SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÁM HỎI VÀ ĐÁM CƯỚI
Đám hỏi và đám cưới là hai nghi lễ quan trọng trong kế hoạch kết hôn của cặp đôi uyên ương. Hai nghi lễ đặc biệt này, có những điểm tương đồng với nhau.
Bài viết này Kim Ngọc Thủy sẽ chia sẻ với bạn về sự khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới.
Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Đám hỏi là gi?
Đám hỏi hay còn gọi là lễ ăn hỏi, lễ đính hôn. Nghi lễ quan trọng này là sự thông báo chính thức về việc hứa gã giữa hai bên gia đình, hai họ. Đám hỏi đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ tình yêu của cặp đôi. Quan hệ ấy chính thức bước sang giai đoạn hôn nhân: cô gái được hỏi cưới chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.
Đám cưới là gì?
Đám cưới là một sự kiện trọng đại của cuộc đời. Đám cưới là sự kiện quan trọng, được xem là đỉnh điểm trong cả quá trình tiến tới hôn nhân. Tổ chức đám cưới là hình thức liên hoan chúc mừng, thông báo tin vui đến mọi người về hỷ sự của cô dâu, chú rể, của hai bên gia đình.
Lễ cưới, từ xưa đến nay được mọi người coi trọng, là chuyện hệ trọng cả một đời người do vậy mà luôn được thực hiệu chỉnh chu, hoàn hảo nhất. Lễ cưới được tổ chức với nhiều nghi thức văn hóa gồm lễ nạp tài, lễ xin dâu, lễ rước dâu, rước dâu vào nhà, lễ tơ hồng, trải giường chiếu, lễ hợp cẩn, tiệc cưới và cuối cùng là lễ lại mặt.
Tùy văn hóa ở các vùng miền khác nhau mà các nghi lễ có sự thay đổi chút ít nhưng không phá vỡ mô hình chung. Cũng có thể giảm bớt các nghi lễ để phù hợp với hoàn cảnh.
Đám cưới Việt Nam với nhiều nghi lễ quan trọng
Sự khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới
Quy trình tổ chức
Sự khác biệt giữa đám hỏi và đám cưới trong quy trình tổ chức là:
Đám hỏi
Chú rể chỉ cầm chầu rượu, Đại diện nhà trai xin phép đàng gái vào nhà. Chú rể ở lại cùng dàn bưng quả trao cho nhà gái.
>> Xem thêm: Quy trình tổ chức lễ ăn hỏi – Trình tự từ A – Z
Đám cưới
Khi đến nhà gái rước dâu, Đại diện nhà trai đi cùng rể phụ (cầm chầu rượu) xin phép làm Lễ Nhập Gia. Lễ này là thủ tục của người đại diện 2 bên gia đình uống rượu chào nhau. Sau đó đại diện nhà trai và rể phụ cùng bước ra, đưa đoàn người nhà trai vô bắt tay họ hàng nhà gái. Chú rể vẫn đứng lại làm thủ tục trao mâm quả cưới. Chú rể sẽ cầm hoa cưới.
Sau đó sẽ thức hiện các nghi thức khác của lễ cưới.
Tổ chức đám cưới
Thứ tự xếp hàng của thành phần tham dự
Đám hỏi
Đại diện nhà trai
Chú rể
Ba mẹ
Đội bưng quả
Họ hàng nhà trai
Đám cưới
Đại diện nhà trai
Rể phụ
Ba mẹ
Chú rể
Đội bưng quả
Họ hàng nhà trai
Thứ tự mâm quả
Mâm quả Trau cau
Mâm quả Rượu và thuốc
Mâm quả Lợn sữa quay
Mâm quả Hoa quả(có thể là Tráp Long Phụng tùy gia đình)
Mâm quả Xôi
Mâm quả Mứt và hạt sen
Mâm quả Bánh phu thê
Mâm quả Bánh cốm
Mâm quả Trà
Mâm quả cưới
Tùy theo điều kiện gia đình và sự bàn bạc của hai bên gia đình mà có sự thống nhất về số lượng và lễ vật mâm quả. Tuy nhiên những mâm quả đặc biệt cần thiết thì không thể thiếu.
Ngày nay, bên cạnh những cặp đôi thực hiện đám hỏi, đám cưới riêng cũng có nhiều cặp đôi quyết định gộp chung đám hỏi và đám cưới với nhau để tiết kiệm thời gian, công sức, chi phi. Đây là quyết định mà mỗi cặp đôi đã cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng.
Tùy theo sự lựa chọn của bạn và người ấy. Hãy đưa ra một quyết định phù hợp và hoàn hảo nhất cho sự kiện trọng đại của mình nhé
>> Xem thêm: 6 mâm quả cưới trong đám cưới truyền thống người Việt Nam