Sách Hướng dẫn thực hành kế toán hành chính sự nghiệp – 128 sơ đồ kế toán hành chính sự nghiệp

Cuốn sách “Hướng dẫn thực hành kế toán hành chính sự nghiệp -128 sơ đồ kế toán hành chính sự nghiệp” do PGS.TS Võ Văn Nhị  và TS Phạm Ngọc Toàn biên soạn.

Hướng dẫn thực hành kế toán hành chính sự nghiệp -128 sơ đồ kế toán hành chính sự nghiệp

Tác giả: PGS.TS Võ Văn Nhị – TS Phạm Ngọc Toàn

Nhà xuất bản Tài Chính

Ngày 10/10/2017 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Việc ra đời chế độ kế toán này đã làm thay đổi khá căn bản việc thực hiện công tác kế toán ở các đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm qua đó tạo ra được thông tin hữu ích cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau trong đó có đối tượng là các nhà tài trợ và cho vay ở nước ngoài.

Với việc áp dụng chế độ kế toán này thì kế toán hành chính sự nghiệp đã bắt đầu chuyển sang áp dụng cơ sỏ dồn tích và để có sự tương thích khá cao với chuẩn mực kế  toán công quốc tế (IPSAS). Chính điều này sẽ giúp cho thông tin do đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp qua hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán sẽ có những thay đổi tích cực về mặt chất lượng, tăng cường được độ tin cậy và tính minh bạch để có thể được chấp nhận rộng rãi của các đối tượng sử dụng trong nước và quốc tế có liên quan.

Nhằm giúp các bạn đang công tác kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như các bạn sinh viên học chuyên ngành kế toán có các tài liệu tham khảo để thực hành Kế toán hành chính sự nghiệp theo chế độ kế toán mới, PGS. TS. Võ Văn Nhị và TS. Phạm Ngọc Toàn (ĐH Kinh tế TP.HCM) đã biên soạn cuốn sách: Hướng dẫn thực hành kế toán hành chính sự nghiệp -128 sơ đồ kế toán hành chính sự nghiệp.

Nội dung cuốn sách gồm các phần chính sau đây:

Phần I: 128 sơ đồ kế toán hành chính sự nghiệp

Phần II: Kế toán hành chính sự nghiệp, (gồm các chương lý thuyết hướng dẫn thực hành kế toán theo quy định của Bộ Tài chính.

Dưới đây là trích dẫn phụ lục hướng dẫn tại Thông tư 107/2017/TT-BTC về ghi sổ theo dõi kinh phí NSNN cấp bằng lệnh chi tiền để bạn đọc tham khảo:

SỔ THEO DÕI KINH PHÍ NSNN CẤP BẰNG LỆNH CHI TIỀN

(Mẫu số S104-H)

1. Mục đích:

Sổ này dùng để theo dõi việc nhận và sử dụng kinh phí mà đơn vị được NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền. Bao gồm nhận NSNN cấp thực chi, cấp tạm ứng bằng Lệnh chi tiền.

Sổ được mở theo dõi số liệu chi tiết cho TK 012 “Lệnh chi tiền thực chi” và TK 013 “Lệnh chi tiền tạm ứng”. Sổ được mở chi tiết đến năm ngân sách, chi tiết loại kinh phí được giao dự toán bao gồm: kinh phí thường xuyên (phản ánh kinh phí thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoặc kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước); kinh phí không thường xuyên (phản ánh kinh phí không thường xuyên đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoặc kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan nhà nước); kinh phí đầu tư XDCB (đối với đơn vị được cấp vốn đầu tư XDCB từ NSNN bằng Lệnh chi tiền) và theo mục lục NSNN.

Trường hợp nhận và sử dụng kinh phí NSNN cấp bằng lệnh chi tiền cho chương trình dự án có mã số theo quy định thì phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng chương trình, dự án để lập báo cáo quyết toán; sổ theo dõi chi tiết cho từng chương trình, dự án ngoài việc mở theo niên độ NSNN còn theo dõi số liệu từ khi khởi công đến khi hoàn thành.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ vào giấy báo Có từ NSNN, ủy nhiệm chi chuyển tiền, giấy rút từ tài khoản tiền gửi và các chứng từ khác có liên quan.

– Chỉ tiêu cột:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày tháng trên chứng từ.

+ Cột C: Ghi nội dung diễn giải.

+ Cột 1: Kinh phí được cấp: Ghi tổng số tiền mà đơn vị được NSNN cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi, căn cứ giấy báo Có từ NSNN. Số liệu cột này phản ánh số phát sinh chi tiết bên Nợ TK 012.

+ Cột 2: Kinh phí đã sử dụng: Ghi số tiền mà đơn vị đã sử dụng từ nguồn NSNN cấp thực chi bằng Lệnh chi tiền, trường hợp có phát sinh số nộp trả số đã sử dụng thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Số liệu cột này phản ánh số phát sinh bên Có TK 012.

+ Cột 3: Số nộp trả NSNN: Ghi số nộp trả NSNN từ số đã nhận thực chi bằng lệnh chi tiền, phản ánh số phát sinh chi tiết ghi Nợ âm (-) TK 012 (được theo dõi chi tiết là số nộp trả NSNN).

+ Cột 4: Kinh phí chưa sử dụng: Ghi số tiền được NSNN cấp thực chi bằng Lệnh chi tiền nhưng chưa sử dụng hết. Số liệu được tính toán trên cơ sở số dư kỳ trước cộng (+) với số nhận kỳ này trừ (-) đi số đã sử dụng (-) số đã nộp trả NSNN.

+ Cột 5: Kinh phí nhận tạm ứng: Ghi tổng số tiền mà đơn vị được NSNN tạm ứng bằng Lệnh chi tiền, căn cứ giấy báo Có từ NSNN; đồng thời ghi số đơn vị đã nộp giảm (nộp trả) khoản đã tạm ứng NSNN bằng Lệnh chi tiền (trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)). Số liệu cột này phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 013.

+ Cột 6: Số thanh toán tạm ứng: Ghi số đơn vị đã thanh toán tạm ứng với NSNN, đã được NSNN chuyển thành thực chi, căn cứ vào thông báo hoặc chứng từ có liên quan của cơ quan tài chính. Số liệu cột này phản ánh phát sinh bên Có TK 013.

+ Cột 7: Số dư tạm ứng: Ghi số kinh phí NSNN cấp tạm ứng bằng Lệnh chi tiền đơn vị đã nhận nhưng chưa thanh toán với NSNN. Số liệu được tính toán trên cơ sở số dư tạm ứng kỳ trước cộng (+) với kinh phí nhận tạm ứng kỳ này trừ (-) đi số đã thanh toán tạm ứng.

+ Cột 8: Kinh phí thực nhận: Phản ánh số kinh phí đơn vị đã thực nhận NSNN cấp bằng lệnh chi tiền, bao gồm nhận lệnh chi tiền thực chi và lệnh chi tiền tạm ứng (cột 8 = cột 1 + cột 5).

+ Cột 9: Kinh phí đề nghị quyết toán: Ghi số kinh phí đơn vị đã nhận NSNN cấp bằng lệnh chi tiền đủ điều kiện quyết toán trong năm, bao gồm số đã sử dụng từ nguồn NSNN cấp lệnh chi tiền thực chi và số đã thanh toán tạm ứng với NSNN từ nguồn lệnh chi tiền tạm ứng (cột 9 = cột 2 + cột 6).

– Chỉ tiêu dòng:

+ Số dư đầu năm: Ghi số liệu chuyển từ năm trước sang trên các cột tương ứng có số liệu chuyển.

+ Điều chỉnh số dư đầu năm: Ghi số điều chỉnh số dư đầu năm trong trường hợp đã khóa sổ chuyển số dư sang năm nay nhưng vẫn còn điều chỉnh số liệu liên quan đến năm trước.

+ Số phát sinh trong kỳ: Ghi chi tiết theo chứng từ phát sinh.

+ Hàng tháng, năm phải thực hiện cộng số liệu và tính toán số lũy kế từ đầu năm, cuối năm tính số dư chuyển sang năm sau.

SỔ THEO DÕI NGUỒN PHÍ ĐƯỢC KHẤU TRỪ, ĐỂ LẠI

(Mẫu số S105-H)

1. Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí từ nguồn thu phí được khấu trừ, để lại đơn vị theo quy định.

2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

Căn cứ để ghi sổ là Ủy nhiệm chi, Phiếu thu, Phiếu chi và chứng từ khác có liên quan.

Sổ mở để theo dõi chi tiết TK 014 “Phí được khấu trừ, để lại”, bao gồm theo dõi việc nhận kinh phí từ nguồn thu phí được khấu trừ để lại đối với đơn vị có tỷ lệ khấu trừ để lại theo quy định đồng thời theo dõi việc sử dụng kinh phí từ nguồn này. Riêng số liệu chi phải theo dõi chi tiết chi theo tiểu mục của mục lục NSNN.

Sổ được chia làm 2 phần:

Phần I: Theo dõi số thu phí được khấu trừ, để lại

– Chỉ tiêu cột:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày tháng trên chứng từ.

+ Cột C: Ghi nội dung diễn giải của chứng từ kế toán.

+ Cột 1: Ghi tổng số tiền mà đơn vị nhận được từ nguồn phí được khấu trừ, để lại; trường hợp có phát sinh giảm số phí đã ghi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Cột này phản ánh số phát sinh ghi bên Nợ TK 014 (cột 1 = cột 2 + cột 3).

+ Cột 2: Ghi chi tiết số tiền thu được phân bổ cho hoạt động thường xuyên, hoạt động tự chủ, trường hợp có phát sinh giảm số phí đã ghi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Số liệu cột này phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 0141- Chi thường xuyên.

+ Cột 3: Ghi chi tiết số tiền thu được phân bổ cho hoạt động không thường xuyên, hoạt động không tự chủ, trường hợp có phát sinh giảm số phí đã ghi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Số liệu cột này phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 0142- Chi không thường xuyên.

– Chỉ tiêu dòng:

Trình bày chi tiết theo từng loại phí mà đơn vị được phép thu theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

+ Số dư đầu năm: Ghi số kinh phí nhận từ năm trước nhưng chưa sử dụng, chuyển năm nay sử dụng và quyết toán.

+ Điều chỉnh số dư đầu năm: Ghi số điều chỉnh số dư đầu năm trong trường hợp đã chuyển số dư sang năm sau nhưng vẫn có phát sinh điều chỉnh làm ảnh hưởng đến số dư đã chuyển sổ (nếu có).

+ Số phát sinh trong kỳ: Ghi chi tiết theo chứng từ phát sinh. Phản ánh số phát sinh bên Nợ TK 014 theo các cột tương ứng.

+ Hàng tháng phải thực hiện cộng số liệu và tính toán số lũy kế từ đầu năm đối với từng loại phí được khấu trừ, để lại. Cuối năm cộng tổng số phí được khấu trừ, để lại trong năm từ tất cả các loại phí.

Phần II: Theo dõi số chi từ nguồn phí được khấu trừ, để lại

– Chỉ tiêu cột:

+ Cột A, B: Ghi số hiệu và ngày tháng trên chứng từ.

+ Cột C: Ghi nội dung diễn giải của chứng từ kế toán.

+ Cột 1: Ghi tổng số tiền chi thường xuyên, tự chủ từ nguồn phí được khấu trừ để lại theo chứng từ phát sinh thực tế, ghi chi tiết số tiền chi theo từng tiểu mục chi, trường hợp có phát sinh giảm số đã chi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) (cột 1 = cột 2 + cột 3).

+ Cột 2: Chi phục vụ thu phí: Phản ánh các khoản chi thường xuyên, tự chủ từ nguồn phí được khấu trừ, để lại phục vụ cho hoạt động thu phí. Ghi chi tiết số tiền chi theo từng tiểu mục chi, trường hợp có phát sinh giảm số đã chi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Số liệu cột này phản ánh số phát sinh chi tiết bên Có TK 0141- Chi thường xuyên, được theo dõi chi tiết là chi phục vụ cho hoạt động thu phí.

+ Cột 3: Chi hoạt động: Phản ánh các khoản chi thường xuyên, tự chủ từ nguồn phí được khấu trừ, để lại phục vụ cho các hoạt động thường xuyên của đơn vị (ngoài hoạt động phục vụ thu phí). Ghi chi tiết số tiền chi theo từng tiểu mục chi, trường hợp có phát sinh giảm số đã chi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Số liệu cột này phản ánh số phát sinh chi tiết bên Có TK 0141- Chi thường xuyên, được theo dõi chi tiết là chi hoạt động khác.

+ Cột 4: Ghi tổng số tiền chi không thường xuyên, không tự chủ từ nguồn phí được khấu trừ để lại theo chứng từ phát sinh thực tế, ghi chi tiết số tiền chi theo từng tiểu mục chi, trường hợp có phát sinh giảm số đã chi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) (cột 4 = cột 5 + cột 6).

+ Cột 5: Chi phục vụ thu phí: Phản ánh các khoản chi không thường xuyên, không tự chủ từ nguồn phí được khấu trừ, để lại phục vụ cho hoạt động thu phí. Ghi chi tiết số tiền chi theo từng tiểu mục chi, trường hợp có phát sinh giảm số đã chi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Số liệu cột này phản ánh số phát sinh chi tiết bên Có TK 0142- Chi không thường xuyên, được theo dõi chi tiết là chi phục vụ cho hoạt động thu phí.

+ Cột 6: Chi hoạt động: Phản ánh các khoản chi không thường xuyên, không tự chủ từ nguồn phí được khấu trừ, để lại phục vụ cho các hoạt động của đơn vị (ngoài hoạt động phục vụ thu phí). Ghi chi tiết số tiền chi theo từng tiểu mục chi, trường hợp có phát sinh giảm số đã chi thì trình bày là số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

Số liệu cột này phản ánh số phát sinh chi tiết bên Có TK 0142- Chi không thường xuyên, được theo dõi chi tiết là chi hoạt động khác.

– Chỉ tiêu dòng:

Trình bày chi tiết theo chứng từ phát sinh vào các cột tương ứng.

Hàng tháng phải thực hiện cộng số liệu và tính toán số lũy kế từ đầu năm.