm của người tiêu dùng.

2. Khách hàng đánh giá thương hiệu tốt hơn

“Trăm nghe không bằng mắt thấy”, khách hàng được dùng thử miến phí lại càng chứng thực chất lượng hơn. Bằng cách này giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và sự chuyên nghiệp cũng như mang lại hình ảnh sản phẩm chất lượng nhất trong mắt người tiêu dung.

>> Xem thêm: Brand identity: Những điều chưa kể về nhận diện thương hiệu

samplingsampling

3. Thúc đẩy chuyển đổi hành động mua sắm

Với những đội ngũ sampling chuyên nghiệp, giao tiếp tốt cùng sản phẩm chất lượng cao sẽ thúc đẩy hành động mua sắm tốt hơn. Kết hợp với các promotion, “giá dùng thử” đúng cách người trải nghiệm sản phẩm có thể mua ngay sản phẩm sau khi thấy ưng ý. Hình thức này cũng giúp doanh nghiệp được khách hàng “quảng cáo miễn phí” bằng cách nói cảm nhận và tư vấn người thân, bạn bè cùng mua.

4. Phản hồi được trực tiếp, nhanh chóng cho khách hàng

Những câu hỏi, những thắc mắc của khách hàng sẽ được trả lời một cách nhanh chóng ngay sau đó. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng hơn. Doanh nghiệp sẽ không bỏ sót được bất cứ câu hỏi nào từ khách hàng của mình.

Face to Face và door to door đang là 2 hình thức tiếp thị sản phẩm trực tiếp đang được sử dụng. Hiện nay còn có thêm sampling online để quảng bá mạnh hơn vào mùa dịch. Khách hàng truy cập website hoặc đọc trên báo sau đó tiền thông tin để mẫu thử sản phẩm được gửi về địa chỉ mà mình muốn nhận hàng.

===>Xem thêm: Dịch vụ Marketing tổng thể cho doanh nghiệp

Lựa chọn thời gian và địa điểm Sampling hiệu quả cho doanh nghiệp

Tùy vào mục tiêu, mặt hàng muốn quảng bá mà doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược Sampling vào thời gian và địa điểm phù hợp để mang về kết quả thành công nhất. 

1. Chọn địa điểm Sampling lý tưởng

Sampling có rất nhiều địa điểm để thực hiện, dưới đây là những địa điểm được chọn lựa nhiều nhất.

  1. Sampling tại chợ và siêu thị cho các mặt hàng gia dụng, dân dụng, thực phẩm.
  2. Sampling tại nhà hàng, quán cà phê cho thức ăn nhanh, hàng lưu niệm, văn phòng phẩm.
  3. Tại các tòa nhà văn phòng thì tốt nhất vẫn là mỹ phẩm và thức ăn nhanh, cà phê…
  4. Bỉm sữa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nên chọn các địa điểm như bệnh viện, nơi tập dưỡng sinh…
  5. Hội chợ triển lãm thường triển lãm đa dạng nhất mọi loại mặt hàng.
  6. Sampling trên tạp chí, website với hình thức online cũng không nên bỏ qua. Bất cứ mặt hàng nào cũng có thể sampling online được cả.

samplingsampling

2. Thời điểm Sampling thích hợp nhất

Tất cả các hoạt động Marketing bán hàng đều được lên chiến lược chi tiết, đặc biệt là thời gian thực hiện. Với hình thức Sampling cũng vậy, thời gian tổ chức các chương trình Sampling rất quan trọng. Tùy vào mặt hàng và theo chiến lược mà doanh nghiệp cần cân nhắc thời gian thực hiện Sampling phù hợp.

  1. Các dịp lễ nên sampling các mặt hàng cần thiết cho dịp lễ đó.

  2. Sampling theo mùa với các loại sản phẩm có tác dụng tương đương.

  3. Ra mắt sản phẩm mới, có chiến lược giảm giá cũng nên sampling.

  4. Doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cũng nên sampling.

Những lưu ý để thực hiện Sampling hiệu quả

Ngoài lựa chọn thời gian và địa điểm lý tưởng thì khi tổ chức các chường trình Sampling người kinh doanh cần lưu ý các điểm quan trọng sau:

  1. Đối tượng phát sampling

    vô cùng quan trọng. Lựa chọn địa điểm sampling phù hợp với sản phẩm và đối tượng mục tiêu của bạn của bạn. Chẳng hạn như mỹ phẩm sẽ không thích hợp để sampling ở chợ. Thực phẩm và đồ gia dụng sẽ không phù hợp để sampling ở nơi văn phòng…

  2. Cân nhắc

    số lượng sản phẩm cần Sampling

    . Kết quả bạn muốn đạt được cho lần Sampling này là gì? Việc tiếp thị đại trà tất cả mọi đối tượng kể cả những người không cần sản phẩm của bạn sẽ hao tốn tài chính mà không mang lại kết quả cao.

  3. Nhân viên thực hiện Sampling

    phải được đào tạo bài bản, hiểu rõ về sản phẩm. Họ có năng khiếu giao tiếp, nụ cười tươi và ứng biến tình huống tốt. Để chường trình sampling thu hút được nhiều quan tâm thì có thể tổ chức các trò chơi hoặc thử thách nhận quà.

  4. Quản lý rủi ro

    : nhãn hàng cần đảm bảo tất cả sản phẩm Sampling đều mới và đạt an toàn, để tránh phát sinh sự cố như ngộ độc thực phẩm. 

>> Xem thêm: Consumer Psychology: Tăng hiệu quả kinh doanh với tâm lý khách hàng

Liên hệ tư vấn - LPTech