[Sách Giải] ✅ Sinh học 9 Bài 62: Thực hành: Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương – Sách Giải – Học Online Cùng Sachgiaibaitap.com
Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 62 trang 175 ngắn nhất: – Những hành động nào hiện nay đang vi phạm luật bảo vệ môi trường? Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật bảo vệ môi trường quy định chưa?
– Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường?
– Những khó khăn trong việc thục hiện Luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
– Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường là gì?
Trả lời:
– Những hành động đã vi phạm Luật bảo vệ môi trường như:
+ Vứt rác, xác động vật bừa bãi xuống ao hồ, sông suối hoặc trên đường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không hợp lí, …
+ Các nhà máy xả chất thải chưa qua xử lí xuống môi trường nước hay các chất khí độc hại ra môi trường không khí..
+ Chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi gây xói mòn sạt lở, ảnh hưởng đến môi trường sống…
Hiện nay, nhận thức của người dân địa phương chưa đúng như Luật bảo vệ môi trường qui định.
– Để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường:
Chính quyền cần phải tuyên truyền vận động người dân bảo vệ môi trường, xử phạt nghiêm những hành vi ,sự việc gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích mở các khu tái chế rác thải. Khen thưởng những cá nhân tập thể trong công việc bảo môi trường. Đặt các thùng chứa rác ở các nơ ,công cộng của ,nơi sống của người dân.
Nhân dân cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, phân loại rác thải để tái chế.
– Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là ý thức người dân còn thấp, cần tuyên truyền để mọi người hiểu về luật bảo vệ môi trường.
– Để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường, học sinh cần phải giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên như trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững; hạn chế dùng túi nilon, đổ rác đúng nơi qui định; đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng; giảm bớt khí thải,…. Cùng với đó chúng ta cũng phải tuyên truyền đến mọi người xung quanh về bảo vệ môi trường.
Báo cáo thực hành
Tên bài thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
Họ và tên học sinh:
Lớp:
1. Nội dung báo cáo:
– Báo cáo về những nội dung đã được các nhóm thảo luận và nhất trí.
Trả lời:
– Chủ đề: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh
– Nguyên nhân:
• Ý thức chưa tốt, nhiều người vẫn vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
• Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
– Giải pháp:
• Chính quyền cần vận động cộng đồng để thay đổi tập quán, thói quen xả rác tùy tiện của người dân, lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường đồng thời cung cấp dịch vụ thu gom rác thuận tiện cho người dân.
• Để gom rác thải hiệu quả, cần phải có đội ngũ với phương tiện, trang thiết bị và nhân lực đầy đủ. Tuy nhiên, cách làm hiệu quả và đơn giản nhất là không vứt rác bừa bãi; tận dụng khu đất vườn, ruộng để xử lý rác thải hữu cơ; hạn chế dùng các sản phẩm gây nguy hại cho môi trường như: túi ni-lông, các loại bao bì bằng nhựa…
– Khó khăn: Chưa tổ chức được lực lượng, ý thức người dân còn thấp.
– Những điểm còn chưa nhất trí cần phải thảo luận thêm.
Trả lời:
– Một số đề xuất thêm để chính quyền địa phương và nhân dân thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường:
• Chính quyền địa phương và nhân dân cùng hợp tác, tổ chức họp xóm.
• Bầu Ban quản lý vệ sinh môi trường xóm.
• Xây dựng quy định đối với các hộ gia đình trong khu dân cư quyền và nhiệm vụ ban quản lý, quy định về thưởng phạt.
• Hỗ trợ kinh phí cho ban quản lý.
– Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?
Trả lời:
– Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.
– Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như : trồng cây, thu gom rác thải, giữ vệ sinh cho trường, lớp, nhà, nơi công cộng,…
– Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng rác nếu có thể.
– Không sử dụng các loại vật liệu khó phân huỷ như: bao bì ni lông,…
– Đổ rác đúng nơi qui định.
– Không vứt rác bừa bãi.
2. Nêu cảm tưởng:
– Sau khi học xong bài này, em cảm thấy môi trường sống của chúng ta đang dần bị ô nhiễm. Là một người học sinh, em cần phải ý thức và có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình cũng như thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. Cùng với đó phải tuyên truyền đến những người xung quanh về Luật bảo vệ môi trường.