SWOT là gì?
SWOT là một công cụ để khám phá ra những cơ hội hoặc những mối đe dọa trong kinh doanh. Vậy SWOT là gì? Cách phân tích ma trận SWOT như thế nào?
SWOT là gì?
SWOT là từ viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ). Là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. SWOT giúp bạn phát triển chiến lược kinh doanh bằng cách đảm bảo bạn đã xem xét tất cả các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, cũng như các cơ hội và mối đe dọa mà doanh nghiệp gặp phải trên thị trường.
Mô hình minh họa phân tích SWOT
Nguồn gốc hình thành SWOT
Vào những năm 1960 – 1970, nhóm các nhà kinh tế học trong đó có Albert Humphrey đã đưa ra mô hình phân tích SWOT nhằm tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cách quản lý.
Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả, bao gồm:
- Values (Giá trị);
- Appraise (Đánh giá);
- Motivation (Động cơ);
- Search (Tìm kiếm);
- Select (Lựa chọn);
- Programme (Lập chương trình);
- Act (Hành động);
- Monitor and repeat steps 1, 2 and 3 (Giám sát và lặp lại các bước 1, 2 và 3).
Nhóm nghiên cứu cho rằng, nên bắt đầu bước thứ nhất bằng cách đánh giá ưu nhược điểm của doanh nghiệp. Các nhà quản lý sẽ tự đặt câu hỏi về những điểm tốt và xấu cho hiện tại và tương lai. Những điều tốt hiện tại có thể là những điều hài lòng (Satisfactory) , những điều tốt trong tương lai được gọi là cơ hội (Opportunity) ; những điều xấu ở hiên tại gọi là sai lầm ( Fault) và điều xấu trong tương lai gọi là nguy cơ (Threat). Công việc này được gọi là phân tích SOFT. Năm 1964 nhóm nghiên cứu đã đổi tên chữ F thành W là từ đó SOFT đã chính thức được đổi tên thành SWOT.
Phân tích SWOT
Phân tích SWOT được sử dụng phổ biến nhất bởi các thực thể kinh doanh, nhưng nó cũng được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và, ở mức độ thấp hơn, để đánh giá cá nhân. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng để đánh giá các sáng kiến, sản phẩm hoặc dự án.
Khi nào nên làm phân tích SWOT
Phân tích SWOT thường được sử dụng để
- Ra quyết định
- Lập kế hoạch
- Đánh giá chất lượng sản phẩm
- Nghiên cứu đối thủ
- Giải quyết các vấn đề của tổ chức như nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa doanh nghiệp…
- khám phá ra cái giả pháp mới cho vấn đề mà công ty gặp phải
- Xác định các rào cản sẽ giới hạn mục tiêu…
Các yếu tô của phân tích SWOT
Phân tích SWOT nhằm xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài được xem là quan trọng và có ảnh hưởng tới kết quả.
Các yếu tố bên trong
Những gì có thể đại diện cho điểm mạnh liên quan đến một mục tiêu có thể là điểm yếu (mất tập trung, cạnh tranh) cho mục tiêu khác. Các yếu tố có thể bao gồm tất cả các 4P (Marketing mix) cũng như nhân sự , tài chính , khả năng sản xuất , v.v.
- Điểm mạnh: Các yếu tốt nội bộ hỗ trợ kết quả thành công.
- Điểm yếu: Các vấn đề nội bộ gặp phải có thể gây cản trở tới kết quả thành công.
Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài có thể bao gồm các vấn đề kinh tế vĩ mô , thay đổi công nghệ , luật pháp và thay đổi văn hóa xã hội, cũng như thay đổi trên thị trường hoặc ở vị thế cạnh tranh….
- Cơ hội: Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có thể tận dụng để biến nó thành lợi thế.
- Mối đe dọa: Các yếu tố bên ngoài có thể gây nguy hiểm cho thành công của doanh nghiệp.
Một ma trận SWOT thường được sử dụng để sắp xếp các mục được xác định theo từng yếu tốt trong 4 yếu tố này. Ma trận SWOT là một hình vuông được chia thành 4 góc phần tư, mỗi góc phần tư đại diện cho một phần tử cụ thể.
Cách phân tích ma trận SWOT
Một phân tích SWOT thường yêu cầu người ra quyết định trước tiên phải xác định mục tiêu mà họ hi vọng doanh nghiệp sẽ đạt được.
Từ đó, những người ra quyết định sẽ liệt kê ra những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và mối đe dọa bằng cách đặt ra những câu hỏi xoay quanh các 4 yếu tố trong ma trận SWOT.
Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh mô tả các thuộc tính tích cực, hữu hình và vô hình, nội bộ cho tổ chức của bạn. Chúng nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
- Nguồn lực, tài sản, con người
- Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
- Tài chính
- Marketing
- Cải tiến
- Giá cả, chất lượng sản phẩm
- Chứng nhận, công nhận
- Quy trình, hệ thống kỹ thuật
- Kế thừa, văn hóa, quản trị
Weaknesses – Điểm yếu
Điểm yếu là các khía cạnh trong doanh nghiệp của bạn khiến bạn rơi vào thế bất lợi khi cạnh tranh. Bạn cần tăng cường các lĩnh vực này để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh tốt nhất của bạn.
- Thói quen làm việc tiêu cực
- Thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm không phù hợp
- Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản
- Thiếu định hướng hoặc mục tiêu chưa rõ ràng
- Nguồn lực hạn chế
Opportunities – Cơ hội
Cơ hội là những sự việc bên ngoài bạn không thể kiểm soát được nhưng chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công.
- Xu hướng tương lai trong lĩnh vực của bạn
- Nền kinh tế phát triển bùng nổ
- Một dự án hứa hẹn được giao phó
- Học hỏi được những kỹ năng hoặc kinh nghiệm mới
- Sự xuất hiện của công nghệ mới
- Chính sách mới được áp dụng
Threats- Nguy cơ
Các mối đe dọa bao gồm các yếu tố bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn có thể khiến chiến lược của bạn, hoặc chính doanh nghiệp gặp rủi ro. Bạn không kiểm soát được những thứ này, nhưng bạn có thể có lợi bằng cách có kế hoạch dự phòng để giải quyết chúng nếu chúng nên xảy ra. Dưới đây là một số ví dụ
- Nhân khẩu học – thay đổi về độ tuổi, giới tính, văn hóa trong khu vực mà bạn kinh doanh
- Sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ
- Công nghệ lỗi thời
- Không sẵn sàng học hỏi những công nghệ mới
Mở rộng SWOT
Nếu bạn chỉ làm rõ được 4 yếu tố trong SWOT mà không có động thái gì tiếp theo thì việc phân tích sẽ không thể phát huy tác dụng. Dưới đây là 4 chiến lược căn bản mà bạn có thể áp dụng sau khi làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT.
Chiến lược SO (Strengths – Opportunities)
Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
Chiến lược WO (Weaks – Opportunities)
Vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
Chiến lược ST (Strengths – Threats)
Xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
Chiến lược WT (Weaks – Threats)
Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.
Vận dụng SWOT
Giờ bạn đã hiểu cách lập ra một ma trận SWOT, hãy xem ví dụ cụ thể sau đây để hiểu hơn về công cụ phân tích này.
Dưới đây là phân tích SWOT của một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ngoài mới đặt chân vào thị trường Việt Nam:
Hi vọng bài viết ở trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về phân tích SWOT và có thể áp dụng phương pháp hữu ích này vào các lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn cần giải quyết. Chúc bạn thành công !