Sách Khai Tâm – Bộ sách Cẩm nang Tư duy – Richard Paul – Linda Elder

Apprendre  à  apprendre”  (“học  cách  học”)  là một khẩu hiệu nổi tiếng trong tiếng Pháp và không dễ… dịch, vì động từ “apprendre” trong tiếng Pháp dường như có cả hai nghĩa trong tiếng Anh: “to teach” và “to learn”! Không có sự tách bạch giữa “dạy” và “học”, vì vị trí của chúng đôi khi có thể thay thế cho nhau, hay nói ngắn, giữa chúng có một sự “vận động”. Sự vận động ấy chính là phương pháp.

Từ khi René Descartes viết quyển “Các quy tắc hướng dẫn tư duy” (Règles pour la direction de l’esprit) năm 1628 và “Luận văn về Phương pháp” (Discours de la Méthode) năm 1637, khoa học và tư duy khoa học thật sự bước vào thời hiện đại, tức, ta không còn có thể suy nghĩ và làm việc như thể không có… Descartes được nữa! Gần bốn thế kỷ đã trôi qua với biết bao sự cải tiến và tinh vi hóa về phương pháp trên mọi lĩnh vực, nhưng mục tiêu của nó không thay đổi, đúng như Kant đã nói: “Ta không thể học triết học, mà chỉ có thể học cách triết lý” hay như lời của Albert Einstein: “Giá trị của một nền giáo dục (…) không phải là dạy và học được nhiều sự kiện mà là đào luyện cho tinh thần biết tư duy…”.

“The Foundation for Critical Thinking” (Quỹ Tư duy Phản biện) là một tổ chức học thuật, cung cấp nhiều “cẩm nang” về tư duy khoa học được biên soạn chặt chẽ, chắt lọc, ngắn gọn và thiết thực, đúc kết nhiều thành tựu về phương pháp trên “mẫu số chung” là khuyến khích tư duy phân tích và phản biện, cùng với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, học tập và nghiên cứu một cách có thực chất, có chiều sâu và dễ dàng áp dụng vào cuộc sống.

Bộ sách CẨM NANG TƯ DUY này dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ huynh… muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; người đã đi làm, doanh nhân… có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.




– Cẩm nang tư duy Lịch sử
– Mang tư duy phản biện vào tâm điểm của nghiên cứu lịch sử.
“Lịch sử là một cuộc đấu tranh lâu dài, trong đó con người sử dụng lý tính để hiểu môi trường của mình và sống với nó”.

– Edward Carr – 

– Cẩm nang tư duy Kỹ Thuật – Dựa trên các Khái niệm và Công cụ Tư duy Phản biện.
“Sau khi lang thang một đoạn đường giữa những tảng đá ảm đạm, tôi đã đến được lối vào một chiếc hang rất lớn… Hai cảm xúc trái ngược trào dâng trong tôi: sợ hãi và khao khát – sợ cái hang tối tăm đầy đe dọa và khao khát muốn nhìn xem liệu có thứ gì tuyệt vời trong đó hay không”.

– Leonardo Da Vinci – 

– Cẩm nang tư duy Đạo Đức – Dựa trên các Khái niệm và Công cụ Tư Duy Phản Biện.
“Chỉ một số ít người hiếm hoi và phi thường mới có được loại tình yêu thương nhân loại… khiến họ không thể nào nhẫn nhại chịu đựng quá nhiều cái ác và sự khổ đau ở khắp nơi, bất kể chúng có quan hệ gì đến cuộc sống của họ hay không. Số ít người đó, được dẫn dắt bởi nỗi khổ đau đồng cảm, sẽ tìm kiếm… một hệ thống xã hội mới mẻ nào đấy nhờ đó cuộc sống có thể trở nên phong phú hơn, đầy ắp niềm vui hơn và ít cái ác hơn mà dẫu có thì cũng có thể ngăn chặn được…”

– Bertrand Russell, 1919, Proposed Roads to Freedom (Những Con Đường Dự Kiến đến Tự do) – 


– Mang tư duy phản biện vào tâm điểm của nghiên cứu lịch sử.”Lịch sử là một cuộc đấu tranh lâu dài, trong đó con người sử dụng lý tính để hiểu môi trường của mình và sống với nó”.- Dựa trên các Khái niệm và Công cụ Tư duy Phản biện.”Sau khi lang thang một đoạn đường giữa những tảng đá ảm đạm, tôi đã đến được lối vào một chiếc hang rất lớn… Hai cảm xúc trái ngược trào dâng trong tôi: sợ hãi và khao khát – sợ cái hang tối tăm đầy đe dọa và khao khát muốn nhìn xem liệu có thứ gì tuyệt vời trong đó hay không”.- Dựa trên các Khái niệm và Công cụ Tư Duy Phản Biện.”Chỉ một số ít người hiếm hoi và phi thường mới có được loại tình yêu thương nhân loại… khiến họ không thể nào nhẫn nhại chịu đựng quá nhiều cái ác và sự khổ đau ở khắp nơi, bất kể chúng có quan hệ gì đến cuộc sống của họ hay không. Số ít người đó, được dẫn dắt bởi nỗi khổ đau đồng cảm, sẽ tìm kiếm… một hệ thống xã hội mới mẻ nào đấy nhờ đó cuộc sống có thể trở nên phong phú hơn, đầy ắp niềm vui hơn và ít cái ác hơn mà dẫu có thì cũng có thể ngăn chặn được…”

– Cẩm nang tư duy Ngụy Biện – Nghệ thuật đánh lừa và thao túng

“Mỗi ngày, từ cả phần tinh thần và tư duy trong trí tuệ của mình, tôi đều đặn tiến gần hơn đến chân lý ấy – một chân lý mà chỉ mới khám phá ra một phần nhỏ thôi, tôi đã rơi vào trạng thái suy sụp đáng sợ, chân lý đó là: Con người thật sự không phải là một thể thống nhất, mà thực ra là hai”.

– Robert Louis Stevenson, Strange Case of Dr. Jekyll and Mr. Hyde, Chương 10 – 

“Mỗi ngày, từ cả phần tinh thần và tư duy trong trí tuệ của mình, tôi đều đặn tiến gần hơn đến chân lý ấy – một chân lý mà chỉ mới khám phá ra một phần nhỏ thôi, tôi đã rơi vào trạng thái suy sụp đáng sợ, chân lý đó là: Con người thật sự không phải là một thể thống nhất, mà thực ra là hai”.