SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ? VAI TRÒ CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Với những người đang tìm hiểu về thị trường chứng khoán chắn chắn không còn xa lạ với thuật ngữ Sở giao dịch chứng khoán.  Vậy Sở giao dịch chứng khoán là gì (cập nhật 2022)? Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hiện nay như nào? Nguyên tắc hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán là gì? Vai trò của Sở giao dịch chứng khoán là gì? Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam như nào?

Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.

SO GIAO DICH CHUNG KHOAN LA GI CAP NHAT 2022 1

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN LÀ GÌ (CẬP NHẬT 2022)?

1. Sở giao dịch chứng khoán là gì (cập nhật 2022)?

Pháp luật chứng khoán hiện nay không có quy định về khái niệm Sở giao dịch chứng khoán là gì.

Tại Khoản 1 Điều 43 Luật chứng khoán 2019 có quy định về sở giao dịch chứng khoán Việt Nam như sau: “1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.”

Trên cơ sở quy định trên và các quy định có liên quan hiện nay, có thể hiểu: Sở giao dịch chứng khoán là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và Luật Doanh nghiệp, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; là nơi tập trung để thực hiện việc mua, bán chứng khoán trên thị trường theo quy định của Luật chứng khoán.

2. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hiện nay như nào?

Theo quy định mới của Luật chứng khoán 2019, hiện nay Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đã được thành lập và đang trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý , cơ sở vật chất, kỹ thuật để đảm bảo đúng lộ trình đến 2023 đi vào hoạt động theo quy định của Luật chứng khoán 2019. Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được thành lập theo mô hình công ty mẹ – công ty con trên cơ sở sắp xếp lại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh để đảm bảo thống nhất quản lý thị trường chứng khoán. Cụ thể:

  1. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước; hạch toán độc lập, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

a) Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Exchange.

b) Tên viết tắt: VNX.

c) Trụ sở chính: Hà Nội.

2. Các công ty do Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập bao gồm:

a) Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

b) Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

3. Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

(Theo Điều 1 Quyết định 37/2020/QĐ-TTg ngày 23/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam).

2. Nguyên tắc hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là một sân chơi có thể mang lại lợi nhuận cao nếu nhà đầu tư có khả năng  tính toán, phân tích, phán đoán thị trường tốt trên cơ sở những căn cứ hợp lí. Tuy nhiên đây cũng là thị trường nhiều rủi ro đặc biệt với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít kinh nghiệm. Bởi vậy hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán cần phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định sau:

Thứ nhất, Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.

Thứ hai, các hoạt động diễn ra trên thị trường phải dựa trên sự công bằng, công khai, minh bạch, trật tự, an toàn và hiệu quả. Thông tin là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động của thị trường chứng khoán, là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định đầu tư của mình. Chính bởi các nhà đầu tư phải được quyền tiếp cận thông tin thị trường ở một mức độ như nhau. Các thông tin này phải là nguồn thông tin được công bố công khai, minh bạch. Mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán trên thị trường đều bi cơ quan chức năng xử lí.

Thứ ba, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Bởi số lượng lớn các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, không có kinh nghiệm nên nguyên tắc này rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khi họ bỏ vốn đầu tư vào chứng khoán. Có như vậy mới duy trì và nâng cao niềm tin của các nhà đầu tư vào thi trường chứng khoán.

Thứ tư, các bên tham gia giao dịch trên thị trường phải tự chịu trách nhiệm về rủi ro. Nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc đầu tiên. Khi Nhà nước thừa nhận và tôn trọng quyền tự do trong hoạt động mua bán và kinh doanh chứng khoán của các chủ thể thì những chủ thể này sẽ phải ý thức được và tự gánh chịu những rủi ro từ thị trường (là những rủi ro khách quan của thị trường chứ không phải do các vi phạm).

Thứ năm, tuân thủ các quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động mà các chủ thể thực hiện trên thị trường giao dịch phải được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. Các cơ quan chức năng của nhà nước sẵn sàng áp dụng những biện pháp cần thiết đối với những hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường giao dịch.

3. Vai trò của Sở giao dịch chứng khoán là gì?

Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con được thành lập để thực hiện chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán, góp phần đảm bảo hoạt động giao dịch chứng khoán tại các Sở Giao dịch Chứng khoán được tiến hành công khai, công bằng, trật tự, an toàn và hiệu quả; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán.

4. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam như nào?

Theo Điều 4 Quyết định 757/QĐ-BTC ngày 01/04/2021 của Bộ tài chính về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam như sau:

  1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam bao gồm:

a) Hội đồng thành viên;

b) Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc bao gồm: các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, các ban chuyên môn;

c) Ban kiểm soát.

2. Việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Cơ cấu tổ chức các ban chuyên môn do Hội đồng thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Sở giao dịch chứng khoán là gì (cập nhật 2022) theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.

 

5/5 – (4004 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin