Sách Giáo Viên Hướng Dẫn Học Tin Học 3 – Tải xuống sách | 51-87 Các trang | PubHTML5

Bài 2 GÕ CÁC CHỮ Ă, Â, Đ, Ê, Ô, Ơ, Ư I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Biết được cách gõ các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư theo kiểu gõ Telex hoặc VNI; – Soạn được một đoạn văn bản có các chữ ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư. II. CHUẨN BỊ – Kiểm tra trước hệ thống thư mục dành cho từng nhóm học sinh đã được bố trí ở từng máy; – Chuẩn bị sẵn một số văn bản ngắn tiếng Việt trong vài phiếu học tập để học sinh khá/giỏi rèn luyện thêm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về cách gõ các chữ tiếng Việt như ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư… (Học sinh quan sát trên bàn phím và không thấy có phím nào thể hiện các chữ đặc biệt này. Tuy nhiên, có thể vài học sinh biết trước cách gõ chữ tiếng Việt và giải thích cho bạn về cách gõ đó). Sau khi các nhóm thảo luận, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các công việc sau: a) Khởi động phần mềm soạn thảo Word. b) Chọn biểu tượng rồi tìm hiểu chức năng cho phép lựa chọn bảng mã Unicode và lựa chọn kiểu gõ tiếng Việt theo hướng dẫn. 52

– Giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm (cùng một máy), tìm hiểu cách gõ chữ tiếng Việt theo kiểu Telex. Từng học sinh trong nhóm thực hiện đọc hướng dẫn ở Hoạt động 1c rồi gõ các phím kí tự sau đó tiếp tục gõ các kí tự tiếng Việt theo kiểu Telex ở Hoạt động 1d. Chú ý: Để dễ nhớ, giáo viên gợi ý học sinh xem các chữ â, ô, ê, đ có dạng “đội mũ”, còn các chữ ă, ơ, ư là chữ dạng “có râu”, từ đó có thể nêu “quy tắc” trong cách gõ kiểu Telex “gõ đúp thì đội mũ”; “thêm w thì có râu”; để học sinh sẽ dễ nhớ hơn. – Ở Hoạt động 2, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu cách gõ chữ tiếng Việt theo kiểu VNI bằng cách nháy chuột vào biểu tượng và sau đó chọn kiểu gõ VNI. Giáo viên gợi ý để học sinh biết cách gõ chữ tiếng Việt theo kiểu VNI (thử gõ các chữ â, ô, ê, ă, ơ, ư, đ). Từng nhóm học sinh gõ các chữ tiếng Việt ở Hoạt động 1d theo kiểu VNI rồi yêu cầu cho học sinh nhận xét và lựa chọn một kiểu gõ để luyện tập và sử dụng kiểu gõ đó để gõ văn bản (thông thường việc lựa chọn sẽ phụ thuộc truyền thống gõ chữ tiếng Việt ở từng vùng, miền khác nhau). – Với học sinh ở các nhóm máy đã hoàn thành các bài tập ở Hoạt động cơ bản, giáo viên cho các em chuyển sang Hoạt động thực hành. B. Hoạt động thực hành – Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân ở Hoạt động 1a, 1b. Trong hoạt động này, học sinh chưa cần thực hiện trên máy tính, học sinh đọc nội dung trong bảng ở sách học sinh, viết tiếp các từ còn thiếu vào chỗ trống trong bảng, kiểm tra kết quả bằng cách gõ các từ đó theo kiểu Telex hoặc VNI trên máy tính. – Trong Hoạt động 2, giáo viên cho phép học sinh lựa chọn kiểu gõ thích hợp để gõ văn bản tiếng Việt. Giáo viên cần theo dõi hoạt động ở các nhóm máy và đảm bảo học sinh nào cũng phải có cơ hội được gõ văn bản. Các học sinh cùng một máy phải luân phiên nhau thực hành trên máy tính, khi bạn gõ văn bản, học sinh khác theo dõi, nhận xét và giúp bạn. Lưu ý: Giáo viên cần hỗ trợ kịp thời học sinh khi gặp khó khăn. Các khó khăn nảy sinh đôi khi khá ngẫu nhiên như: khó khăn di chuyển con trỏ, xuống dòng, 53

khi xoá một số kí tự, không gõ được chữ tiếng Việt (có thể gõ 3 lần hoặc ngẫu nhiên chuyển sang chế độ gõ tiếng Anh…), gõ nhầm thành dạng chữ in hoa (do gõ ngẫu nhiên vào phím Caps Lock…). C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng – Để thực hiện Hoạt động 1, học sinh cần xác định con vật mình yêu thích và mô tả con vật đó. Hoạt động này đòi hỏi sự sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể gợi ý học sinh mô tả con vật bằng vài dòng ngắn. Ví dụ như: + Con chó (mèo,…) của nhà em tên là. + Hình dáng, màu lông,… của nó,… + Em thích nó, vì… Trường hợp các học sinh cùng một máy thích hai con vật khác nhau thì có thể cho mỗi bạn mô tả trước, sau đó các bạn khác soạn bài của mình. Chú ý rằng, học sinh sẽ gõ tiếng Việt không có các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng (bài sau mới học). – Học sinh thảo luận với bạn cùng máy, có thể so sánh về các quy tắc gõ các chữ â, ô, ê, đ, ă, ơ, ư theo hai kiểu Telex và VNI (giống nhau ở chỗ: muốn có các chữ này đều phải gõ thêm một kí tự nữa, khác nhau ở chỗ: với Telex thì thêm kí tự chữ gõ đúp hoặc gõ thêm w, với VNI thì thêm kí tự số). Trường hợp học sinh nào hoàn thành sớm công việc, giáo viên cho tiếp nhiệm vụ, gõ tiếp một đoạn văn bản tiếng Việt (giáo viên đã chuẩn bị sẵn phiếu học tập) hoặc tả chi tiết thêm về con vật mà học sinh yêu thích. D. Củng cố, ghi nhớ – Giáo viên cho học sinh nhắc lại các cách gõ chữ tiếng Việt đã được học. – Giáo viên giúp học sinh hiểu rằng: có nhiều cách gõ chữ tiếng Việt và mỗi học sinh chỉ cần luyện tập thành thạo một kiểu gõ. 54

Bài 3 GÕ CÁC DẤU SẮC, HUYỀN, HỎI, NGÃ, NẶNG I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Biết được cách gõ dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng theo kiểu Telex hoặc VNI; – Soạn được một đoạn văn bản tiếng Việt đơn giản, có dấu. II. CHUẨN BỊ – Giáo viên cần kiểm tra trước hệ thống thư mục dành cho từng nhóm học sinh được bố trí ở từng máy. – Giáo viên cần chuẩn bị sẵn vài phiếu học tập để hỗ trợ học sinh khá/giỏi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên cho học sinh thực hiện các việc sau: khởi động phần mềm soạn thảo Word, rồi cho học sinh thảo luận về cách gõ các dấu tiếng Việt: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng trong trang soạn thảo; học sinh có thể kiểm tra trên bàn phím và thấy rằng không đủ phím để gõ các dấu thanh vào trang soạn thảo. Cũng có vài học sinh biết trước cách gõ chữ tiếng Việt và giải thích cách gõ cho bạn mình. – Ở Hoạt động 1a, 1b, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm, sau đó yêu cầu học sinh đọc thông tin trong bảng, cùng bạn thảo luận cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Telex rồi kiểm tra lại cách gõ các dấu thanh bằng cách gõ các từ ở ý 4, Hoạt động 1b vào trang soạn thảo. – Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu các hướng dẫn trong bảng ở Hoạt động 2 về cách gõ các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng theo kiểu VNI, sau đó gõ lại các chữ ở ý 4 Hoạt động 1b theo kiểu gõ VNI. 55

B. Hoạt động thực hành – Ở Hoạt động 1a và Hoạt động 1b, học sinh chưa cần dùng máy tính ngay, giáo viên yêu cầu các em dựa vào kiến thức đã học về cách gõ tiếng Việt (kiểu Telex và kiểu VNI) rồi điền các từ còn thiếu vào các ô trống trong bảng cho thích hợp. Sau đó, học sinh cùng nhau kiểm tra bằng cách gõ trên máy tính. – Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để thực hiện Hoạt động 2, cho học sinh trong cùng một máy thay nhau gõ văn bản “Dế Mèn kể chuyện”, khi một bạn gõ văn bản thì bạn khác kiểm tra, góp ý cho bạn mình về cách gõ, các bạn luân phiên gõ các câu trong văn bản. C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng – Trong Hoạt động 1, học sinh có thể chọn bất kì đoạn văn bản nào mà các em thích (lấy từ sách Tiếng Việt 3 hoặc sách Tìm hiểu Tự nhiên và Xã hội 3). Tuy nhiên, không nên lấy đoạn văn bản có nội dung quá dài. – Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai kiểu gõ Telex và VNI: Giống nhau ở chỗ: thêm các kí tự vào sau từ cần thêm dấu tiếng Việt; Khác nhau ở chỗ: với kiểu Telex thì thêm lần lượt các kí tự s, f, r, x, j; với kiểu VNI thì gõ thêm lần lượt các kí tự số: 1;2; 3; 4; 5. D. Củng cố, ghi nhớ – Giáo viên cho học sinh nhắc lại các cách gõ dấu tiếng Việt vừa học. – Giáo viên giúp học sinh hiểu rằng: có nhiều cách gõ dấu tiếng Việt và mỗi học sinh chỉ cần luyện tập thành thạo một kiểu gõ. 56

Bài 4 CHỌN PHÔNG CHỮ, CỠ CHỮ I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Biết cách chọn được phông chữ, cỡ chữ khi soạn thảo văn bản; – Luyện tập chọn phông chữ, cỡ chữ trong soạn thảo văn bản tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ Các phông chữ sử dụng trong bài học được cài sẵn trên từng máy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm hoặc theo cặp rồi yêu cầu học sinh quan sát và so sánh hai đoạn văn bản ở Hoạt động 1. Hai đoạn văn bản này có nội dung giống hệt nhau, đoạn văn bản ở bên trái trình bày theo cùng một phông chữ, cùng một cỡ chữ. Đoạn văn bản bên phải có một số câu, chữ được trình bày theo các kiểu khác nhau như cỡ chữ to hơn, phông chữ khác. – Ở Hoạt động 2a, giáo viên tổ chức học sinh làm việc chung cả lớp. Học sinh quan sát và cùng nhau xác định phông chữ và cỡ chữ hiển thị trong ô phông chữ và ô cỡ chữ. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh mở một văn bản trong thư mục có sẵn và chỉ ra được rằng đoạn văn bản nào đó trình bày theo phông chữ nào và cỡ chữ bao nhiêu. – Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt các thao tác theo chỉ dẫn ở Hoạt động 2b theo trình tự: + Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn nút lệnh ở ô phông chữ, đọc tên một vài phông chữ hiện lên trong danh sách (chú ý rằng đọc tên các phông chữ là 57

“tương đối”) rồi chọn phông chữ Times New Roman (có thể kéo thanh trượt để tìm, hoặc gõ tên phông chữ Times New Roman vào ô trống) để chọn. Giáo viên yêu cầu học sinh gõ vài từ tiếng Việt để kiểm tra phông chữ vừa chọn (giáo viên có thể lưu ý học sinh rằng kiểu chữ này là kiểu “có chân”, thường được dùng nhiều trong các văn bản, báo chí,…). Học sinh nêu cỡ chữ tương ứng của các từ tiếng Việt vừa gõ sau đó điền kết quả vào chỗ chấm trong bảng. + Học sinh chọn nút lệnh ở ô cỡ chữ, nêu các cỡ chữ có thể chọn trong danh sách. Chọn cỡ chữ 20, gõ vài từ tiếng Việt để kiểm tra cỡ chữ vừa chọn (điền tiếp từ thích hợp vào chỗ chấm trong bảng). – Ở Hoạt động 3, giáo viên cho học sinh đọc cách chọn phông chữ và cỡ chữ cho một phần đoạn văn bản, sau đó thử chọn phông chữ, cỡ chữ khác nhau cho các phần khác nhau của đoạn văn bản. Các nhóm kiểm tra kết quả chọn phông chữ và cỡ chữ của nhau. Giáo viên kiểm tra nhanh kết quả làm việc của các nhóm. B. Hoạt động thực hành – Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu ở Hoạt động 1. Lưu ý: Học sinh ở các máy có thể chọn các phông chữ và cỡ chữ tuỳ ý, kết quả gõ văn bản của các máy khi đó cũng sẽ khác nhau. – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và thảo luận về phông chữ, cỡ chữ thể hiện trong văn bản mẫu “Sa Pa”. Sau đó, học sinh thay phiên gõ văn bản và điều chỉnh phông chữ, cỡ chữ theo đúng mẫu. Các nhóm kiểm tra chéo kết quả soạn văn bản của nhau, giáo viên kiểm tra kết quả của các nhóm. Nhóm nào hoàn thành công việc trước thì sẽ được giáo viên cho phép chuyển sang hoạt động tiếp theo. C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng – Giáo viên yêu cầu học sinh ở mỗi máy thảo luận về chủ đề, nội dung đoạn văn bản sẽ soạn, dự kiến phông chữ, cỡ chữ sẽ trình bày. Sau đó, cho phép học sinh trong cùng một máy thay phiên nhau gõ văn bản (thống nhất từng câu và gõ văn bản vào máy). Sau khi đã lưu văn bản vào máy, giáo viên yêu cầu các nhóm kiểm tra sản phẩm của nhau, từng nhóm máy giải thích cho nhóm máy khác về ý tưởng của bài mình soạn, cách lựa chọn phông chữ và cỡ chữ. 58

– Khi đã hoàn thành Hoạt động 1, giáo viên yêu cầu học sinh có thể tìm hiểu tiếp chức năng của các nút lệnh trong thẻ Home bằng cách chọn lần lượt từng nút lệnh, sau đó gõ thử một số từ, nhận xét và ghi lại nhận xét. Học sinh trình bày với giáo viên về các chức năng đã tìm hiểu được. D. Củng cố, ghi nhớ – Giáo viên cho học sinh nêu cách lựa chọn phông chữ, cỡ chữ. – Giáo viên cho học sinh nhắc lại các cách soạn văn bản với phông chữ và cỡ chữ xác định (có hai cách chính: chọn phông chữ và cỡ chữ trước, sau đó gõ các từ tiếng Việt; hoặc cứ gõ văn bản bình thường, sau đó đánh dấu đoạn văn bản định thay đổi rồi chọn phông chữ và cỡ chữ phù hợp). 59

Bài 5 CHỌN KIỂU CHỮ, CĂN LỀ I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Biết cách chọn được phông chữ, cỡ chữ khi soạn thảo văn bản; – Biết căn lề đoạn văn bản; – Luyện tập chọn phông chữ, cỡ chữ trong soạn thảo văn bản tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ Giáo viên chuẩn bị để các máy tính có đủ các phông chữ sẽ học trong bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm hoặc theo cặp để thực hiện Hoạt động 1: học sinh quan sát, so sánh hai đoạn văn bản mẫu. Hai đoạn văn bản đó có nội dung giống hệt nhau, đoạn văn bản ở bên trái được trình bày theo cùng một phông chữ, cùng một cỡ chữ. Đoạn văn bản bên phải có các kiểu chữ khác nhau: kiểu in đậm, kiểu in nghiêng, kiểu gạch chân. – Ở Hoạt động 2, giáo viên có thể tổ chức học sinh làm việc chung cả lớp rồi yêu cầu học sinh chọn các nút lệnh sau đó gõ vài từ, quan sát và cùng nhau nhận xét để từ đó có thể rút ra được rằng có thể thay đổi các kiểu chữ bằng cách nháy chuột vào mỗi nút lệnh: kiểu chữ in đậm (chọn ) , kiểu chữ in nghiêng (chọn ), kiểu chữ gạch chân (chọn ). Trong Hoạt động 2b, giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt các thao tác theo chỉ dẫn ở rồi điền các từ thích hợp vào chỗ chấm trong bảng. 60

– Trong Hoạt động 3, giáo viên yêu cầu học sinh cùng bạn quan sát chỉ dẫn trong sách rồi rút ra chức năng của các nút lệnh căn lề. Ví dụ, nhận thấy có các kiểu căn lề: căn lề trái; căn giữa; căn lề phải; căn đều hai bên. Học sinh thực hiện lần lượt từng thao tác và viết các kết quả vào chỗ chấm trong bảng. Giáo viên lưu ý học sinh: khi chọn các nút lệnh căn lề, đoạn văn bản có con trỏ sẽ được căn theo chỉ định; còn lề của các đoạn khác không thay đổi. B. Hoạt động thực hành – Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân, nối tên chức năng với nút lệnh thích hợp. Các bạn kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau. – Giáo viên yêu cầu học sinh gõ văn bản “Vịnh Hạ Long” và căn lề theo mẫu. Học sinh ở cùng một máy thay nhau gõ văn bản. Học sinh có thể chọn một trong hai cách để thực hiện như sau: Cách 1: Chọn nút lệnh thay đổi phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, căn lề của đoạn văn bản, rồi gõ nội dung văn bản. Cách 2: Gõ nội dung văn bản trước, sau đó chọn từng phần văn bản rồi thực hiện thay đổi phông chữ, kiểu chữ, căn lề cho phần văn bản được chọn. C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng – Giáo viên gợi ý để học sinh chọn cả ba nút lệnh và thử gõ một số từ, sau đó quan sát và nhận xét kết quả: khi chọn cả ba chức năng in đậm, nghiêng và gạch chân thì ta sẽ gõ được các chữ ở dạng vừa in đậm, vừa nghiêng, vừa gạch chân. Giáo viên cũng lưu ý học sinh có thể chọn hai nút lệnh đồng thời để kết hợp kiểu chữ khác nhau, ví dụ khi chọn nút lệnh in đậm và gạch chân thì kiểu chữ được chọn sẽ có kiểu in đậm và gạch chân. – Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn lần lượt các nút lệnh và gõ thử vài từ, sau đó cho nhận xét về chức năng của các nút lệnh này: + Nút lệnh cho phép ta thể hiện các chỉ số dưới từ đang gõ; + Nút lệnh cho phép thể hiện các chỉ số trên từ đang gõ. Giáo viên có thể cho học sinh khá giỏi tìm hiểu chức năng một vài nút lệnh khác. 61

D. Củng cố, ghi nhớ – Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách lựa chọn kiểu chữ, căn lề; giáo viên yêu cầu học sinh cho biết ý nghĩa của việc trình bày kiểu chữ của văn bản, tình huống nào nên chọn kiểu chữ gì. – Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các cách soạn văn bản với phông chữ và cỡ chữ, kiểu chữ xác định (học sinh có thể nhắc lại một trong hai cách). 62

Bài 6 LUYỆN TẬP MỘT SỐ KĨ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Rèn luyện một số kĩ thuật trình bày văn bản như chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề đoạn văn bản; – Luyện tập kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ Giáo viên chuẩn bị để các máy tính có đủ các phông chữ sẽ học trong bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động thực hành – Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong Hoạt động 1, học sinh sẽ có các ý kiến khác nhau, chẳng hạn: + Có thể luôn giữ phím Shift và gõ các kí tự thì tiêu đề văn bản sẽ có dạng chữ in hoa. Cũng có thể gõ phím Caps Lock sau đó gõ tiêu đề văn bản. + Để chuyển một đoạn văn bản sang dạng chữ in đậm (nghiêng, gạch chân,…) ta “đánh dấu” phần đoạn văn bản đó sau đó chọn nút lệnh , , hoặc chọn các nút lệnh , , trước, sau đó gõ đoạn văn bản. + Để xoá đoạn văn bản, có thể dùng phím để xoá kí tự trước con trỏ soạn thảo, nhấn phím Delete liên tiếp nhiều lần để xoá kí tự liền sau con trỏ, hoặc đánh dấu văn bản rồi nhấn phím Delete để xoá phần văn bản được chọn. Trong các cách trên, cách cuối cùng thuận tiện hơn. Giáo viên khuyến khích học sinh nêu ý kiến 63

về cách làm (cách làm nào thuận tiện, nhanh hơn) và nhận xét về các ý kiến mà học sinh đã nêu. – Giáo viên cho học sinh thực hiện nhiệm vụ ở Hoạt động 2 rồi cho các nhóm máy kiểm tra chéo kết quả của nhau. Giáo viên có thể hướng học sinh thực hiện theo cách chọn phần văn bản cần điều chỉnh rồi thực hiện thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ, phông chữ cho phần văn bản đó. – Giáo viên cho học sinh ở các nhóm máy mở bài “Dế Mèn kể chuyện” đã soạn ở Bài 3, gõ tiếp nội dung và trình bày văn bản theo mẫu sau đó lưu vào thư mục trên máy tính. Giáo viên lưu ý học sinh về cách chọn kiểu chữ khác nhau trong văn bản. – Sau khi soạn văn bản “Dế Mèn kể chuyện”, giáo viên yêu cầu học sinh thay phiên nhau thực hiện thao tác căn lề (căn lề trái, căn lề phải, căn giữa) cho đoạn văn bản đã gõ. B. Hoạt động ứng dụng, mở rộng Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại một câu chuyện bất kì mà các em thích (có thể chỉ nhớ cốt truyện, không cần nhớ rõ chi tiết), sau đó gõ văn bản và trình bày văn bản. Lưu ý học sinh cần nghĩ tiêu đề văn bản phù hợp với nội dung của văn bản. C. Củng cố, ghi nhớ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ trong văn bản. 64

Bài 7 CHÈN HÌNH, TRANH ẢNH VÀO VĂN BẢN I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Biết cách chọn hình, tranh ảnh từ máy tính và chèn vào văn bản; – Biết cách thay đổi được vị trí của hình, tranh ảnh trong văn bản. II. CHUẨN BỊ Giáo viên sưu tầm và lưu một số tranh, ảnh các con vật để minh hoạ nội dung cho các văn bản mẫu trong sách như ảnh: thỏ, rùa, cây cối, đồi núi… lên từng máy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên đặt vấn đề về một số tình huống cần thiết phải chèn hình hoặc tranh ảnh để minh hoạ cho một văn bản (ví dụ, chèn hình vuông, hình tròn vào văn bản; chèn tranh ảnh minh hoạ cho nội dung để văn bản được phong phú, hấp dẫn và rõ ràng hơn). – Trong Hoạt động 1, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm thực hiện các thao tác khởi động phần mềm soạn thảo Word; mở một văn bản đã có sẵn. Học sinh thực hiện các bước chèn hình chữ nhật vào vị trí tuỳ ý của văn bản vừa mở theo hướng dẫn trong sách. – Trong Hoạt động 2, giáo viên cho học sinh thực hiện thao tác chèn hình vào văn bản và nhận xét tình huống giả định là hình đè lên chữ. Giáo viên không 65

nên hướng dẫn ngay cách điều chỉnh để hình không đè lên chữ mà cần gợi ý để học sinh nháy lần lượt vào các nút lệnh trong Text Wrapping rồi từ đó rút ra cách thực hiện đúng (có thể một trong các cách sau: ; ; ; ) Giáo viên cho phép học sinh có thể chọn các kiểu trình bày khác nhau, đồng thời di chuyển để thay đổi vị trí hình chữ nhật bằng chuột hoặc các phím mũi tên, thảo luận với bạn về kết quả nhận được trên màn hình. – Giáo viên giúp học sinh thảo luận, tìm hiểu cách chèn tranh ảnh (có lưu sẵn trên máy tính) vào văn bản. Học sinh đọc hướng dẫn trong sách, thảo luận với nhau và tự thực hiện chèn một tranh nào đó vào văn bản theo các bước(ban đầu chưa yêu cầu học sinh chèn tranh có nội dung minh hoạ phù hợp với nội dung văn bản). Giáo viên yêu cầu học sinh tìm cách bố trí tranh minh hoạ không đè lên chữ, di chuyển đến vị trí thích hợp (cách làm giống như phần chèn và di chuyển hình). B. Hoạt động thực hành Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài, thảo luận về yêu cầu của bài sau đó cùng nhau thực hiện các yêu cầu: – Gõ văn bản. – Chèn ảnh nhân vật (rùa, thỏ, cây cỏ,…) vào văn bản để minh hoạ cho nội dung. – Trình bày văn bản (chọn phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ,…) theo ý của mình. Giáo viên hỗ trợ học sinh khi chọn thư mục có chứa tranh ảnh (chẳng hạn thư mục Picture library), di chuyển tranh đến vị trí thích hợp, bố trí để tranh, ảnh không đè lên chữ… C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng Giáo viên hướng dẫn học sinh soạn chủ đề giới thiệu các thành viên trong gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị em,…). Sử dụng bức tranh đã vẽ về các thành viên trong gia đình đã vẽ ở Bài 7, Chủ đề 2 rồi sau đó chèn vào vị trí thích hợp. 66

D. Củng cố, ghi nhớ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại: – Cách chèn hình, tranh ảnh vào văn bản. – Các cách bố trí hình, tranh ảnh để không đè lên chữ. 67

Bài 8 THỰC HÀNH: BỔ SUNG MỘT SỐ KĨ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Biết cách sử dụng một số phím tắt để thay đổi kiểu chữ; – Biết cách in một văn bản ra giấy. II. CHUẨN BỊ – Trường hợp phòng học được trang bị máy in thì bố trí một máy in để trên bàn giáo viên, chuẩn bị sẵn vài tờ giấy để in văn bản. Máy in được kết nối với máy của giáo viên. – Chuẩn bị USB để chép tệp văn bản sau khi học sinh thực hiện để chuyển lên máy của giáo viên để in. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động thực hành – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách rồi trả lời các câu hỏi trong Hoạt động 1. – Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và thảo luận với nhau rồi điền tiếp các câu trả lời thích hợp vào chỗ chấm trong bảng ở Hoạt động 2. – Giáo viên yêu cầu học sinh cùng nhau gõ và trình bày văn bản “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chúng ta” theo mẫu. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự chèn tranh, ảnh thích hợp vào văn bản. 68

Trường hợp phòng học có máy in, giáo viên cho một vài nhóm chép tệp văn bản đã gõ, đưa lên máy của giáo viên, thực hiện các thao tác in. B. Hoạt động ứng dụng, mở rộng Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong hoạt động và thực hiện nhiệm vụ: học sinh sẽ thử sửa chữa nội dung trong một đoạn văn bản, sau đó thử kiểm tra khả năng quay lại trạng thái văn bản trước đó. Giáo viên có thể đặt vấn đề “em đã lỡ xoá một đoạn văn bản ở bước trước đó, bây giờ em muốn lấy lại đoạn văn bản đó và chép vào đầu văn bản ở trạng thái hiện giờ, em làm thế nào?”. Giáo viên gợi ý để học sinh nháy chọn từng nút lệnh và rồi sau đó rút ra nhận xét. C. Củng cố bài học Giáo viên cho học sinh nêu về: – Cách gõ tổ hợp phím tắt để chọn kiểu chữ thích hợp; – Các thao tác in văn bản ra giấy; – Cách chèn hình, tranh ảnh. 69

HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH LUYỆN GÕ BÀN PHÍM VỚI PHẦN MỀM TUX TYPING I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ biết cách tự rèn luyện kĩ năng gõ bàn phím bằng 10 ngón tay thông qua các trò chơi. II. CHUẨN BỊ Giáo viên cài đặt phần mềm Tux Typing lên máy học sinh và đưa biểu tượng ra màn hình nền. III. GỢI Ý DẠY HỌC – Giáo viên tổ chức lớp học theo nhóm máy, trong nhóm máy đó học sinh có kĩ năng gõ bàn phím tương đương nhau (tránh việc tổ chức từng nhóm máy có học sinh có kĩ năng gõ bàn phím chưa thành thạo với các học sinh có kĩ năng gõ bàn phím tốt hơn). – Giáo viên yêu cầu từng nhóm máy thực hiện khởi động phần mềm, trong màn hình chính chọn trò chơi . Giáo viên hướng dẫn từng nhóm máy chọn mức chơi phù hợp (Dễ – Các nhóm máy có kĩ năng gõ bàn phím máy tính chưa thành thạo, Trung bình – Các nhóm máy có kĩ năng gõ máy tính tương đối tuy nhiên còn chậm, Khó – Các nhóm máy có kĩ năng gõ máy tính tốt, gõ nhanh được nhiều kí tự trên bàn phím). – Đối với các nhóm học sinh chọn mức chơi dễ, khi các em đã hoàn thành trò chơi một cách tương đối tốt, giáo viên hướng dẫn các nhóm máy này chuyển sang mức độ chơi khó hơn. – Trong trò chơi Fish Cascade có các chủ đề trò chơi như sau: 70

Tên chủ đề Giới thiệu nội dung Gõ các chữ cái Gõ các từ có chủ đề động vật Gõ các từ có chủ đề thiên văn học Gõ các từ có chủ đề màu sắc Luyện tập gõ các chữ cái theo từng ngón tay Gõ các từ có chủ đề trái cây Gõ các từ có chủ đề đại dương và lục địa Gõ các chữ số Gõ các từ có chủ đề thực vật Gõ các từ có chủ đề hình học Gõ các từ có chủ đề các loài cây Gõ các từ có độ dài ngắn Gõ các từ có độ dài trung bình Gõ các từ có độ dài dài Lưu ý: Giáo viên nhắc nhở học sinh trong màn hình danh sách trò chơi, nháy 71

chọn để quay về danh sách trò chơi trước, nháy chọn để đến danh sách trò chơi sau. – Giáo viên có thể tạo thêm các từ trong danh sách mỗi chủ để để học sinh luyện tập bằng cách: + Trong màn hình chính chọn chọn tiếp , màn hình chỉnh sửa hoặc thêm từ xuất hiện như hình dưới: Chọn chủ đề cần Chọn NEW để đến thêm từ màn hình thêm từ + Màn hình thêm từ xuất hiện như hình dưới: 72

Chọn OK để thêm từ Gõ từ cần thêm – Giáo viên hướng dẫn chung cả lớp các bài luyện tập trong phần để học sinh có thể luyện tập gõ bàn phím ở lớp hoặc tự rèn luyện gõ bàn phím ở nhà. 73

Chủ đề 4 THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾU Bài 1 LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Tạo được trang trình chiếu mới, xoá trang trình chiếu đã có; – Soạn được nội dung đơn giản vào trang trình chiếu; – Biết cách lưu bài trình chiếu đã soạn vào thư mục máy tính. II. CHUẨN BỊ Máy tính cài đặt sẵn phần mềm PowerPoint và phần mềm UniKey, có các biểu tượng và trên màn hình nền ở từng máy của học sinh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên giới thiệu sơ lược chức năng của phần mềm trình chiếu PowerPoint, giúp các em hiểu được mục đích sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint trong học tập. – Trong Hoạt động 1, học sinh khởi động phần mềm trình chiếu, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát màn hình chính của trang trình chiếu, rồi so sách điểm giống nhau và khác nhau giữa vùng soạn thảo trong trang trình chiếu PowerPoint 74

vùng soạn thảo trong phần mềm Word (giống nhau: vùng soạn thảo đều có màu trắng, nằm giữa màn hình phần mềm; khác nhau: vùng soạn thảo trong trang trình chiếu PowerPoint thường có hai ô tách biệt, khi nháy vào từng ô thì con trỏ soạn thảo sẽ xuất hiện). – Giáo viên yêu cầu học sinh soạn tiêu đề và nội dung vào trang trình chiếu theo hướng dẫn trong Hoạt động 2, lưu ý học sinh có thể gõ lại thông tin trong hình hoặc có thể chọn tiêu đề, nội dung bất kì. Từng nhóm thực hiện hoạt động, có thể phân công một bạn gõ tiêu đề, một bạn gõ nội dung vào trang trình chiếu. Giáo viên lưu ý học sinh cách gõ nội dung trong phần mềm PowerPoint tương tự cách gõ nội dung trong phần mềm Word. – Ở Hoạt động 3, 4, giáo viên cho các thành viên trong nhóm thực hiện lần lượt từng thao tác thêm trang trình chiếu, xoá trang trình chiếu hoặc luân phiên nhau thực hiện các thao tác thêm rồi xoá trang trình chiếu. Lưu ý: Giáo viên lưu ý học sinh không xoá trang trình chiếu đầu tiên đã có nội dung. – Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại cách lưu bài soạn thảo trong phần mềm Word từ đó hướng dẫn học sinh cách lưu bài trình chiếu trên phần mềm PowerPoint hoàn toàn giống với cách lưu bài soạn thảo trên phần mềm Word. B. Hoạt động thực hành – Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm thảo luận về chủ đề sẽ soạn trong bài trình chiếu, yêu cầu mỗi nhóm tự phân công nhiệm vụ cho nhau, một nửa số học sinh trong nhóm sẽ chuẩn bị nội dung tóm tắt về thân cây và rễ cây, một nửa số học sinh còn lại trong nhóm sẽ chuẩn bị nội dung tóm tắt về lá cây và hoa quả, sau đó soạn nội dung đã chuẩn bị vào trang trình chiếu, các bạn có thể luân phiên nhau thực hiện soạn nội dung bài trình chiếu, các bạn còn lại nhận xét và hỗ trợ bạn trong quá trình soạn nội dung. – Giáo viên hướng dẫn học sinh lưu bài trình chiếu vào đúng thư mục có tên tổ hoặc tên nhóm của mình. 75

C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng Hoạt động này không chỉ giúp học sinh ôn tập lại các thao tác mở phần mềm trình chiếu, tạo trang trình chiếu, soạn nội dung cho trang trình chiếu, lưu bài trình chiếu vào thư mục máy tính mà còn hướng dẫn học sinh cách sử dụng phím tắt để tạo nhanh một trang trình chiếu, lưu bài trình chiếu. Giáo viên cần quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện được thao tác sử dụng phím tắt. D. Củng cố, ghi nhớ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: – Một bài trình chiếu có thể có nhiều trang hay không? – Việc gõ câu tiếng Việt, soạn nội dung vào trang trình chiếu giống với phần mềm nào em đã được học? – Em hãy nhắc lại tổ hợp phím tắt sử dụng để tạo một trang trình chiếu mới, lưu bài trình chiếu vào thư mục máy tính. 76

Bài 2 THAY ĐỔI BỐ CỤC, PHÔNG CHỮ, KIỂU CHỮ, CĂN LỀ I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Biết cách lựa chọn và thay đổi bố cục hợp lí cho trang trình chiếu; – Thay đổi được cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề nội dung trong trang trình chiếu. II. CHUẨN BỊ Các phông chữ trong bài học được cài sẵn lên từng máy. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về bố cục mặc định của trang trình chiếu lúc tạo bài trình chiếu mới, gợi mở vấn đề có thể thay đổi bố cục mặc định của trang trình chiếu. Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện thay đổi bố cục trang trình chiếu, từng học sinh luân phiên nhau chọn bố cục cho trang trình chiếu có trong thẻ Layout rồi so sánh bố cục trang trình chiếu mà mình chọn với bố cục trang trình chiếu của bạn đã chọn. – Học sinh đọc thông tin, quan sát thẻ Home rồi nối chức năng đúng với nút lệnh. Giáo viên yêu cầu học sinh soạn một nội dung ngắn tuỳ ý vào trang trình chiếu đã chọn bố cục ở Hoạt động 1, thực hiện thay đổi phông chữ, cỡ chữ, thay đổi kiểu chữ, căn lề nội dung trong trang trình chiếu tuỳ ý. 77

B. Hoạt động thực hành – Học sinh thực hiện tạo bài trình chiếu gồm hai trang có bố cục theo mẫu, học sinh luân phiên nhau gõ tiêu đề và nội dung vào trang trình chiếu thứ nhất sau đó thảo luận nhóm để điều chỉnh phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ theo đúng yêu cầu. – Nếu nhóm nào hoàn thành sớm thì giáo viên có thể cho soạn thêm nội dung về lợi ích của cây xanh vào trang trình chiếu thứ 2. C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng nút lệnh Duplicate Slide để sao chép bố cục và nội dung giống với trang trình chiếu được chọn, lưu ý để học sinh tự thực hiện, nhận xét bố cục trang trình chiếu mới để rút ra được chức năng của nút lệnh Duplicate Slide và lợi ích khi sử dụng nút lệnh này nhằm giúp tạo trang trình chiếu nhanh chóng và thuận tiện. D. Củng cố, ghi nhớ – Giáo viên lưu ý học sinh nên thực hiện thao tác chọn bố cục nội dung trang trình chiếu trước khi soạn nội dung vào trang trình chiếu. – Yêu cầu học sinh so sánh cách thay đổi phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ nội dung trong phần mềm PowerPoint và phần mềm Word. 78

Bài 3 CHÈN HÌNH, TRANH ẢNH VÀO TRANG TRÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Chèn được hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu; – Thay đổi được vị trí của hình, tranh ảnh trong trang trình chiếu. II. CHUẨN BỊ – Giáo viên cài đặt trước các phần mềm PowerPoint và UniKey, có các biểu tượng và trên màn hình nền ở từng máy của học sinh; – Giáo viên sưu tầm và lưu một số tranh, ảnh sử dụng trong bài học như hình ảnh động vật, hình ảnh bảo vệ môi trường, hình ảnh biển báo, đèn giao thông… đặt vào thư mục trên mỗi máy tính. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách chèn hình, tranh ảnh trong phần mềm Word, từ đó gợi ý cho học sinh cách chèn hình, tranh ảnh vào phần mềm PowerPoint tương tự cách chèn hình, tranh ảnh vào phần mềm Word. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thẻ Insert trong phần mềm PowerPoint, chỉ ra được nút lệnh chèn ảnh, nút lệnh chèn hình vào trang trình chiếu rồi thực hiện làm bài tập nối nút lệnh đúng với chức năng trong sách. Giáo viên yêu cầu các bạn trong nhóm luân phiên thực hiện chọn hình bất kì mà các em thích rồi chèn hình vào trang trình chiếu. 79

– Trong Hoạt động 2, giáo viên yêu cầu học sinh tạo một trang trình chiếu mới có bố cục tuỳ ý rồi thực hiện chèn hình hoặc tranh ảnh vào trang trình chiếu. Các bạn trong nhóm luân phiên nhau thực hiện thay đổi kích thước (phóng to, thu nhỏ) của hình, thay đổi các vị trí khác nhau của hình, tranh ảnh trong trang trình chiếu theo hướng dẫn. B. Hoạt động thực hành – Sau khi học sinh vẽ bức tranh có chủ đề “Ngôi nhà của em”, giáo viên hướng dẫn học sinh lưu bức tranh chủ đề ngôi nhà của em vào thư mục trên máy tính sao cho dễ tìm kiếm nhất. – Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện chèn bức tranh đã vẽ vào trang trình chiếu, chú ý hướng dẫn học sinh lựa chọn bố cục trang trình chiếu, thay đổi kích thước và vị trí của tranh ảnh sao cho hợp lí. C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng hình ảnh về bảo vệ môi trường có sẵn trong thư mục mà giáo viên đã chuẩn bị để chèn vào trang trình chiếu, hình ảnh đèn tín hiệu giao thông học sinh có thể vẽ bằng phần mềm Paint rồi chèn vào trang trình chiếu. Lưu ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn bố cục trang trình chiếu, trình bày phông chữ, kiểu chữ, vị trí tranh ảnh trong trang trình chiếu sao cho hợp lí và đẹp mắt. D. Củng cố, ghi nhớ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh: – Nhắc lại thao tác chèn hình, tranh ảnh vào trang trình chiếu. – Phát biểu về sự cần thiết phải điều chỉnh vị trí và kích thước của tranh, ảnh. 80

Bài 4 THAY ĐỔI NỀN VÀ BỔ SUNG THÔNG TIN VÀO TRANG TRÌNH CHIẾU I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ: – Biết cách chọn nền trang trình chiếu từ mẫu có sẵn; – Thêm được các thông tin về trang trình chiếu như: tác giả, ngày, tháng soạn bài trình chiếu, số thứ tự trang trình chiếu… II. CHUẨN BỊ Một số hình ảnh minh hoạ về chủ đề học sinh sẽ soạn trong bài học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Trong Hoạt động 1, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm để thực hiện tạo và thay đổi nền cho trang trình chiếu. Lưu ý: Mỗi học sinh tạo riêng một trang trình chiếu, thay đổi màu nền cho trang trình chiếu rồi lưu bài trình chiếu thành một file trình chiếu chung. – Giáo viên gợi ý học sinh thực hiện thao tác bổ sung thông tin vào bài trình chiếu theo các bước hướng dẫn rồi lưu lại bài trình chiếu vào thư mục trên máy tính. Lưu ý: Học sinh có thể tạo bài trình chiếu mới rồi bổ sung thêm thông tin hoặc mở bài trình chiếu đã soạn ở các bài trước rồi thêm thông tin. 81

B. Hoạt động thực hành – Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, lựa chọn bố cục trình bày cho từng trang trình chiếu rồi soạn nội dung và trình bày nội dung trong trang trình chiếu (gõ lại tiêu đề và nội dung cho sẵn trong sách). – Giáo viên lưu ý học sinh lựa chọn bố cục cho trang 2, 3 của bài trình chiếu sao cho hợp lí để trình bày nội dung và hình ảnh minh hoạ cho nội dung đó (chọn phông chữ, cỡ chữ, màu chữ cho phù hợp với nội dung đẹp mắt và rõ ràng). C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng – Ở hoạt động này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tạo bài trình chiếu mới gồm 2 trang khác nhau hoặc hướng dẫn học sinh mở lại bài trình chiếu đã tạo ở Hoạt động 1 phần Hoạt động cơ bản. – Giáo viên cho học sinh thực hành để phát hiện ra chức năng của nút lệnh: + : Để thay đổi màu nền cho các trang trình chiếu trong bài trình chiếu. + : Để thay đổi màu nền cho trang trình chiếu được chọn. D. Củng cố, ghi nhớ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước soạn bài trình chiếu hoặc tổ chức chơi trò chơi bằng cách tạo các thẻ học tập, mỗi thẻ học tập là một bước soạn bài trình chiếu, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện sắp xếp các thẻ học tập đó theo thứ tự các bước trình chiếu đúng, nhóm nào thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng. 82

Bài 5 SỬ DỤNG BÀI TRÌNH CHIẾU ĐỂ THUYẾT TRÌNH I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ trình bày được nội dung các trang trình chiếu trước thầy/cô giáo và các bạn. II. CHUẨN BỊ Phòng máy tính có máy chiếu (Projector). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động cơ bản – Giáo viên cho từng nhóm học sinh thực hiện trình chiếu bài trình chiếu đã soạn ở Bài 3 phần Hoạt động ứng dụng, mở rộng theo hướng dẫn trong sách. Giáo viên lưu ý học sinh sử dụng các phím tắt để trình chiếu hoặc tắt chế độ trình chiếu. – Giáo viên hướng dẫn thêm cho học sinh các bước chuẩn bị và thuyết trình như sau: + Lập kế hoạch: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu mục đích, chủ đề cần giới thiệu cho người nghe, chuẩn bị nội dung ngắn gọn, đầy đủ thông tin trong các trang trình chiếu; + Chuẩn bị cấu trúc bài trình chiếu: Cần chuẩn bị theo các phần như: mở đầu; các mục nội dung chính; kết luận; + Thực hành: Nên tập thuyết trình trước máy tính hoặc nhóm bạn để tiếp nhận những góp ý hoặc điều chỉnh về nội dung, cách thuyết trình trước khi thuyết trình trước nhiều người; 83

+ Thuyết trình: Khi trình bày trước nhiều người, cần lưu ý đến cử chỉ, mắt nhìn, sử dụng bút trỏ laser, giọng nói… để hoạt động thuyết trình đạt được hiệu quả cao nhất. B. Hoạt động thực hành Giáo viên tổ chức học sinh thực hiện thuyết trình chủ đề “Cây và hoa” theo từng nhóm máy, sau đó chọn một hoặc vài nhóm máy lên thực hiện thuyết trình trước lớp, các nhóm máy khác quan sát phần thuyết trình của bạn, nhận xét về các bước thuyết trình, nội dung chủ đề… C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng Giáo viên yêu cầu học sinh trong nhóm luân phiên nhau soạn nội dung giới thiệu bản thân gồm các thông tin: Họ và tên, ngày sinh, bức tranh yêu thích… vào bài trình chiếu chung của nhóm. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử ra một bạn nhóm trưởng thực hiện kiểm tra nội dung đã soạn trong bài trình chiếu của nhóm đã đầy đủ thông tin hay chưa rồi lưu bài trình chiếu của nhóm vào thư mục có tên nhóm trên máy tính. Sau khi soạn bài trình chiếu, các học sinh trong nhóm luân phiên nhau thuyết trình về nội dung mà mình đã soạn trong trang trình chiếu đó trước các bạn. D. Củng cố, ghi nhớ Giáo viên cho học sinh nhắc lại các phím tắt sử dụng để thuyết trình, nhận xét về sự cần thiết khi sử dụng các phím tắt trong lúc thuyết trình. 84

HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH LUYỆN TOÁN VỚI PHẦN MỀM TUX OF MATH COMMAND I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ biết cách tự rèn luyện kĩ năng tính toán các phép tính đơn giản thông qua các trò chơi trong phần mềm Tux of Math Command. II. CHUẨN BỊ Giáo viên cài đặt phần mềm Tux Paint lên máy học sinh để xuất hiện biểu tượng trên màn hình nền. III. GỢI Ý DẠY HỌC – Giáo viên tổ chức học sinh theo từng nhóm, sau khi khởi động trò chơi, các thành viên trong nhóm chọn chế độ chơi , danh sách trò chơi trong mục Play Alone sẽ bao gồm các chủ đề chính như sau: Chủ đề Giới thiệu nội dung Math Command training Các trò chơi trong chủ đề này được Academy phân theo từng chủ đề toán học nhỏ như: phép cộng từ 0 tới 3, phép cộng có Math Command Fleet tổng là 10… Missions Trò chơi trong phần này được phân ra thành các vòng chơi có mức độ từ dễ đến khó (ví dụ, vòng chơi thứ nhất là gõ lại các số, vòng chơi thứ 2 là thực hiện phép cộng các số có tổng bằng 3…) 85

Play Arcade Game Phần này được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được đặt một tên riêng như: Space cadet, Scout… thành tích sau màn chơi của mỗi nhóm sẽ được lưu lại trên máy tính. Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn chủ đề trò chơi phù hợp với trình độ của học sinh. Có thể tổ chức nhóm từ 2 đến 3 bạn học sinh chọn chủ đề Play Arcade Game, mỗi nhóm chọn tên riêng trong chủ đề, các nhóm cùng thi nhau xem nhóm nào giành được số điểm cao hơn. Tương tự, nếu tổ chức nhóm học sinh chọn trò chơi trong chủ đề thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhập số lượng học sinh chơi trong mỗi chủ đề như hình dưới (thường là 2 hoặc 4 học sinh một nhóm). Nhập số học sinh chơi trong mỗi nhóm 86

– Nhập họ và tên học sinh Nhập lần lượt tên ‐ Nhập số vòng chơi học sinh trong mỗi nhóm 87

Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng biên tập PHAN XUÂN THÀNH Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo: Trợ lý Tổng biên tập ĐỖ VĂN THẢO Giám đốc Công ty CP Dịch vụ xuất bản Giáo dục tại Đà Nẵng PHAN QUANG THÂN Biên tập nội dung: PHẠM HỒNG TÍNH Biên tập kỹ, mỹ thuật, trình bày bìa: TRỊNH THANH SƠN Thiết kế sách: NGUYỄN NỮ ĐOAN THỤC Chế bản và sửa bản in: HỒ SỸ THẮNG Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản Giáo dục tại Đà Nẵng và Công ty CP Đầu tư và Xuất bản Giáo dục Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giữ quyền công bố tác phẩm. HƯỚNG DẪN HỌC TIN HỌC LỚP 3 SÁCH THAM KHẢO DÀNH CHO GIÁO VIÊN Mã số: T3T40N8 In: ……..bản (QĐ in số………….), khổ 17 × 24 (cm) Đơn vị in: ……………………………………………………….. Cơ sở in: ……………………………………………………….. Số ĐKXB: 872-2018/CXBIPH/10-286/GD ; mã số ISBN: 978-604-0-11918-6 Số QĐXB: …………………ngày…..tháng…..năm…… In xong và nộp lưu chiểu ………. tháng ……năm 2018