SME Là Gì? Bí Quyết Thành Công Dành Cho SMEs Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số

Trong những năm gần đây, mô hình doanh nghiệp SME có xu hướng ngày càng gia tăng trên thị trường và đóng góp lớn cho nền kinh tế.  

Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, tính đến năm 2022, SMEs chiếm khoảng 98% trên tổng số hơn 800.000 doanh nghiệp của cả nước, đóng góp khoảng 50% GDP cho Việt Nam với hơn 70% lực lượng lao động. 

Vậy bạn đã biết SME là gì chưa? Sự khác biệt giữa các SMEs và Startup là gì và làm sao để phân biệt các loại doanh nghiệp SME, cũng như vai trò của chúng đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam ra sao? 

Hãy cùng FieldCheck tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

SME Là Gì?

SME hay SMEs là viết tắt của cụm từ Small and Medium-Sized Enterprise (Small and Medium Enterprises), một dạng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hay còn gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình doanh nghiệp này khá phổ biến trên toàn cầu và có mặt ở hầu hết các lĩnh vực. 

Mặc dù định nghĩa và tiêu chí phân loại các SMEs ở mỗi quốc gia là khác nhau nhưng nhìn chung, để hình thành nên một doanh nghiệp SME thì đều là những doanh nghiệp có vốn và nguồn lực ít. Và tùy vào lĩnh vực hoạt động sẽ có những quy định về mức vốn khác nhau. 

sme là gì

Small and Medium Enterprises – SMEs

Việc các doanh nghiệp SMEs phát triển nhanh chóng đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho thị trường lao động, và cũng đồng nghĩa với tỷ lệ cạnh tranh cao. Không chỉ vậy, rủi ro phá sản của các doanh nghiệp này cũng tương đối lớn. 

Tại Việt Nam, các SMEs nhận được khá nhiều sự quan tâm và đầu tư đến từ những tổ chức/ doanh nghiệp ngân hàng lớn. Cũng vì vậy mà thuật ngữ khách hàng SME ra đời, là tên gọi của những khách hàng là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. 

Một số người vẫn thường nhầm tưởng SMEs với các startup. Nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mời bạn tham khảo phần tiếp theo để biết sự khác nhau đó là gì. 

Sự Khác Nhau Giữa SME Và Startup

Định Nghĩa

Mô hình doanh nghiệp SME dùng để chỉ những công ty có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ, thường là mang tính địa phương, khu vực nhỏ. 

Trong khi đó, doanh nghiệp Startup là những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp – mới thành lập và bắt đầu kinh doanh. Một startup hoàn toàn có khả năng tăng trưởng lớn mạnh về quy mô với tầm nhìn rộng hơn.

Xem thêm: Phân biệt nhà phân phối và đại lý cấp 1

doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hình thức khởi nghiệp (Startup)

Mục Tiêu Kinh Doanh

SMEs thường là mô hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình đã thử nghiệm. Họ sẽ lựa chọn những ngành nghề có lợi nhuận cao để kinh doanh như ngành thời trang, may mặc, ăn uống hay hàng tiêu dùng. Quy mô của các SMEs nhỏ nên bộ máy tổ chức cũng gọn nhẹ. 

Startup tập trung vào việc quy trình hóa các công việc trong bộ máy vận hành để khiến nó có thể chuyển giao được cho nhiều người và ở nhiều vị trí để có thể thay thế hỗ trợ nhau. 

Tính Cạnh Tranh

Vì hoạt động trong những lĩnh vực có nhu cầu tiêu thụ cao như ẩm thực, thời trang ở quy mô nhỏ mà các doanh nghiệp SMEs thường không chịu quá nhiều áp lực từ việc phải có sản phẩm sáng tạo hay đột phá để cạnh tranh. 

Trái lại, việc thành lập một doanh nghiệp startup đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có những ý tưởng độc đáo, khác biệt thì mới có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, cũng như thu hút thêm vốn đầu tư. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Startups chính vì thế mà cũng gay gắt hơn và rộng lớn hơn rất nhiều.

sự cạnh tranh

Sự cạnh tranh giữa các SMEs là không quá lớn

Chủ Sở Hữu/ Đầu Tư

Đa số các SMEs là doanh nghiệp cá nhân hay gia đình nên sẽ do các thành viên trong gia đình nắm giữ và điều hành là chủ yếu. Nếu không hạn chế việc quản lý kiểu gia đình thì họ có rất ít khả năng thu hút các nhà quản lý giỏi.

Startup thì sẽ có xu hướng kêu gọi vốn đầu tư bên ngoài nhiều hơn và sẵn sàng chia sẻ cổ phần công ty cho các nhà đầu tư đó để nhận sự giúp đỡ về tài chính, chiến lược cho sự phát triển cũng như mở rộng của doanh nghiệp trong tương lai. 

doanh nghiệp sme

Mô hình SME thường là doanh nghiệp của cá nhân

Khả Năng Tăng Trưởng

Doanh nghiệp SME thường có lợi thế ban đầu về mặt tốc độ tăng trưởng hơn so với các Startups do có khả năng thu lợi nhuận từ những ngày đầu tiên tham gia thị trường dù mức doanh thu của loại hình doanh nghiệp này thường tăng không nhiều. 

Ngoài ra, với SMEs kinh doanh các loại dịch vụ như ăn uống, nhà hàng, chăm sóc sức khỏe, thì mỗi lần muốn mở rộng quy mô sẽ phải bỏ thêm nhiều chi phí để thuê địa điểm cũng như tuyển dụng thêm nhiều nhân viên, quản lý. Việc này khiến mô hình SME khó có sự tăng trưởng nhanh chóng và vượt trội. 

sme là gì

SME có lợi thế về mức độ phát triển hơn Startup

Còn đối với mô hình Startup, thường sẽ mất một khoảng thời gian để có được khách hàng nhất định, thậm chí có thể chịu lỗ trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đạt được thành công nhất định thì có thể sẽ có cơ hội phát triển vượt bậc về quy mô và có nhiều đột phá. 

Điều này rất phổ biến với các doanh nghiệp làm về phần mềm, công nghệ thông tin, dịch vụ số, hay thương mại điện tử. Đặc biệt, khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm, các doanh nghiệp này cũng sẽ tốn rất ít chi phí và các khả năng tiết kiệm chi phí được quan tâm nhiều hơn. 

Phân Loại Doanh Nghiệp SME

Tại Việt Nam, doanh nghiệp SME sẽ được phân loại theo quy mô, dựa trên Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của chính phủ để phù hợp với các điều kiện kinh tế cũng như môi trường hoạt động. 

Các quy mô của SME được chia thành 3 loại bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Đối Với Lĩnh Vực Nông – Lâm Nghiệp Và Thủy Sản; Công Nghiệp Và Xây Dựng

Doanh nghiệp siêu nhỏ: 

  • Số lượng người lao động tham gia BHXH bình quân không quá 10 người/năm. 

  • Tổng doanh thu không quá 3 tỷ đồng/năm hoặc tổng số vốn không quá 3 tỷ đồng/năm.

Doanh nghiệp nhỏ:

  • Số lượng người lao động tham gia BHXH bình quân không quá 100 người/năm.

  • Tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng

    /năm

    .

Doanh nghiệp vừa:

  • Số lượng người lao động tham gia BHXH bình quân không quá 200 người

    /năm

    .

  • Tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng

    /năm

    hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng

    /năm

    .

Đối Với Lĩnh Vực Thương Mại, Dịch Vụ:

Doanh nghiệp siêu nhỏ: 

  • Số lượng người lao động tham gia BHXH bình quân không quá 10 người

    /năm

    .

  • Tổng doanh thu không quá 10 tỷ đồng

    /năm

    hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

    /năm

    .

Doanh nghiệp nhỏ:

  • Số lượng người lao động tham gia BHXH bình quân không quá 50 người

    /năm

    .

  • Tổng doanh thu không quá 100 tỷ đồng

    /năm

    hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng

    /năm

    .

Doanh nghiệp vừa:

  • Số lượng người lao động tham gia BHXH bình quân không quá 100 người/năm.

  • Tổng doanh thu không quá 300 tỷ đồng/năm hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng/năm.

phân loại sme

Phân loại doanh nghiệp SME

Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Các Doanh Nghiệp SME

Dù là thành phần quan trọng của nền kinh tế, nhưng SME lại chính là thành phần dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt khi phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Hãy cùng tìm hiểu xem các doanh nghiệp SMEs sẽ có những thách thức, khó khăn nào bên cạnh rất nhiều cơ hội dành cho họ khi tham gia thị trường,  

Thuận Lợi

  • Nhu cầu khách hàng của SME tương đối lớn, mang đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường.

  • Có khả năng vận hành linh hoạt trước những biến động của thị trường.

  • Năng lực điều hướng trong việc quản lý hàng hóa, nhân sự đơn giản và gọn nhẹ hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn.

  • Mức chi phí đầu tư phát triển không quá cao.

  • Khả năng thu hồi vốn nhanh chóng.

  • Dễ dàng tìm kiếm nguồn nhân lực.

doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nguồn lao động dồi dào

Khó Khăn

  • Các doanh nghiệp SME thông thường rất khó tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, ảnh hưởng đến khả năng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.  

  • Không thể cạnh tranh được với những doanh nghiệp/ thương hiệu lớn do tiềm lực về vốn ít. Chính vì thế cần có sự đầu tư hợp lý vào các chiến lược quảng bá để tạo dựng lòng tin khách hàng.

  • Cơ sở vật chất, hạ tầng của doanh nghiệp SME không được khách hàng đánh giá cao.

  • Đa số các nhà điều hành SME đều thiếu kiến thức quản lý và những kỹ năng cần thiết để quản lý doanh nghiệp có quy mô, nên những SMEs khi phát triển lớn hơn thì cần có chính sách thu hút những nhà quản lý chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên sâu hơn. 

nguồn vốn sme

Doanh nghiệp SME thường có khá ít vốn làm ăn

Vai Trò Của Doanh Nghiệp SME Trong Nền Kinh Tế Việt Nam

Hiện nay các doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam mở ra ngày càng nhiều, đóng góp nhũng vai trò tích cực và quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội. 

Đầu tiên phải nói rằng với số lượng khổng lồ của SME, vấn đề việc làm của người lao động ít nhiều đã được giải quyết. Tình trạng thất nghiệp cũng được cải thiện, tạo điều kiện nâng cao khả năng phát triển kinh tế xã hội. 

Nhờ có đặc điểm quy mô vốn đầu tư nhỏ và bộ máy tổ chức gọn nhẹ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia vào nhiều thị trường khác nhau nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về lao động của từng vùng. Đặc biệt là đối với các SMEs hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – hải sản, và ngành công nghiệp chế biến. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp SMEs còn cung cấp cho thị trường rất nhiều mặt hàng phong phú, đáp ứng tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống, từ đó thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao GDP quốc gia. Hiện nay, SME đóng góp đến 30-53% tổng thu nhập GDP và sản xuất từ 19-31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 

Doanh nghiệp SME còn có vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển đội ngũ kinh doanh năng động, có trình độ cao, với việc tạo ra môi trường tự do để các nhà kinh doanh có thể thỏa sức phát triển.

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn, họ còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ ở địa phương cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. 

Bí Quyết Thành Công Dành Cho SMEs Trong Thời Đại Mới

Tận Dụng Nguồn Vốn Nhà Nước 

Một số ngành nghề đặc thù như công nghệ cao, chế tạo đồ dùng, máy móc luôn nhận được sự hỗ trợ về cơ sở vật chất và ưu đãi thuế khá lớn. Nếu tận dụng hết được những ưu đãi này là cơ hội tốt để một doanh nghiệp SME có thể nhanh chóng phát triển.

Hợp Tác Với Các Doanh Nghiệp Khác

Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn, có vị trí vững chắc trên thị trường thì việc liên kết, hợp tác để cùng phát triển là cần thiết cho các doanh nghiệp SME. Có như vậy mới đảm bảo được sự thành công của các doanh nghiệp SME trong sự cạnh tranh bởi các ông lớn giàu tài chính và mạnh thế lực.

sme là gì

Bí quyết thành công dành cho các SMEs là gì?

Tận Dụng Sự Quan Tâm Của Ngân Hàng

Các doanh nghiệp SMEs đang tạo nên nguồn lợi nhuận rất lớn cho các ngân hàng, nhờ đó nhận được sự chú ý đặc biệt từ những doanh nghiệp tài chính này. Việc tận dụng được những ưu đãi về vốn vay và lãi suất sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp SME có thể mở rộng thị trường làm ăn kinh doanh của mình.

Gắn Kết Với Khách Hàng 

Việc duy trì được số lượng khách hàng là cần thiết với bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào. Thay vì chỉ đầu tư kinh doanh tạm bợ để nhận lại thất bại nhanh chóng, các doanh nghiệp SMEs cần phải nắm bắt được khách hàng của mình, cũng như cần có các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp để cải thiện trải nghiệm khách hàng và có thể phát triển kinh doanh lâu dài. 

Ứng Dụng Công Nghệ

Ngày nay, không chỉ có các doanh nghiệp lớn chuyển đổi số và ứng dụng các giải pháp công nghệ vào trong quy trình kinh doanh – sản xuất mà nhiều doanh nghiệp SMEs cũng đang dần hướng đến việc sử dụng phần mềm vào trong các hoạt động như bán hàng, logistics, marketing, quản lý nhân sự, v.v. 

doanh nghiệp sme

Phần mềm chính là công cụ đắc lực hỗ trợ cho SME

Việc ứng dụng công nghệ đối với các doanh nghiệp SMEs không chỉ giúp họ nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc, mà còn có thể cải thiện chất lượng sản phẩm tốt hơn, từ đó thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phát triển vững mạnh hơn. 

Lời Kết  

Với những thông tin chia sẻ ở trên về mô hình doanh nghiệp SME, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ khái niệm SME là gì có thêm cái nhìn rõ ràng hơn về loại hình này. Nếu bạn đang có ý định thành lập doanh nghiệp, hãy cân nhắc các yếu tố có lợi và thách thức để chuẩn bị cho mình những chiến lược và kế hoạch phù hợp. Chúc bạn thành công!