Sách công nghệ thông tin (CNTT) nên đọc – NordicCoder

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) là gì?

Trước khi tìm hiểu về những đầu sách công nghệ thông tin (CNTT) thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu CNTT là gì?

CNTT (viết tắt là: Information Technology hay IT) là một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ xử lý và truyền tải thông tin.

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghĩ Quyết của Chính Phủ năm 1993. “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội“.

Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958. Hai tác giả Leavitt và Whisler của tạp trí Harvard Business Review đã bình luận “Công nghệ mới chưa thiết lập tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin”.

(theo Wikipedia)

Phân loại các nhóm nghề trong lĩnh vực CNTT

1. Lĩnh vực phát triển phần mềm

  • Lập trình viên (Developer)
  • Kỹ sư thiết kế phần mềm (Junior Software Engineer)
  • Kiến trúc sư phần mềm (Software Architect)
  • Kỹ sư kiểm thử phần mềm (Tester)
  • Chuyên viên phân tích (professional analyst)
  • Kỹ sư cầu nối (Bridge System Engineer)
  • Chuyên viên dự án (Project Management)

2. Mạng và an toàn thông tin mạng

  • Kỹ sư quản trị mạng
  • Kỹ sư an toàn thông tin
  • Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật
  • Quản lý CNTT

3. Lĩnh vực Multimedia

  • Thiết kế đồ họa
  • Truyền thông đa phương tiện

4. Lĩnh vực khác

  • Thiết kế vi mạch
  • Quản trị Website
  • Kỹ sư hệ thống thông tin
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển
  • Giảng viên chuyên ngành CNTT
  • Tư vấn CNTT
  • Kinh doanh kỹ thuật số
  • Quản trị cơ sở dữ liệu

5. Lĩnh vực tự động hóa và AI (trí thông minh nhân tạo)

  • AI (trí thông minh nhân tạo)
  • IoT (internet of thing)
  • Blockchain

Như danh sách những lĩnh vực trong ngành IT được liệt kê ở trên, chắc bạn sẽ tự đặt câu hỏi là “nhiều lĩnh vực như vậy thì phải tìm những cuốn sách công nghệ thông tin về lĩnh vực nào? Cuốn nào phù hợp với mình?”

Tùy vào lĩnh vực mà bạn tìm hiểu hay công việc mà bạn sẽ lựa chọn cho mình những đầu sách công nghệ thông tin phù hợp.

Nordic Coder sẽ gợi ý một số đầu sách công nghệ thông tin mà bạn nên tìm đọc:

Tổng hợp những đầu sách công nghệ thông tin nên đọc:

Code dạo ký sự – Lập trình viên đâu chỉ biết Code

Đây là đầu sách của tác giả Phạm Huy Hoàng, một Developer Full Stack, anh hiện đang học Thạc sĩ Computer Science tại Đại học Lancaster ở Anh với học bổng 18000$. Hiện tại ở Việt Nam thị trường sách cho ngành IT nói chung và lập trình nói riêng đều khá là hiếm, chủ yếu là dịch lại từ các tác giả nước ngoài. Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm học lập trình cũng như các kỹ năng mà anh đã trải qua trong suốt quá trình học và làm việc, anh đã quyết định xuất bản cuốn sách “Code dạo ký sự – Lập trình viên đâu chỉ biết Code”.

Sách công nghệ thông tin code dạo ký sự - lập trình đâu chỉ biết code | Nordic Coder

Trên thị trường hiện tại những đầu sách công nghệ thông tin tập trung vào kỹ thuật và công nghệ khá nhiều, nhưng lại khá hiếm những đầu sách liên quan đến kỹ năng mềm, đây cũng là kỹ năng mà một lập trình viên cần phải có. Do đó cuốn sách này tập trung chủ yếu vào kỹ năng mềm, đi kèm là kỹ năng cứng được tác giả đúc kết qua nhiều năm học tập và làm việc. Thay vì phải chia thành các chương khiến cho quyển sách dày hơn thì nội dung sách được chia thành những bài viết ngắn gọn và đề cập đến các khía cạnh khác nhau.

Với giọng văn hài hước, dí dỏm, ngắn gọn và không hề cứng nhắc khiến cho người đọc dễ dàng tiếp thu những kinh nghiệm có trong sách. Đây cũng là đầu sách mà hầu như ai làm trong lĩnh vực lập trình đều biết và nhắc đến khi nói chuyện với nhau, nhiều người cũng nhờ đọc sách này mà rút ra được kinh nghiệm cũng như cải thiện được kỹ năng cho bản thân họ.

Lời khuyên: Đây là đầu sách công nghệ thông tin mà bạn nên đọc đầu tiên trước khi bạn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực IT. Những kinh nghiệm và kỹ năng tác giả viết trong sách sẽ rất bổ ích cho bạn khi mới bắt đầu tìm hiểu về IT.

Liệu IT Đã Hết Thời

Liệu IT đã hết thời | Nordic Coder

CNTT đã làm thay đổi cách mà các Công Ty thực hiện nhiều hoạt động quan trọng. Nhiều Công Ty nhờ có CNTT đã vươn lên vị trí tầm cỡ thế giới, hoặc một số Công Ty chuyển những giao dịch Offline trước đây thành Online. CNTT giúp cho mọi việc trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn cách làm truyền thống rất nhiều. Nhưng song song với đó thì cũng có nhiều Công Ty trở nên thất bại vì CNTT.

CNTT hiện tại đã trở thành chi phí vốn lớn nhất, là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với các Công Ty dù lớn hay nhỏ. Cũng có nhiều doanh nghiệp chi rất nhiều tiền vào CNTT, nhưng do thiếu sự hiểu biết nên dẫn đến những hệ quả khôn lường.

Mục tiêu của cuốn sách này nhằm giúp nâng cao sự hiểu biết về CNTT cho các nhà quản lý kinh doanh, cũng như nhà đầu tư và hoạch định chính sách một quan điểm mới về sự giao nhau giữa công nghệ, cạnh tranh và lợi nhuận.

Lời khuyên: đây cũng là một loại sách công nghệ thông tin nên đọc, nhưng nên đọc khi bạn đã bắt đầu có kinh nghiệm làm việc về IT, để bạn hiểu rõ hơn IT đã thay đổi cách hoạt động của các doanh nghiệp như thế nào.

The Pragmatic Programmer – Andy Hunt

The Pragmatic Programmer | Nordic Coder

Andy Hunt là một nhà văn viết sách công nghệ thông tin về phát triển phần mềm. Ông cũng là đồng tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng cùng lĩnh vực. Ông cũng là một trong 17 tác giả của tuyên ngôn Agile và cũng là người sáng lập Liên minh Agile.

The Pragmatic Programmer là cuốn sách minh họa tốt nhất của những cạm bẫy và những khía cạnh khác nhau của sự phát triển phần mềm. Dù bạn là lập trình mới hay là người có nhiều kinh nghiệm thì cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu được các vấn đề xung quanh đặc biệt là cách bạn bảo vệ sản phẩm của mình, được rút ra từ chính kinh nghiệm của tác giả.

Lời khuyên: đây là sách công nghệ thông tin liên quan đến lập trình, do đó nếu bạn là một lập trình viên thì nên đọc nó để có thêm kinh nghiệm cũng như lời khuyên mà tác giả đã đề cập trong sách.

The Design of Everyday Things – Donald A. Norman

the design of everyday things | Nordic Coder

Nội dung cuốn sách nói về cách thiết kế đóng vai trò giao tiếp giữa đối tượng với người dùng và cách tối ưu hóa để người dùng có trải nghiệm tốt nhất. Với kinh nghiệm của mình, tác giả biến những hình ảnh thành những đối tượng biết giao tiếp, giúp người dùng hiểu được nội dung thiết kế mà họ nhìn thấy.

Lời khuyên: Cuốn sách này chủ yếu nói về thiết kế chung và kinh nghiệm biến những sản phẩm thành một tác phẩm nghệ thuật của tác giả. Nên đọc cuốn sách này khi bạn là một Designer.

Hacker lược sử

hacker-luoc-su | Nordic Coder

Bạn tò mò về thế giới của những hacker, bạn muốn biết hacker là người như thế nào? Đặc biệt là lịch sử hình thành cũng như cuộc sống của những tin tặc thời kỳ đầu? Cuốn sách này sẽ cho bạn hiểu nhiều hơn về những kẻ mê máy tính lập dị và thông minh, dám mạo hiểm, bẻ cong mọi quy tắc và đẩy thế giới vào một hướng đi hoàn toàn mới.

Hacker lược sử là một cuốn sách về công nghệ rất hấp dẫn mà tôi nghĩ bạn nên đọc nó. Cuốn sách này tập hợp những tài liệu từ những người nổi tiếng trong ngành công nghệ thế giới ngày nay như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Richard Stallman…Những con người đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống cũng như ngành Công Nghệ của thế giới.

Lời khuyên: Sách công nghệ thông tin có nhiều loại, thì cuốn này lại mang đến cho bạn một cái nhìn sâu hơn vào thế giới của những hacker và cách mà họ ảnh hưởng tới ngành IT thế giới. Nên đọc khi bạn muốn biết hacker là người như thế nào và họ là ai?

Gián điệp mạng

Gián điệp mạng | Nordic Coder

Gián điệp mạng là một câu chuyện có thực và nhân vật chính cũng là chính tác giả. Ông kể về cuộc săn đuổi hacker bất đắc dĩ của một nhà khoa học chuyển sang ngang thành nhà quản lý mạng máy tính ở Mỹ.

Trong một lần kiểm tra hệ thống kế toán của phòng thí nghiệm, Cliff Stoll nghi ngờ có người đã sử dụng trái phép hệ thống của mình. Với quyết tâm tìm ra kẻ đứng sau, ông bắt tay vào chuyến phưu lưu một mình cùng gã hacker bí ẩn. Với những thiết bị thô sơ, tự chế do không có sự giúp đỡ từ mọi người dù đã nhiều lần ông gõ cửa FBI, các cơ quan an ninh và các cơ quan quân sự khác. Ông đã theo dõi gã hacker đó qua nhiều mạng máy tính, từ những mạng quân sự nhạy cảm, căn cứ quân sự và xuyên Đại Tây Dương để đến những nơi như Nhật, Đức. Cuối cùng, với một chiến lược tự chế ông đã bắt được gã hacker quốc tế với động cơ là tiền, các chất kích thích và những thông tin tình báo.

Câu chuyện cũng đã từng là nguồn cảm hứng cho rất nhiều chương trình truyền hình ở Mỹ sau này, ông cũng nhận được bằng khen của CIA và đồng thời trở thành một chuyên gia bất đắc dĩ, được nhiều người tìm kiếm để xin tư vấn về an ninh mạng.

Lời khuyên: Tôi nghĩ đây là một đầu sách mà bạn nên mua và đọc ngay, nội dung ly kỳ như một bộ phim hành động vậy, nó lôi cuốn người đọc theo hành trình của Cliff Stoll. Nếu bạn là một người thích phưu lưu cũng như sự kịch tính thì nên đọc nó. Đảm bảo bạn sẽ thấy những gì tôi nói là không sai.

Nghệ thuật ẩn mình

Nghệ thuật ẩn mình | Nordic Coder

Nghệ thuật ẩn mình – cuốn sách này, Kevin Mitnick, hacker nổi tiếng nhất thế giới, sẽ hướng dẫn các biện pháp dễ thực hiện (và ít tốn kém) giúp bạn – trên cương vị một cá nhân bình thường và một người tiêu dùng – có thể giấu các thông tin nhận dạng cá nhân của mình trong kỷ nguyên của Dữ liệu Lớn, vốn không thiếu những scandal quy mô quốc tế về những vụ vi phạm dữ liệu người dùng thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo. Mitnick bàn đến nhiều phương tiện mà chúng ta sử dụng hằng ngày – từ điện thoại, email, cho đến tin nhắn,… – chỉ ra những lỗ hổng mà người khác có thể lợi dụng để giành quyền kiểm soát các dữ liệu của chúng ta, đồng thời đưa ra những giải pháp phòng chống cụ thể và hữu hiệu mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện để tự bảo vệ mình.

Nhưng có lẽ một trong những giá trị quan trọng nhất của cuốn sách là qua đó, tác giả đã cho biếtthấy niềm tin thơ ngây của đại đa số chúng ta rằng những hoạt động của mình trên mạng là đàng hoàng và lành mạnh nên có thể công khai, rằng chỉ những người có ý đồ xấu mới phải tìm cách che giấu các dữ liệu cá nhân. Hay nói như Mikko Hypponen, nhà nghiên cứu trưởng của hãng bảo mật F-Secure, thì: “Có thể bạn không có gì phải giấu diếm. Nhưng bạn có rất nhiều thứ phải bảo vệ đấy.”

“Hacker bị săn lùng gắt gao nhất của FBI.” – Wired

“Hacker nổi tiếng nhất thế giới kiêm người hùng trong nền văn hóa mạng vừa viết cuốn cẩm nang về an ninh hệ thống dựa trên chính những kinh nghiệm của mình. Đây là tài liệu phải đọc đối với các chuyên gia IT, nhưng đồng thời còn dành cho cả mọi người nói chung, và các doanh nghiệp.” – Library Journal

“Còn ai khác xứng đáng hơn Mitnick – hacker bị truy nã quốc tế rồi trở thành cố vấn an ninh cho các doanh nghiệp Fortune 500 – trong vai trò người thầy hướng dẫn bạn cách giữ an toàn cho dữ liệu trước những cuộc tấn công lừa đảo, sâu máy tính, và những tổ chức gián điệp mạng như Fancy Bears?” – Esquire

“[Nghệ thuật ẩn mình] là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở chúng ta rằng các dữ liệu thô – từ email, ô tô, mạng wifi ở nhà – khiến chúng ta dễ dàng trở thành nạn nhân như thế nào.” – Nguồn: New York Times Book Review

Lời khuyên: Dù bạn là một chuyên gia trong linh vực IT hay chỉ là người dùng internet bình thường thì những hoạt động trên mạng của bạn đều bị theo dõi dù muốn hay không. Vì vậy cuốn sách công nghệ thông tin – Nghệ thuật ẩn mình sẽ giúp bạn biết cách hạn chế sự rò rỉ những thông tin nhạy cảm của bản thân khi hoạt động trên mạng.

Trên đây là tổng hợp một số đầu sách công nghệ thông tin nổi tiếng mà những bạn mới tìm hiểu nên đọc để hiểu về thế giới của những người làm nghề IT. Đồng thời cũng tự bảo vệ mình trên thế giới mạng rộng lớn nhiều cám dỗ cũng như cạm bẫy. Có thể bạn có những dữ liệu cảm thấy không quan trọng nên không bảo vệ nó, nhưng đối với các hacker thì nó lại là mỏ vàng và có thể kiếm được tiền từ đó.

Hãy trở thành người dùng Internet thông minh và biết cách bảo vệ mình!