STEM VÀ STEAM LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CHO PHỤ HUYNH VÀ NHỮNG NHÀ LÀM GIÁO DỤC – Tháp Tài Năng

stem-thap-tai-nang

STEM là gì? Sự khác biệt giữa STEM và STEAM là
gì? Có lẽ bạn đã nhìn thấy dòng chữ STEM hoặc STEAM đâu đó hoặc nghe thấy nó
trước đây hoặc cũng có thể STEM hoàn toàn mới đối với bạn. Nhưng thực tế STEM
không phải là mới, STEM và STEAM đang ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý
trong những năm gần đây khi các nhà làm giáo dục trên thế giới tìm kiếm những
cách hiệu quả hơn, thú vị hơn và có ý nghĩa hơn để kết nối và thu hút học sinh
trong quá trình học tập.

STEM LÀ GÌ?

STEM là viết tắt của Khoa học (SCIENCE), Công
nghệ (TECHNOLOGY), Kỹ thuật (ENGINEERING) và Toán học (MATH). Còn STEAM là viết
tắt của Khoa học (SCIENCE), Công nghệ (TECHNOLOGY), Kỹ thuật (ENGINEẺING), Nghệ
thuật (ART) và Toán (MATH). giáo dục STEM không đơn giản là liên kết bốn chủ đề
trên với nhau nó là một triết lý của giáo dục bao gồm nhiều kỹ năng giảng dạy
và lồng ghép các môn học gắn liền với cuộc sống thực tế.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM QUAN TRỌNG NHƯ THẾ
NÀO?

Yếu tố chìa khóa của STEM và STEAM là sự kết
hợp và tính thực tế. Thay vì giảng dạy các môn học độc lập, các bài học tuần
tự, khô khan và hỏi đáp dựa trên sự ghi nhớ vô thức của học sinh (hay còn gọi
là học vẹt) thì STEM và STEAM được xây dựng để giúp các em học sinh thực hành
và giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Các kiến thức của
STEM được giảng dạy và được sử dụng trong công việc thực tế và trong thế giới
thực. Bạn sẽ thấy rất hiếm có một công việc chỉ đòi hỏi một kỹ năng toán học,
vật lý học thuần túy. Chúng tôi lấy ví dụ là  Hình ảnh một kiến ​​trúc sư,
họ áp dụng và kết hợp các kiến thức khoa học, toán học, kỹ thuật và công nghệ
để thực hiện công việc của họ. Trong thực tế các kiến thức không tách rời ra
riêng lẻ mà chúng phải được kết hợp với nhau theo cách thực tế và liền mạch.
Chính vì vậy các kỹ sư có thể thiết kế các tòa nhà phức tạp, các máy móc hiện
đại…

STEM và STEAM không phải là mới, bạn hiểu đơn
giản là áp dụng một hình thức học tập các kiến thức khoa học gắn liền với cuộc
sống thực tế. Thay vì dạy toán học tách biệt với khoa học thì chúng ta có thể
kết hợp dạy cùng nhau và các kiến thức được bổ trợ cho nhau giúp cho việc học
và dạy sẽ thú vị hơn và dễ tiếp thu, áp dụng vào cuộc sống thực tế hơn.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA STEM VÀ STEAM LÀ GÌ?

Chữ A trong tiếng anh
là ART – Nghĩa là nghệ thuật. Việc bổ sung kiến thức nghệ
thuật vào STEM để tạo ra STEAM là kết hợp giữa tư duy sáng tạo và nghệ thuật để
ứng dụng trong đời sống thực tế. Nghệ thuật không chỉ đơn giản như nhiều người
nghĩ là ca hát, vẽ tranh,.. Nghệ thuật ở đây là sự khám phá và tạo ra những
cách giải quyết một vấn đề thực tế một cách khéo léo, khoa học. Không những vậy
nó phải còn được tích hợp các nguyên tắc trình bày thông tin, diễn đạt thông
tin mạch lạc dễ hiểu. Chúng tôi lại lấy ví dụ cũ là hình ảnh một kiến ​​trúc
sư, họ sử dụng kỹ thuật, toán học, công nghệ, khoa học và nghệ thuật để tạo ra
các tòa nhà và cấu trúc tuyệt đẹp. Nhiều người cảm thấy rằng việc thêm yếu tố
nghệ thuật là không cần thiết nhưng việc áp dụng sáng tạo và nghệ thuật thì kết
quả đạt được quá truyệt vời và nó là một yếu tố tự nhiên trong STEM. Đặc biệt
hơn đối với nhóm trẻ em ở độ tuổi tiểu học thì việc thêm yếu tố nghệ thuật vào
các bài học là rất tuyệt vời, kích thích khả năng tư duy,sáng tạo và nghệ
thuật. Cho dù bạn thích STEM hay STEAM, thì các nguyên tắc cơ bản và thực hành
của hai nhóm đều rất giống nhau, đó là sự kết hợp của các kiến thức chính Khoa
học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học vào ứng dụng thực tế cuộc
sống.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC STEM VÀ STEAM THAY ĐỔI
PHƯƠNG PHÁP HỌC CỦA HỌC SINH ?

Nói một cách đơn giản giáo dục STEM phản ánh
cuộc sống thực tế. Các bạn chắc cũng nhận ra rằng các công việc trong cuộc sống
đều phải áp dụng các kiến thức khác nhau, rất hiếm có công việc chỉ sử dụng một
kiến thức đặc thù. Chính vì vậy chúng ta cần giáo dục trẻ em kết hợp các kiến
thức với nhau và ứng dụng chúng trong thực tế cuộc sống. Chúng ta cần khuyến
khích, khơi dậy đam mê khoa học, sự sáng tạo trong trẻ em. Chúng ta không cần
trẻ ghi nhớ các kiến thức khô khan, rời rạc, thiếu thực tế nữa. Phương pháp
giáo dục tương lai không còn là sự ghi nhớ, học vẹt các kiến thức nữa mà thay
vào đó là về việc học cách suy nghĩ phân tích và đánh giá thông tin. Trẻ em cần
phải học cách làm thế nào để áp dụng các kiến ​​thức đã học, học cách nghiên
cứu và học các kỹ năng để giải quyết vấn đề một cách khoa học, khéo léo. Các kỹ
năng nêu trên cần phải được dạy theo phương pháp áp dụng và phải được xây dựng
bài học có hệ thống và bài bản.

Có thể nói nếu trẻ được học Chương trình nghệ
thuật Stem “Tháp Tài Năng” hay còn gọi là Chương trình Steam “Tháp Tài Năng” thì sẽ có
những giá trị gì cho trẻ? Chương trình đã và đang áp dụng rất tốt việc phương
pháp rèn luyện, học tập hiệu quả. Trẻ được khơi dậy tiềm năng, hứng thú sáng
tạo, say mê với môn học thông qua việc vừa học, vừa chơi, tiếp nhận các kiến
thức bổ ích, rèn luyện vận động tinh khéo léo, cẩn thận, tập trung, phát huy
khả năng tư duy xây dựng công trình 3D nghệ thuật, tăng kĩ năng hoạt động nhóm,
giúp trẻ tự tin thuyết trình…còn rất nhiều điều có thể phát huy tài năng ở trẻ
khi được ứng dụng học chương trình này.

Giáo dục STEM được xem như là chìa khóa trong
giáo dục thế kỷ 21. Bốn kỹ năng chính trong STEM là Sáng tạo, Cộng tác, Tư duy
phân tích và Giao tiếp. Quan trọng hơn là nhờ sự kết hợp các kỹ năng giáo
dục STEM giúp nuôi dưỡng tình yêu học tập của trẻ và tình yêu học tập là
món quà lớn nhất giáo dục STEM đem lại cho học sinh.

KHUYẾT ĐIỂM CỦA STEM TRONG GIÁO DỤC LÀ GÌ?

Một trong những vấn đề lớn nhất mà tôi nghe
được từ mọi người về giáo dục STEM là thiếu nguồn lực. Giáo dục STEM cần nguồn
tài trợ cho công nghệ mới nhất, đào tạo về cách sử dụng công nghệ mới, đào tạo
kiến ​​thức về cách sử dụng công nghệ một cách hiệu quả như một công cụ học tập
cho các giáo viên trên thế giới.

Một vấn đề lớn khác mà nhiều giáo viên đang
gặp phải là hệ thống giáo dục hiện tại chỉ tập trung vào đánh giá kết quả qua
điểm số hơn là xây dựng một chương trình khuyến khích sự đổi mới, sự sáng tạo,
kỹ năng tư duy phân tích vấn đề và kỹ năng giải quyết vấn đề. Để giải quyết các
vấn đề trên cần thời gian dài để cải cách hệ thống và thay đổi tư duy dạy và
học.

Đáng buồn thay, một điều khác nữa là một số
giáo viên không quan tâm đến việc học và dạy theo phương pháp STEM và STEAM.
Các giáo viên thích giữ lại phong cách giảng dạy cũ bấy lâu của mình và họ ngại
thay đổi tư duy dạy học và ngại phải tiếp thu thêm các kiến thức mới trong dạy
học.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ EM HỌC SINH QUAN TÂM ĐẾN
STEM?

STEM giúp trẻ gắn kết các kiến thức vời nhau
theo rất nhiều cách từ đó giúp trẻ em học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm. Cách
tốt nhất để kích thích tình yêu của trẻ dành cho STEM là khuyến khích sự tò mò.
Từ khi còn nhỏ, bạn hãy khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi. Hãy
tìm kiếm niềm đam mê của trẻ và giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó. Ngay cả khi
bạn nhận thấy trẻ em thay đổi đam mê hàng tuần thì điều này là hoàn toàn bình
thường, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trong trường hợp đó bạn hãy tiếp tục khuyến
khích trẻ. Rồi đến lúc bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên
đam mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo.

Từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và cuối
cùng là giáo dục trung học phổ thông, phương pháp giáo dục STEM và STEAM sẽ
giúp học sinh trở thành một nhà phát minh đầy sáng tạo với kỹ năng tư duy và
giải quyết vấn đề một cách khéo léo, khoa học và logic. Đó là các kỹ năng mà
các thế hệ tương lai của chúng rất cần trong thế giới công nghệ ngày càng phát
triển.