Sale là gì? Công việc của nhân viên Sale là gì?
Nhân viên sales là gì? Công việc chính của nhân viên sale bao gồm những gì? Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về công việc đang rất phổ biến này. Bài viết này sẽ đi vào những nội dung chính liên quan đến công việc sales, giúp các bạn giải đáp những câu hỏi thắc mắc liên quan đến công việc sales này nhé.
Có rất nhiều cách khác nhau để hiểu về sales. Theo cách đơn giản nhất thì sales là vị trí bán hàng cho doanh nghiệp, nhân viên sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp, bên cạnh đó là giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua sản phẩm của doanh nghiệp mình giúp tăng doanh thu cho công ty.
Trong bất kì một kĩnh vực kinh doanh nào thì sales là công việc đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu bởi sale chính là là những con người trung gian với công việc tiếp thị, đem các sản phẩm của các doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng và thuyết phục họ mua chúng. Để một sản phẩm đến tay khách hàng, ngoài nhu cầu từ phía người mua, doanh nghiệp cũng cần phải có những tư vấn nhất định về giá trị hay những thông tin nổi bật, tính hiệu quả của sản phẩm để khách hàng hiểu hơn về chúng, thì ở đây, nhân viên sales là người chuyên cung cấp, tư vấn những sản phẩm hàng hóa dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng.
Sales có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hoặc gián tiếp thông qua điện thoại. Nhưng dù phương thức có như thế nào thì vẫn nhằm mục địch tăng doanh số bán hàng cho công ty. Họ luôn là người nắm bắt thật rõ ràng và chi tiết về mọi mặt của sản phẩm để thông tin kịp thời đến khách hàng và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách. Trình độ của nhân viên sales càng cao, các kỹ năng làm việc càng tốt thì lượng khách hàng được thu hút sẽ ngày càng nhiều và phổ biến.
Sales là một nghề tương đối phổ biến hiện nay, tuy nhiên đây cũng là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi kĩ năng về giao tiếp, đàm phán và thuyết phục cũng như khả năng xử lý tình huống, ứng biến trong mọi trường hợp.
Với sự phát triển của công nghệ số và nhiều mô hình kinh doanh ra đời trong xã hội hiện nay, nhu cầu tìm kiếm nhân viên sales ở nhiều công ty, doanh nghiệp lại càng cao. Do vậy, nhu cầu sử dụng và những chế độ đãi ngộ từ công ty này mang lại ngày càng dồi dào.
S – Smile: Hãy mỉm cười khi gặp khách hàng
A – Ask: Hãy hỏi khách hàng thật chi tiết, tỉ mỉ về nhu cầu của họ để có dữ liệu cần thiết cho giải pháp bạn đưa ra cho khách hàng .
L – Listen: Hãy lắng nghe khách hàng chia sẻ. lắng nghe chứ ko chỉ nghe . Dữ liệu bạn có được chỉ là phần thô, hãy lắng nghe để tìm ra insight thực của khách hàng là gì, hãy lắng nghe để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, điều khách hàng lo lắng là gì .
E – Education: Hãy nói cho họ hiểu về thị trường, về sản phẩm, về cách thức, về những quy chuẩn.
Nhiều người nghĩ rằng “Nhân Viên Sale” là người làm công việc bán hàng đơn thuần, nếu nghĩ vậy thì không sai nhưng hoàn toàn thiếu nhé. Nhân viên sale sẽ làm những việc tương đương với một nhân viên văn phòng thậm chí còn phức tạp và “đau đầu” hơn rất nhiều.
– Một là: Nnhân viên sales phải thuộc tất cả các mẫu mã, sản phẩm, chức năng của tất tần tật các loại mặt hàng đang bán và công dụng sử dụng của từng sản phẩm. Họ có lẽ sẽ phải cần có một trí nhớ thật tốt, đam mê công việc để có thể tư vấn cho khách hàng những hiểu biết nhiều nhất mới nhất về sản phẩm của doanh nghiệp của mình.
– Hai là: Luôn là người phải có mặt tại khu vực trưng bày, khu triển lãm sản phẩm đang bán để tư vấn cũng như giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp cho họ. Bên cạnh đó còn phải kiểm tra quá trình tiêu thụ, tốc độ tiêu thụ hàng hóa, cập nhật những số liệu cụ thể và báo cáo cho cấp trên tất cả mọi thông tin của các sản phẩm của công ty, về mức độ tiếp cận và tiêu thụ của chúng.
– Ba là: luôn là người luôn nghiên cứu thị trường và đồng thời phân tích và tìm hiểu xem trên thị trường có những nhóm đối tượng nào đang mong muốn cung cấp các mặt hàng ra sao, công việc này tương đối giống với công việc marketing, từ đó đưa ra những chiến lược thích hợp đối với công việc và phát triển thương hiệu của công ty, từ đó tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
– Bốn là: Họ luôn là người phải “lăn xả” vào thị trường để thực hiện các công việc về tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đưa ra những danh sách những cá nhân hay tập thể có nhu cầu mua hàng và sử dụng, các khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu, khách hàng có nhu cầu lặp lại sản phẩm, …. Đồng thời đảm bảo thương lượng đạt kết quả trong việc báo giá và đàm phán, các thỏa thuận về thời hạn thanh toán cũng như cách thức giao hàng như thế nào khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
– Năm là: Công việc của một nhân viên sales còn bao gồm việc gọi điện thoại, viết email để giới thiệu về sản phẩm của công ty, tìm hiểu nguồn khách hàng và nghiên cứu nhu cầu của họ, … Đồng thời gặp gỡ, tiếp xúc khách hàng trực tiếp.
– Sáu là: Một nhân viên sales còn cần phải thực hiện việc kiểm kê hàng hóa, nộp hóa đơn bán hàng hàng ngày cho cấp trên. Kiểm tra về số lượng của mặt hàng, bổ sung mặt hàng nếu những nơi trưng bày thiếu. Do đó họ còn phải có khả năng kết hợp với những bộ phận khác, khả năng “team work” giúp khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả nhất.
– Cuối cùng: Luôn phải thực hiện các yêu cầu đáp ứng khách, giải quyết các khiếu nại (nếu có) và làm cho họ hài lòng nhất
Như vậy, bộ phận sales được xem là bộ phận đại diện cho bộ mặt của cả doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
Vì vậy, hành vi và thái độ của nhân viên sales đối với khách hàng sẽ rất quan trọng quyết định khách hàng có những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về doanh nghiệp và quyết có chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp bạn hay không. Do vậy, nhân viên sales trước khi được nhận việc chính thức phải trải qua quá trình đào tạo rất khắt khe theo quy chuẩn riêng của từng công ty.
– Kỹ năng giao tiếp:
Nếu ngoại hình mang đến cái nhìn ban đầu ấn tượng, thiện cảm thì kỹ năng giao tiếp là nhân tố quan trọng, cần thiết cho nghề này. Giao tiếp tốt sẽ tạo cho bạn có và giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng. Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng sẽ giúp bạn có niềm tin nơi khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Trong giao tiếp, con người liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn nói lời trực tiếp. Bạn có biết ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh không chỉ giúp bạn truyền đạt tốt hơn đến khách hàng, mà còn giúp hiểu được một phần suy nghĩ, ý định mà khách hàng chưa kịp diễn đạt. Khéo léo đoán biết và có giải pháp xử lý, ắt là sẽ được lòng hơn nhiều khi cứ hỏi khách vòng vo.
– Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Xác định được đúng đối tượng khách hàng vừa giúp bạn tăng cơ hội kinh doanh lại giúp tiết kiệm thời gian công sức bỏ ra. Bạn đang bị động hay luôn chủ động tìm được đúng khách hàng cho mình? Mà đâu là những khách hàng tiềm năng?
– Kỹ năng lắng nghe:
Tưởng chừng như đơn giản nhưng lắng nghe lại là thành phần quan trọng tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và khách hàng. Một lỗi rất thường gặp ở các nhân viên bán hàng là thay vì lắng nghe ý kiến của khách hàng thì họ chỉ chăm chăm nói về sản phầm dịch vụ. Trong khi nghe khách hàng trình bày, bạn cần tinh ý và nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu, sở thích, từ đó mới giúp họ lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Có như vậy khách hàng vừa cảm thấy được quan tâm tôn trọng, lại hài lòng về sản phẩm của bạn.
– Kỹ năng đặt câu hỏi:
Khách hàng đôi khi không biết rõ những nhu cầu thực tế của mình. Vì thế, sales phải biết cách đưa ra những câu hỏi mà sẽ dẫn họ đến câu trả lời. Đưa ra những câu hỏi về phía khách hàng cũng là cách để sales giải quyết những vấn đề của mình. Bạn có biết cách để tìm hiểu nhu cầu ẩn của khách hàng? Liệu có cơ hội kinh doanh rộng mở hoặc về lâu dài?
– Kỹ năng thuyết trình:
Thể hiện kiến thức và trình bày rành mạch: Dù là trình bày ý tưởng trong công việc hay chỉ là nói chuyện thông thường, bạn cũng nên lưu ý để chuẩn bị nội dung. Bạn cần biết chính xác điều mình muốn diễn đạt cho người khác. Tiếp đến hãy thu thập các thông tin và lập luận rồi hệ thống lại cho hợp lý. Đừng cố tỏ ra “nguy hiểm” bằng việc dùng thuật ngữ hay từ ngữ to tát, hãy giữ cho nội dung bạn nói rõ ràng, đơn giản và chính xác. Càng hiểu rõ và có kiến thức về những gì mình nói, bạn sẽ càng tự tin và chắc chắn nhận được sự hứng thú lắng nghe
– Kỹ năng Thuyết phục:
Một kỹ năng chung mà người bán hàng nào cũng cần phải có đó là phải biết cách thuyết phục người khác hay nói một cách khác, làm thế nào để có được điều họ muốn. Họ luôn tập trung vào những điều họ muốn và kiên trì với nó cho đến tận cùng. Họ không bao giờ từ bỏ.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Những người bán hàng thành công luôn có kỹ năng và nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ, phân tích các giải pháp khả thi. Việc tiếp bạn cần làm là đề ra mục tiêu, sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng đó. Trong quá trình thực hiện, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh. Cuối cùng, tổng kết đánh giá lại toàn bộ để đúc kết kinh nghiệm cho mình.
– Kỹ năng chốt sale:
Sau nỗ lực tìm hiểu và tư vấn cho khác hàng, mong muốn khách ra quyết định mua sản phẩm và còn trở lại những lần sau. Để làm được điều này bạn nên trang bị một vài kỹ thuật nắm bắt tâm lý hướng khách hàng chốt sale. Việc chốt bán hàng cũng là một nghệ thuật rất quan trọng, dù bạn cho họ lý do để mua hàng ngay lập tức nhưng cần khéo léo làm sao để khách hàng tự nguyện mua sản phẩm chứ không khiến họ cảm thấy bị ép buộc
– Kỹ năng đàm phán thương lượng:
Đàm phán là phương tiện cơ bản là kỹ năng không thể thiếu của nhân viên bán hàng để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Quá trình giao tiếp nhằm thỏa thuận được lợi ích kinh doanh có thể chia sẻ giữa ta và đối tác khách hàng. Tuy duy nhạy bén, Phản xạ ứng xử nhanh nhạy song đồng thời cũng phải biết nhẫn nại tranh luận, biết kiềm chế cảm xúc và có lý lẽ thuyết phục khách hàng khéo léo để mang lại cảm giác dễ chịu để thỏa hiệp, bảo vệ lợi ích của mình.
– Kỹ năng làm việc nhóm:
Phối hợp tốt với đồng nghiệp hoặc phòng ban có thể giúp giải quyết tốt hơn, nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với một dự án hợp tác kinh doanh lâu dài, bạn khó lòng mà một mình xoay sở hết mọi việc phải không nào.
=>> Tham khảo thêm:
Sales Marketing là gì? Hiểu rõ về công việc của nhân viên Sale Marketing
Sau khi tìm hiểu nhân viên sales là gì, những kỹ năng cần thiết của nghề sales, hy vọng bạn đã có thêm hành trang để thử sức với ngành nghề thú vị này. Nếu có khả năng và chăm chỉ, nghề sales sẽ là một nghề có mức thu nhập cao, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cho bạn và gia đình.
Trên đây là những thông tin xung quanh những vấn đề về ngành sales. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc này. Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn và thành trong công việc của mình.