Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 | Giải sách bài tập GDCD 9 hay nhất
Mục Lục
Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 | Giải sách bài tập GDCD 9 hay nhất
Giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 hay nhất
Loạt bài Giải sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Giáo dục công dân 9.
Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 1: Chí công vô tư
I – Câu hỏi và Bài tập
Câu 1 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hiểu thế nào là chí công vô tư?
Lời giải:
Là xử sự công bằng, không thiên vị, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Câu 2 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Hãy nêu một số biểu hiện của chí công vô tư.
Lời giải:
Biểu hiện: công bằng, dám nói sự thật, tôn trọng pháp luật, dũng cảm đấu tranh cho lẽ phải, không hối lộ tham nhũng…
Câu 3 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Theo em, chí công vô tư có ý nghĩa gì ? Vì sao người có phẩm chất chí công vô tư lại được mọi người yêu quý, tin cậy ?
Lời giải:
Đem lại sự công bằng, bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội.
Góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. Vì những người này sống vì lợi ích tập thể, trong sạch, liêm khiết nên được mọi người yêu quý, kính trọng.
Câu 4 trang 5 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Học sinh cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào ?
Lời giải:
Không thiên vị, che dấu những hành vi sai trái của bạn bè.
Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, báo cho thầy cô giáo.
Không im lặng, thờ ơ trước những hành vi sai trái, chưa đúng.
Ủng hộ,nghe theo, thực hiện những ý kiến mà mình cho là giúp ích cho lớp, trường.
Câu 5 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?
A. Trong gia đình, người em phải luôn được phần nhiều hơn anh (chị).
B.Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau.
C. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp.
D. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải có phẩm chất chí công vô tư.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 6 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Những hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư ?
A. Bỏ qua lỗi của nhân viên thân cận hoặc của người đã ủng hộ mình.
B. Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm.
C. Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, kể cả người không quen biết.
D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình.
E. Bảo vệ quyền lợi của nhân viên dưới quyền bằng mọi cách.
G. Nhắc nhở ý thức kỉ luật của tất cả các bạn ở trong lớp.
H. Dành tiêu chuẩn đi học nước ngoài cho con, cháu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B, C, G
Câu 7 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Hành vi nào dưới đây là chí công vô tư và hành vi nào là không chí công vô tư.
Lời giải:
Hành vi Chí công vô tư Không chí công vô tư
A. Không kiểm điểm cấp dưới khi mắc khuyết điểm, vì đó là em ruột mình. x
B. Đề cử người học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng. x
C. Làm trực nhật thay bạn vì bạn bị ốm, phải nghỉ học. x
D. Chỉ chuyên tâm vào học tập, không tham gia vào hoạt động khác của lớp. x
Câu 8 trang 6 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Loan và Thảo được cô chủ nhiệm giao nhiệm vụ dẫn chương trình cho Đại hội Chi đội. Theo kế hoạch, trước hôm đại hội, hai bạn phải khớp chương trình với nhau, nhưng vì Thảo đang giận Loan (Loan đã ghi tên Thảo vào sổ theo dõi – Loan là tổ trưởng của Thảo) nên Thảo đã không đến làm việc cùng Loan.
Câu hỏi:
1/ Em tán thành hay không tán thành cách xử sự của bạn Thảo ? Vì sao?
2/ Nếu là Loan, em sẽ làm gì trong tình huống ấy ?
Lời giải:
1/ Em tán thành cách xử sự của Loan, vì dù Thảo là bạn thân nhưng Loan không thiên vị, vẫn làm trong trách nhiệm của mình.
2/ Nếu là Loan em sẽ giải thích cho bạn hiểu không vì sự ích kỉ, thù vặt cá nhân mà làm ảnh hưởng đến tập thể.
Câu 9 trang 7 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Trang ở trong đội Thanh niên xung kích và được giao nhiệm vụ trực ở cổng trường ghi tên các bạn đi học muộn. Một hôm, trong số các bạn đi học muộn có Quân – em họ của Trang học ở lớp dưới. Nhìn thấy Quân, Trang giục em đi thật nhanh vào bên trong sân trường và không ghi tên em vào sổ trực của mình.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với việc Trang làm không ? Vì sao ?
2/ Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống ấy ? Vì sao em chọn cách xử lí như vậy?
Lời giải:
1/ Em không đồng tình với việc làm của Trang. Mặc dù là em họ, nhưng công việc và nhiệm vụ Trang vẫn phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
2/ Em sẽ ghi tên Quân vào sổ ghi chép sao đỏ. Sau đó, giờ ra chơi em sẽ gọi Quân ra khuyên và giải thích cho Quân hiểu cần phải thực hiện đúng quy định của nhà trường.
Câu 10 trang 7 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Bà Lan biết nhà hàng xóm ngày nào cũng đổ rác muộn và không đúng chỗ. Nhưng trong cuộc họp tổ dân phố, khi bác tổ trưởng yêu cầu mọi người nêu những hiện tượng vi phạm nội quy khu tập thể, bà Lan lại không nói gì vì cho rằng không nên làm mất lòng hàng xóm, họ ghét mình thì không có lợi.
Câu hỏi:
1/ Em thấy suy nghĩ của bà Lan là đúng hay sai ? Vì sao ?
2/ Nếu là bà Lan, em sẽ xử sự như thế nào để vừa góp ý được với nhà hàng xóm lại vừa không làm mất lòng họ ?
Lời giải:
1/ Em thấy suy nghĩ của bà Lan là sai. Bởi vì, nếu bà cứ giấu như thế sẽ làm cho người vi phạm càng gây ô nhiễm môi trường làng xóm.
2/ Nếu là bà Loan, em sẽ nói chung chung về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Sau đó, gặp riêng nhà hàng xóm để góp ý, giải thích để họ chấm dứt. Nếu hành vi đó vẫn xảy ra, em sẽ tố giác hành vi đó.
Câu 11 trang 7 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Năm học này Bình được bầu làm lớp trưởng. Bình rất nghiêm túc và sát sao trong việc theo dõi và quản lí lớp, nên nhiều bạn trong lớp tỏ thái độ khó chịu vì bị ghi tên vào sổ theo dõi khi mắc khuyết điểm, rồi bị cô chủ nhiệm phê bình trong giờ sinh hoạt. Chính vì vậy, các bạn ấy luôn chống đối, gây khó khăn cho Bình.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với việc làm của các bạn trong tình huống trên không? Vì sao?
2/ Trong tình huống trên, Bình có thể xử sự theo những cách nào? Em thấy cách xử sự nào là tốt nhất? Vì sao?
Lời giải:
1/ Em không tán thành việc làm của các bạn trên. Bởi vì, các bạn đã ích kỉ, nhỏ nhen; không những không nhận ra sai lầm của mình mà còn không chính trực, thẳng thắn khi bầu sự thật.
2/ Trong tình huống trên, Bình có thể xử sự bằng cách cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, giúp đỡ các bạn khắc phục khuyết điểm. Việc làm đó, vừa làm tròn nhiệm vụ, vừa giúp các bạn hiểu và tin tưởng Bình.
Câu 12 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Có ý kiến cho rằng : “Quyền lợi cá nhân sẽ bị ảnh hưởng khi giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung”.
Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến đó.
Lời giải:
Em không tán thành với quan điểm trên. Bởi vì, nếu ai cũng vì tập thể, thì đang bảo vệ quyền lợi của chính mình, tôn trọng tập thể sẽ làm cho hoạt động tập thể đi lên; đó cũng là đang bảo vệ lợi ích của mình.
Câu 13 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hãy nêu một số biểu hiện của sự chí công vô tư hoặc không chí công vô tư mà em biết trong cuộc sống hằng ngày.
Lời giải:
Biểu hiện không chí công vô tư:
– Nhận tiền hối lộ dịp Tết đầu năm.
– Nhận tiền hối lộ không xử phạt giao thông.
– Chạy trường, chạy điểm thi.
– Giấu không nói điểm thi cho bố mẹ.
Câu 14 trang 8 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chí công vô tư và nêu suy nghĩ của mình về một câu mà em thích nhất.
Lời giải:
– Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay.
– Bênh lí, không bênh thân.
– Cầm cân nảy mực.
– Tha kẻ gian, oan người ngay.
– Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
II – Truyện đọc
Trả lời câu hỏi trang 9 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Câu hỏi:
1/ Em hãy nêu những biểu hiện chí công vô tư của anh Hồ Công Dũng?
2/ Việc làm chí công vô tư ở Hồ Công Dũng đã đem lại những lợi ích gì cho Đội của anh?
3/ Em học tập được gì từ tấm gương của anh Hồ Công Dũng ?
Lời giải:
1/ Anh yêu cầu cán bộ, công chức phải xác nhận thanh khoản phải rõ ràng hơn với từng bộ hồ sơ để tránh sơ hở trong hồ sơ thanh khoản; anh đã phân đều hồ sơ khi các doanh nghiệp đến nộp hồ sơ thanh khoản cho từng công chức; nêu rõ từng bước từ lúc tiếp nhận, giải quyết cho đến lúc kết số liệu.
2/ Anh và Đội đã được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp. Anh liên tục đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở”, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tặng bằng khen, nhiều lần được uỷ ban nhân dân Thành phố khen ngợi. Việc làm của anh đã rèn luyện tinh thần liêm khiết, trong sáng, vững mạnh, đưa hoạt động tập thể nâng lên.
3/ Em học tập được những phẩm chất của anh Hồ Công Dũng trong cả công việc và cuộc sống thường nhật. Đó là sự kết hợp ngay thẳng và hòa đồng, nghiêm khắc và vui vẻ, giúp đỡ. Đặc biệt, em sẽ tìm tòi để tìm ra cách giải quyết công việc hiệu quả.
Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 2: Tự chủ
I – Câu hỏi và Bài tập
Câu 1 trang 10 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hiểu thế nào là tự chủ ? Nêu ví dụ về người có tính tự chủ.
Lời giải:
Tự chủ là luôn biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình, luôn biết tự điều chỉnh (bằng lời nói, việc làm) để sửa chữa những điều không đúng bằng thái độ và cách cư xử của mình.
Câu 2 trang 10 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Vì sao chúng ta cần phải biết tự chủ?
Lời giải:
Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.
Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Câu 3 trang 10 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
Lời giải:
– Luôn suy nghĩ trước khi hành động.
– Vững vàng tư tưởng, không để người khác dụ dỗ cờ bạc, đua xe, game, các tệ nạn xã hội.
– Cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức để không quay cóp, dụ dỗ.
Câu 4 trang 10 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Những hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ ?
A. Cân nhắc trước khi làm một việc gì
B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng
C. Thay đổi kế hoạch tuỳ theo công việc cụ thể
D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn
E. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến
G. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình
H. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người
I. Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, C, E, H
Câu 5 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tính tự chủ ?
A. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thê hiện sự tự chủ.
B. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.
C. Không nên bày tỏ ý kiến trước đông người để tránh sai Ịầm đáng tiếc có thể xảy ra.
D. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác.
E. Đã là bạn thân phải có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc giống nhau.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 6 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. Luôn làm theo ý của mình mà không bao giờ tham khảo mọi người.
B. Luôn tự nhắc nhở bản thân, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.
C. Hành động theo ý kiến số đông trong mọi trường hợp.
D. Tự ý thức là khi nào làm xong bài tập mới đi chơi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 7 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Những biểu hiện dưới đây là tự chủ hay không tự chủ ?
Lời giải:
Tự chủ Không tự chủ
A. Gặp bài toán khó quá không thể giải được thì nhờ anh giải hộ. x
B. Đi học về nhà đói nhưng vẫn chờ mẹ về nấu cơm. x
C. Nhất định không uống rượu trong dịp tết dù bạn bè rủ hay kích bác. x
D. Cố gắng tự làm bài thi vẽ cho dù vẽ không đẹp. x
E. Từ chối không đi chơi với bố mẹ vì chưa học bài xong. x
Câu 8 trang 11 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Tan học, Đạt rủ Tùng đi chơi điện tử. Thấy Tùng có vẻ lưỡng lự, Đạt thuyết phục bạn rằng chơi điện tử rất thú vị và Đạt sẽ trả tiền cho Tùng. Tùng đồng ý và đi chơi điện tử với Đạt hai tiếng sau mới về nhà.
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành việc đi chơi điện tử với bạn của Tùng không? Vì sao?
2/ Em sẽ làm gì khi gặp phải những tình huống tương tự?
Lời giải:
1/ Em không tán thành việc đi chơi điện tử của Tùng. Bởi vì, bạn không có lập trường.
2/ Em sẽ giữ vững lập trường của mình, em sẽ không tham gia và đi về nhà.
Câu 9 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Nam và Hải tuy học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Vì có mâu thuẫn với một bạn trong khối, Nam rủ Hải sau giờ học ở lại đánh bạn đó. Hải đồng ý ngay.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam không ? Vì sao ?
2/ Nếu là Hải, em sẽ xử sự thế nào ? Vì sao em làm như vậy ?
Lời giải:
1/ Em không đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam. Bởi vì, Nam giải quyết mâu thuẫn không lành mạnh, chỉ vì chút mâu thuẫn mà Nam lại rủ bạn đi đánh nhau.
2/ Nếu là Hải, em sẽ từ chối dù Nam là bạn thân. Sau đó, em sẽ giải thích cho Nam hiểu và tìm cách giải quyết mâu thuẫn lành mạnh hơn.
Câu 10 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Toàn là học sinh lớp 9. Bố mẹ Toàn là công nhân của một nhà máy dệt, đời sống có phần eo hẹp. Thấy nhiều bạn đi học bằng xe đạp thời trang trông rất bắt mắt, Toàn đòi bố mẹ nhất định phải mua xe đạp mới cho mình.
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành việc làm của Toàn không ? Vì sao ?
2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn điều gì ?
Lời giải:
1/ Em không tán thành việc làm của Toàn. Bạn không có lập trường, đua đòi, học theo các bạn khác.
2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn không nên đua đòi như vậy. Phải biết cố gắng học thật tốt, giúp đỡ bố mẹ, khi hoàn cảnh gia đình khó khăn không nên học theo người khác những thứ xa xỉ.
Câu 11 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Bà Hà là hàng xóm của nhà Loan trong khu tập thể. Vì kinh tế khó khăn nên nhà bà Hà vẫn phải dùng than tổ ong. Chiều đến, khi bà Hà nhóm bếp, Loan rất khó chịu vì khói bay vào nhà. Có lần Loan nói với mẹ là phải mắng cho bà Hà một trận vì đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hương đến người khác. Mẹ không đồng ý vì không muốn mâu thuẫn với hàng xóm.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng ý với ý kiến của Loan không ? Vì sao ?
2/ Theo em, cách xử sự của mẹ Loan là đúng hay sai ? Vì sao ?
3/ Nếu gặp phải tình huống như vậy, em sẽ xử sự như thế nào để vừa không khó chịu vừa không mâu thuẫn với hàng xóm ?
Lời giải:
1/ Em không đồng ý với ý kiến của Loan. Bởi vì, mặc dù gây ô nhiễm môi trường; nhưng việc hành xử qua việc mắng người khác là sai.
2/ Theo em, cách cư xử của mẹ Loan cũng không đúng. Mẹ Loan nên góp ý nhẹ nhàng để bà hiểu và không làm vậy nữa.
3/ Nếu gặp phải tình huống đó, em sẽ giải thích về tác hại của việc dùng than tổ ong; khuyên họ không nên dùng nữa vì gây nguy hiểm cho sức khỏe và ô nhiễm môi trường.
Câu 12 trang 12 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Có ý kiến cho rằng, người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của bất kì ai.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đó.
Lời giải:
Em không đồng ý với ý kiến đó. Tự chủ mà tự mình quyết định, nhưng việc tham khảo ý kiến người khác, phân tích và tìm ra ý kiến hợp lý sẽ giúp ta đưa ra quyết định đúng đắn.
Câu 13 trang 13 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hãy nêu những biểu hiện của sự thiếu tự chủ của bạn bè xung quanh. Vì sao em cho đó là sự thiếu tự chủ ?
Lời giải:
– Tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.
– Quá tự tin, không coi ai ra gì.
– Nóng tính, vội vàng, hấp tấp.
– Qua loa, làm việc không trọng tâm.
Câu 14 trang 13 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hãy kể về một tấm gương tự chủ trong cuộc sống mà em biết.
Lời giải:
Mẹ mất, cha đi làm ăn xa, em Ngô Tuấn Em (sinh năm 2000) học lớp 5C – Trường Tiểu học Tân Thành B đã sớm quen với cuộc sống tự lập. Bằng ý chí, nghị lực, Tuấn Em đã vượt qua khó khăn để đạt nhiều thành tích trong học tập và trở thành tấm gương sáng cho bạn bè cùng trang lứa.
II – Truyện đọc
Trả lời câu hỏi trang 15 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Câu hỏi:
1/ Vì sao mà hiện nay có nhiều học sinh nghiện game? Người nghiện game có phải là người thiếu tính tự chủ không? Vì sao?
2/ Em hãy nêu những biểu hiện của sự thiếu tự chủ của bạn bè xung quanh. Vì sao em cho đó là sự thiếu tự chủ?
3/ Việc nghiện game có tác hại như thế nào?
Lời giải:
1/ Hiện nay có nhiều học sinh nghiện game vì: do bố mẹ bận làm ăn không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân. Nhưng nguyên nhân chính cũng là do thiếu tính tự chủ, không làm chủ được bản thân khi bạn bè rủ rê.
2/ Biểu hiện:
– Thiếu tự tin, dễ mặc cảm về mình.
– Dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, không có lập trường.
– Không biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.
3/ Hậu quả:
– Lười học, trốn học, bỏ bê việc học.
– Trồm tiền của của bố mẹ, trộm cắp, nói dối bố mẹ.
– Dễ bị kích động, hậu quả xấu đến tâm sinh lý.
– Không kiểm soát được thời gian, giết thời gian vào việc vô bổ.
Giải SBT Giáo dục công dân 9 Bài 3: Dân chủ và kỷ luật
I – Câu hỏi và Bài tập
Câu 1 trang 15 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hiểu thế nào là dân chủ? Thế nào là kỉ luật?
Lời giải:
Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội.
Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.
Câu 2 trang 15 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
Lời giải:
Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
Câu 3 trang 15 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?
Lời giải:
Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần:
+ Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người;
+ Tạo cơ hội cho mọi người phát triển;
+ Xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.
Câu 4 trang 15 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em cần thực hiện quyền dân chủ và chấp hành kỉ luật của tập thể như thế nào ?
Lời giải:
– Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật.
– Học sinh phải vầng lời cha mẹ, thầy cô giáo. Thực hiện đúng quy định của lớp, của trường, phát huy quyền dân chủ và có ý thức kỉ luật của một công dân.
Câu 5 trang 16 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ?
A. Dân chủ là được tham gia bàn bạc công việc chung.
B. Kỉ luật làm hạn chế tinh thần dân chủ.
C. Có kỉ luật, dân chủ mới được thực hiện có hiệu quả.
D. Dân chủ là được làm tất cả những gì mình thích.
E. Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, C, E
Đáp án đúng là: A, C, E
Câu 6 trang 16 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính dân chủ ?
A. Chỉ cho người được chỉ định trước phát biểu ý kiến.
B. Giám đốc tự quyết định mọi vấn đề trong công ty.
C. Bàn bạc tập thể trước khi quyết định vấn đề chung.
D. Ban chỉ huy Chi đội tự lên danh sách đề cử cho Đại hội Chi đó.
Câu 7 trang 16 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Ông Nam mới được bầu làm tổ trưởng tổ dân phố. Hai ngày sau, ông dán ở bảng tin tờ thông báo về việc thay đổi một số nội quy khu tập thể. Nhiều người đọc thông báo nhưng không đồng tình vì họ cho rằng việc tha đổi nội quy phải được bàn bạc trong cuộc họp trước khi ra thông báo.
Câu hỏi:
1/ Theo em, việc làm của ông Nam là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Nếu em là một công dân sống cùng tổ dân phố với ông Nam sẽ xử sự như thế nào khi đọc được thông báo đó? Vì sao?
Lời giải:
1/ Việc làm của ông Nam là sai, thiếu dân chủ. Bởi vì, quy định chung phải được bàn bạc, thảo luận, mọi người ra ý kiến.
2/ Nếu là em, em sẽ không đồng tình với thông báo đó. Em sẽ triệu taapkj mọi người trình bày ý kiến, phản ánh việc làm của ông Nam.
Câu 8 trang 16 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Trong buổi sinh hoạt lớp sơ kết tuần đầu tiên của năm học mới, cô Chủ nhiệm mời bạn Lớp trưởng lên tổng kết tình hình lớp trong tuần qua. Sau khi lớp trưởng nêu tên một số bạn vi phạm kỉ luật, Minh đứng lên phát biểu rằng bạn Lớp trưởng cũng vài lần không làm bài tập và như vậy là chưa gương mẫu. Bạn Lớp trưởng tỏ vẻ bất bình với ý kiến của Minh, vì cho rằng chỉ có Lớp trưởng mới có quyền theo dõi các bạn, còn các bạn không có quyền theo dõi lớp trưởng.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với suy nghĩ của bạn lớp trưởng không ? Vì sao ?
2/ Bạn Minh làm như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
3/ Theo em, trong tình huống ấy, cô giáo chủ nhiệm sẽ xử sự như thế nào?
Lời giải:
1/ Em không suy nghĩ việc làm của bạn lớp trưởng. Bạn thể hiện là người thiếu kỉ luật và thiếu dân chủ, tất cả các bạn trong lớp đều có quyền theo dõi, nêu ý kiến.
2/ Bạn Minh làm như vậy là đúng. Bởi vì, bạn Minh có quyền đó, và có làm như vậy thì tập thể mới tốt lên được.
3/ Theo em, cô giáo chủ nhiệm sẽ khen ngợi cả lớp trưởng và bạn Minh vì đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời nhắc nhở cả lớp vì đã vi phạm.
Câu 9 trang 17 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Nhà bà My nằm trên mặt đường một phố lớn ở trung tâm Hà Nội. Mặc dù có quy định cấm để xe bừa bãi trên vỉa hè, nhưng bà My vẫn cho khách vào ăn sáng để xe kín khu vực vỉa hè trước cửa hàng nhà bà.
Câu hỏi:
1/ Em đánh giá như thế nào về việc làm của bà My ?
2/ Nếu gia đình em ở trong hoàn cảnh như bà My, em sẽ xử sự như thế nào?
Lời giải:
1/ Việc làm của bà My không có tính kỉ luật, đáng lên án, không tôn trọng không gian của mọi người.
2/ Nếu đó là gia đình em, em sẽ nhắc nhở khách để xe đúng quy định. Về lâu dài, em sẽ thiết kế khu để xe để không xảy ra tình trạng đó.
Câu 10 trang 17 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hãy quan sát cuộc sống xung quanh mình và nêu những biểu hiện thiếu dân chủ mà em biết.
Lời giải:
– Cuộc họp bàn tổ trưởng dân phố, chỉ có một vài người có chức quyền tham gia.
– Tham gia hoạt động văn nghệ 26 – 3, các bạn được tham gia do lớp phó văn thể quyết định.
– Lớp trưởng quyết định mỗi bạn đóng 50 nghìn ủng hộ người nghèo mà không thông qua lớp.
Câu 11 trang 17 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Có ý kiến cho rằng, trong trường học phải thắt chặt kỉ luật với học sinh mà không cần có tinh thần dân chủ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Lời giải:
Em không đồng tình với quan điểm trên, việc thắt chặt kỉ luật rất quan trọng. Nhưng bên cạnh đó, phải được sự thống nhất, đồng tình của các bạn học sinh, không được quá áp đặt.
Câu 12 trang 17 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Em hãy lên kế hoạch cho bản thân mình để luôn thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra.
Lời giải:
Em hãy lên kế hoạch theo các tiêu chí sau:
– Kế hoạch để hoàn thành bài tập.
– Thời gian đến lớp, ra về.
– Học nhóm và các hoạt động tập thể.
– Trực nhật và lao động công ích…
II – Truyện đọc
Trả lời câu hỏi trang 19 Sách bài tập Giáo dục công dân lớp 9: Câu hỏi:
1/ Tinh thần dân chủ trong thông tin trên được biểu hiện như thể nào?
2/ Em có suy nghĩ gì về hoạt động “Tiếng nói trẻ em” mà Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức?
Lời giải:
1/ TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt đẩu xuân với đại diện của hơn 1,7 triệu học sinh tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những suy nghĩ, kiến nghị của các em. Sau đó, đưa ra phương pháp điều chỉnh cho phù hợp với tâm tư đó. Qua đó, các em đã được nói lên suy nghĩ của mình.
2/ Hoạt động “Tiếng nói trẻ em” mà Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức là một hoạt động có tính nhân bản, nhân văn, dân chủ sâu sắc. Những ý kiến hết sức xác đáng và niềm mong mỏi của các em đã gợi mở ra nhiều vấn đề tưởng chừng như đã bị lãng quên. Lần đầu tiên ý kiến của các em đã được lưu tâm, chú ý và được khắc phục, giúp các em học tập tốt hơn.