SKKN: nâng cao chất lượng quản lý chỉ đạo trong xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ
MỤC LỤC
STT
Tiêu đề
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1
1
Mục đích của sáng kiến
1
2
Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
2
3
Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý chỉ đạo trong xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động của ngành giáo dục nói chung, của đơn vị nói riêng.
3
PHẦN II: NỘI DUNG
5
Chương I: Cơ sở khoa học của sáng kiến kinh nghiệm
5
1
Cơ sở lý luận.
5
2
Cơ sở thực tiễn.
7
Chương II: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến.
8
I
Đặc điểm tình hình của địa phương và nhà trường
8
II
Thực trạng công tác quản lý chỉ đạo trong xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Khắc Niệm
10
Chương III: Những biện pháp mang tính khả thi
11
Chương IV: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến
25
1
Kết quả của công tác chỉ đạo trong xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động
25
2
Bài học kinh nghiệm
25
PHẦN III: KẾT LUẬN
29
1
Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến
29
2
Hiệu quả thiết thực của sáng kiến.
30
3
Kiến nghị với các cấp quản lý
30
PHẦN IV: PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo
33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TT- BGD ĐT: Thông tư Bộ Giáo dục đào tạo
2. TP Bắc Ninh: Thành phố Bắc Ninh
3. GDMN: Giáo dục Mầm non
PHẦN I: MỞ ĐẦU
-
Mục đích của sáng kiến.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của ngành học là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông. Muốn vậy, các giáo viên mầm non đặc biệt là cán bộ quản lý bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ và thẩm mỹ.
Nếu ở các trường phổ thông, môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụ học tập, thầy cô, bè bạn với không khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạch ròi giữa học sinh và thầy cô giáo thì ở trường mầm non môi trường lớp học lại là các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của trẻ cùng với không khí lớp học vui tươi, chan hòa, gần gũi giữa cô và trẻ. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện không hoàn toàn dễ dàng bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non ban hành theo Thông tư số 17/2009 TT- BGDĐT ngày 25/7/2009 và được sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/ TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.
Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô tổ chức. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi… tức là chưa xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Khắc Niệm- TP Bắc Ninh” để nghiên cứu và tìm ra biện pháp giúp giáo viên thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
* Tính mới của sáng kiến.
Hiện nay trên thế giới có một số mô hình, cách tiếp cận trong giáo dục đầu đời được các nhà chuyên gia giáo dục đánh giá cao. Điển hình như các mô hình đã có từ lâu nhưng hiện vẫn có giá trị là Montessori (Italy) hay các mô hình mới được xây dựng gồm Reggio Emilia (Italy), High Scope (Mỹ)…
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhóm, lớp cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm. Vì môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Do đó theo tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, tạo điều kiện cho trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau… Qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi.
Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì. Do đó, ở sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”.
* Ưu điểm nổi bật của sáng kiến
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ; thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Cùng với việc mỗi cán bộ giáo viên phải tự hoàn thiện mình từ hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ luôn mẫu mực để trẻ noi theo thì một nhiệm vụ khác cũng không kém phần quan trọng, đó chính là phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục để tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ đảm bảo trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học”, phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ hoạt động chính là một trong những nhân tố cơ bản nhất góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc thực hiện chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường.
Để làm được điều đó thì đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm chắc nội dung, kỹ năng, ý nghĩa, cách thức tổ chức của việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động để có những biện pháp quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên định hướng và điều chỉnh các thiết kế môi trường giáo dục của lớp phù hợp với mục tiêu của chủ đề và điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường.
-
Đóng góp mới để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
Đề tài này thể hiện sự quan tâm thiết thực đến việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non Khắc Niệm. Đề tài tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó nó còn giúp cho giáo viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng, phương pháp khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường hoạt động. Ngoài ra, giáo viên được bồi dưỡng trang bị thêm những kiến thức, kĩ năng sư phạm trong việc tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Tương tác giữa cô với cô, giữa cô với trẻ và giữa trẻ với trẻ nhằm khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có những hoàn cảnh khó khăn nhằm xây dựng môi trường hoạt động một cách khoa học và điều chỉnh các góc hoạt động phù hợp với điều kiện của lớp, của trường. Hơn thế nữa, qua phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ; qua cách thức hướng dẫn trẻ hoạt động; qua việc phối kết hợp với gia đình, cộng đồng giúp giáo viên bộc lộ khả năng sáng tạo của riêng mình để tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu liên ngành, đề tài này góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn của vấn đề nghiên cứu trên. Bên cạnh đó là các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên đồng thời đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của xã hội hiện nay.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Có nhiều cách phân loại môi trường giáo dục: Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm non bao gồm môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác…). Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trường vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non.
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non có mục tiêu là “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”.
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của ngành giáo dục mầm non đã triển khai thực hiện chương trình mầm non, chương trình lựa chọn và sắp xếp theo hệ thống các chủ đề thông qua các hoạt động giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt thông qua xây dựng môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, khám phá, nắm bắt và lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng về môi trường.
Môi trường tự nhiên là môi trường giáo dục rất hấp dẫn đối với trẻ. Hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên hôm nay sẽ là cơ sở khoa học cho tương lai khi trẻ tiếp thu những tri thức tự nhiên. Thông qua hoạt động với thiên nhiên sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phát triển trí thông minh, vốn sống, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức.
Thiên nhiên là kho tàng vô tận, làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ, nhưng trẻ không thể tự mình có hiểu biết đúng đắn về thiên nhiên xung quanh dù chỉ là nhận thức ban đầu. Vì vậy người lớn cần tổ chức để hướng dẫn trẻ tiếp thu những biểu tượng đúng đắn về môi trường thiên nhiên như: xây dựng các khu vực cho trẻ chơi, trải nghiệm ( khu chơi nấu ăn, khu chơi tạo hình, khu thư viện-sách, khu chơi giao thông, khu chơi phát triển vận động, khu chơi với cát,sỏi…); thực hiện sân cỏ hóa trường học, làm mái vòm ở sân chơi cho trẻ. Nhờ có giáo dục thiên nhiên mới trở thành những phương tiện để hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ.
Từ nhận thức trên, là một cán bộ quản lý tôi đã xác định muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non thì song song việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên còn phải đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép xao nhãng, phải bằng mọi cách, mọi biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non; mà ai cũng biết đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non cần xây dựng một đội ngũ giáo viên có đủ trình độ năng lực, sức khỏe, mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay các trường Mầm non trên địa bàn đều rất chú trọng đến việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm để hướng vào những đứa trẻ. Khi đến trường ngoài giờ học các cháu rất mong được ra sân để chơi, để được tiếp xúc với cây cỏ hoa lá, các con vật đáng yêu ngộ nghĩnh hay là tiếng suối chảy róc rách từ con suối nhân tạo, vườn cổ tích có nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn, chú bé chăn trâu thổi sáo, khu chơi với cát, sỏi…Tất cả đều mang lại cho trẻ những niềm say mê, thú vị mà nhiều khi chính người lớn cũng không ngờ tới. Tuy nhiên để những phong cảnh thiên nhiên, những khu vui chơi đó thật sự mang lại hiệu quả giáo dục trên trẻ thì giáo viên cần chú trọng đến việc khai thác điều gì? Khai thác như thế nào để đạt được mục tiêu mình mong muốn? Điều đó không phải giáo viên nào cũng thật sự quan tâm và thực hiện.
Trên thực tế, còn một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về việc cho trẻ tiếp xúc với môi trường thiên nhiên, chưa biết cách tạo môi trường mở, thiết kế các bài tập mở kích thích tính tích cực hoạt động của trẻ. Một số giáo viên chưa có ý thức tái tạo cảnh quan môi trường xung quanh cho trẻ họat động. Chính vì thế có những điều hay, tuyệt vời đến từ môi trường hoạt động mà trẻ em không có cơ hội được quan sát, tìm hiểu, trải nghiệm chính vì sự thờ ơ của người lớn. Từ nhận thức sâu sắc về việc tổ chức và sử dụng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” và từ những nghiên cứu các cách tổ chức xây dựng môi trường sao cho phù hợp với điều cụ thể của trường, lớp mình. Do vậy mà tôi luôn quan tâm đến việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động cho trẻ học bằng chơi, học bằng trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN. Và để xây dựng được môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức được các hoạt động cho trẻ thông qua trải nghiệm, khám phá cũng rất cần đến sự tham gia của cha, mẹ trẻ và cộng đồng. Do đó, để có một đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao; có nhận thức đồng đều trong việc hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng và tổ chức môi trường hoạt động đối với sự phát triển của trẻ thì theo tôi từ cán bộ quản lý đến giáo viên, nhân viên trong trường cần phải trải qua một quá trình phấn đấu, xây dựng bồi dưỡng, rèn luyện theo kế hoạch. Cũng từ đây trong suy nghĩ của tôi là đề ra các mục tiêu để làm sao có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, lòng yêu nghề mến trẻ, có tâm huyết với nghề nghiệp tận tụy say sưa với công việc, coi trường lớp như như nhà của mình, yêu thương quý mến trẻ như con đẻ của chính mình; Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ để làm cho trẻ luôn được tôn trọng và khẳng định bản thân; được thường xuyên giao tiếp, thể hiện được mối quan hệ giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Xác định trách nhiệm của người quản lý phụ trách chuyên môn là phải làm thế nào để tạo được một chiếc chìa khóa mở ra những khối óc khổng lồ của những đồng nghiệp, những giáo viên mầm non hàng ngày, hàng giờ bên những thế hệ tương lai; làm sao chắp cho trẻ thơ những đôi cánh để bay nên là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường với nhận thức và hiểu biết của mình tôi cũng xin được đưa ra: “ Một số biện pháp giúp giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở trường Mầm non Khắc Niệm- TP Bắc Ninh”.
Chương II:
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN ĐỀ CẬP ĐẾN
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG
1. Đặc điểm địa phương
Phường Khắc Niệm là một trong những vùng đất thuộc Thành phố Bắc Ninh. Phường có vị trí địa lý khá thuận lợi, có đường quốc lộ 38 chạy qua thuận tiện cho giao thông đi lại của bà con trong phường. Toàn phường có 7 khu với 3.732 hộ và 10.720 nhân khẩu. Nhiều nhà máy xí nghiệp, cụm công nghiệp mới được xây dựng nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, số lao động nông nghiệp giảm xuống nhường chỗ cho lao động công nghiệp đang chiếm ưu thế. Bên cạnh đó nghề làm bún truyền thống của địa phương đã giải quyết việc làm cho nhiều hộ gia đình. Nhân dân quê tôi có truyền thống hiếu học, biết thương yêu giúp đỡ nhau cùng nhau xây dựng một làng quê văn minh giàu đẹp. Đó là động lực thúc đẩy nền kinh tế của phường phát triển.
Tình hình kinh tế chính trị xã hội ổn định, luôn phát triển và đi lên. Khắc Niệm là phường có phong trào giáo dục toàn diện, luôn được sự quan tâm sát sao và nhận thức đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Chính vì vậy cả 3 nhà trường đã được xây dựng và đều đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Điều đó có rất nhiều thuận lợi trong phong trào giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng.
2. Đặc điểm nhà trường:
Trường Mầm non phường Khắc Niệm được thành lập từ năm 1996. Từ khi thành lập đến nay trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện, cấp Thành phố và 4 năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh. Nhiều năm liền trường đạt Xanh – Sạch – Đẹp cấp Thành phố, cấp Tỉnh.
2.1/ Đội ngũ:
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là: 40 đồng chí.
Trong đó: – Hiệu trưởng : 1 đ/c.
– Hiệu phó : 2 đ/c.
– Giáo viên trực tiếp đứng lớp: 29 đ/c.
– Nhân viên : 8 đ/c.
2.2/ Trình độ đào tạo
– Đạt chuẩn có 38/40 đồng chí đạt 94,3%.
– Trên chuẩn có 34/40 đồng chí đạt 91,4%.
– Trường Mầm non Khắc Niệm đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục 660 cháu trong độ tuổi. Trong đó, Nhà trẻ 30 cháu và Mẫu giáo 630 cháu. Cháu 5 tuổi ra lớp 236/236 cháu đạt 100%.
– Trong nhiều năm qua, với tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, cô giáo như mẹ hiền, tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu dạy tốt, học tốt hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ trên giao.
2.3/ Thuận lợi:
– Trường tôi đang dạy theo chương trình giáo dục giáo dục mầm non được sửa đổi bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/TT- BGDĐT ngày 30/12/2016 ở 13/13 nhóm lớp. Tôi được phân công phụ trách chuyên môn trong Nhà trường.
– Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của ngành học đối với việc giáo dục trẻ. Tôi thấy trường tôi có những thuận lợi sau:
– Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ phong phú về mầu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ.
– Giáo viên trong trường trẻ trung, nhanh nhẹn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Tích cực làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy- học của cô và trẻ…
– Trường có 23 đồng chí trình độ đại học, 10 đồng chí có trình độ cao đẳng.
– Trường đặt ở trung tâm của phường có đủ đồ chơi ngoài trời, phòng hoạt động chung cho trẻ.
– Các phòng học sạch sẽ có công trình vệ sinh khép kín, nhà bếp 1 chiều hợp vệ sinh.
– Đa số các cháu học sinh đi học đều, đúng giờ, có ý thức trong giờ học. Thực hiện tốt quy định của trường.
– Trang trí lớp theo từng chủ đề, hứng thú trẻ đến lớp học.
– Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– 100% trẻ học đúng độ tuổi, đa số trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ nên rất có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh.
– Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con; Quan tâm ủng hộ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
2.4/ Khó khăn:
– Diện tích đất của trường quá hẹp, còn thiếu phòng học và thiếu một số phòng chức năng như: phòng y tế, phòng ăn, phòng ngủ, phòng vi tính, hội trường lớn, sân chơi chật trội.
– Số học sinh trên lớp đều quá tải.
– Trình độ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều.
– Một số giáo viên sử dụng máy vi tính còn chưa thành thạo.
– Năng lực của một số giáo viên còn hạn chế .
II- THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG MẦM NON KHẮC NIỆM- TP BẮC NINH.
1. Đối với giáo viên:
Tổng số giáo viên: 29 đồng chí. Trong đó: Trình độ Đại học: 19 đồng chí; Cao đẳng: 7 đồng chí; Trung cấp: 3 đồng chí.
Đa số giáo viên đều thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường hoạt động đối với sự phát triển của trẻ và môi trường hoạt động là một trong các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên quan niệm của giáo viên chưa hoàn toàn chính xác. Điều này ảnh hưởng tới cách xây dựng môi trường hoạt động và việc điều khiển hoạt động của trẻ trong môi trường đó.
Phần đông giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. Giáo viên chưa coi trọng các yêu cầu nhằm đảm bảo điều kiện cho trẻ hoạt động tích cực như: tạo mối liên hệ giữa các góc hoạt động, lựa chọn dụng cụ, vật liệu nhiều công dụng, tạo môi trường với các góc hoạt động mở, sử dụng sơ đồ bố trí góc… nên trẻ ít có sáng tạo trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, một số giáo viên vừa đi học, vừa đi làm nên ảnh đến chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác; số khác giáo viên còn thụ động, chưa có ý thức cao trong việc tự học, tự rèn. Bên cạnh đó một số giáo viên năng lực hạn chế.
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
Ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện bồi dưỡng và hướng dẫn giáo viên về chuyên môn, về cách xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhưng do thời gian còn hạn chế, khuôn viên của nhà trường quá chật hẹp và nội dung hướng dẫn chưa được cụ thể, sát thực vì vậy hiệu quả chưa cao.
Chương III:
NHỮNG BIỆN PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI
Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức về việc xây dựng môi trường giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” cho giáo viên.
Để việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đạt hiệu quả và kích thích được trẻ hoạt động tích cực trong môi trường đó, tôi nhận thấy rằng bản thân mỗi giáo viên cần có quan niệm đúng đắn về môi trường hoạt động, hiểu rõ cơ chế tâm lý của việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ; nắm được các quan điểm chỉ đạo về việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ và hiểu rõ các nguyên tắc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ. Do vậy tôi đã vận dụng các biện pháp sau:
1.1/ Bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho giáo viên thông qua các chuyên đề, tổ chức cho giáo viên học tập, trau dồi chuyên môn qua các Hội thi.
Với mục đích khuyến khích đội ngũ không ngừng học tập, cải tiến, sáng tạo trong quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ; tăng cường cơ hội để giáo viên giao lưu học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng tay nghề nhà trường đã tổ chức một số Hội thi, chuyên đề như: “Cách sử dụng giáo án điện tử”, Hội thi: “Giáo viên giỏi”, “Hội thi sáng tạo đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy”; Tổ chức tham quan học tập các mô hình giáo dục tiên tiến nhằm thực hiện tốt chương trình giáo dục Mầm non.
Qua các chuyên đề, Hội thi, các đợt tham quan thực tế đã thực sự trở thành đợt sinh hoạt chuyên môn sâu rộng của cán bộ, giáo viên trong nhà trường; đã giúp cho cán bộ, giáo viên mở rộng tầm nhìn, đúc rút kinh nghiệm và học hỏi được nhiều kỹ năng trong chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện chương trình. Ngoài ra, tôi cũng mạnh dạn trao đổi, bàn bạc trong Ban giám hiệu nhà trường một số ý kiến sau:
– Tạo điều kiện cho tôi cùng với những giáo viên cốt cán, giáo viên giỏi tham gia tập huấn các chuyên đề do Sở, Phòng triển khai. Sau đó, về trường tổ chức lại các nội dung lý thuyết và tổ chức dạy mẫu cho toàn trường dự giờ, góp ý để đưa ra các giải pháp hay và sáng tạo.
– Sắp xếp, bố trí trong mỗi lớp có một giáo viên giỏi kèm cặp một giáo viên còn hạn chế hoặc một giáo viên mới ra trường để trao đổi, học hỏi và giúp đỡ nhau trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
– Hàng tháng, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, thao giảng tôi luôn chú ý đến việc tổ chức cho giáo viên dạy các hoạt động học có chủ định nhằm giúp giáo viên có cơ hội được trải nghiệm và đưa ra các phương pháp, biện pháp hay cho đồng nghiệp, Ban giám hiệu dự giờ rút kinh nghiệm.
2.2/ Bồi dưỡng kỹ năng lựa chọn nội dung, chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình.
– Để thực hiện có hiệu quả nội dung chương trình giáo dục Mầm non, tôi thường chỉ đạo giáo viên xây dựng các kế hoạch giáo dục theo năm, tháng, tuần; theo từng chủ đề. Sau đó tổ chức cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn, thảo luận, góp ý kiến, thống nhất nội dung từng lĩnh vực; đồng thời hướng dẫn cho giáo viên thiết kế bài dạy phù hợp với kế hoạch, với trẻ lớp mình phụ trách sao cho không gò bó, áp đặt trẻ.
– Lựa chọn nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo độ tuổi, nội dung từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, hướng đến vùng”phát triển gần” của trẻ. Tất cả nội dung đó phải thể hiện được trọng tâm của chủ đề.
– Lên kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ cần phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn của trường, lớp và địa phương mình.
2.3/ Tạo điều kiện, cơ hội giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy
Nhằm giúp giáo viên hiểu sâu sắc về đổi mới phương pháp dạy học cũng như có sự vận dụng tốt giữa lý luận và thực tiễn, tôi đã xây dựng và tổ chức cho giáo viên dự giờ các hoạt động dạy thao giảng chuyên đề. Sau đó cho giáo viên thảo luận, phân tích để thấy rõ điểm đổi mới, sự sáng tạo của hoạt động đó và nhận xét có gì khác so với những hoạt động trước. Đồng thời qua những lần dự giờ trên lớp, tôi đã phân tích rất cụ thể, chỉ ra những ưu điểm, những hạn chế của giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp vào quá trình giảng dạy. Từ đó, giúp giáo viên hiểu sâu hơn về đổi mới phương pháp; đồng thời khuyến khích, động viên giáo viên mạnh dạn, sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ.
Ngoài ra tôi còn vận động giáo viên sưu tầm tài liệu liên quan đến vấn đề này để cùng tham khảo, trao đổi, thống nhất cách tổ chức có hiệu quả nhất trên trẻ để từ đó có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, sâu sát.
Biện pháp 2: Tận dụng mọi không gian để xây dựng môi trường giáo dục
2.1/ Xây dựng môi trường trong lớp
Khi bước chân vào cổng trường mầm non, bạn như được bước vào một thế giới khác: thế giới của trẻ thơ với những bức tranh đầy màu sắc, từ những nhân vật cổ tích, cỏ cây, hoa lá, đến những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh… được trang trí trên khắp các mảng tường, hàng rào, hành lang lớp học. Còn bên trong lớp học, các hình ảnh trang trí phong phú hơn gắn với nội dung giáo dục theo chủ đề. Việc trang trí lớp theo chủ đề vừa tạo sự chú ý và hứng thú khám phá ở trẻ vừa để cho mọi người biết lớp đang học chủ đề nào. Việc làm này trường đã thực hiện từ nhiều năm trước đây, nhưng giáo viên chỉ làm rầm rộ vào lúc chuẩn bị khai giảng năm học mới, sau đó chỉ bổ sung vài hình ảnh cho có gọi là trang trí theo chủ đề. Để khắc phục tình trạng này, từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương giáo dục mầm non mới đặc biệt là chương trình GDMN sau sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Thông tư số 28/2016/ TT- BGDĐT ngày 30/12/2016. Do đó, năm học 2017-2018, tôi đã chỉ đạo các lớp thực hiện một số công việc sau:
– Trang trí mảng chủ đề chính:
Đầu năm học, các lớp được trường cung cấp đầy đủ các nguyên, vật liệu cần thiết (xốp màu, keo dán, giấy màu…) để trang trí các mảng tường của lớp và theo chủ đề đầu tiên của chương trình: chủ đề Trường mầm non. Giáo viên cắt, dán hoặc sưu tầm hình ảnh về trường mầm non để trang trí lớp. Trong quá trình trang trí, giáo viên phải dự định vị trí các góc chơi phù hợp với lớp mình để gắn tên các góc. Các tranh, ảnh trang trí đều được gắn kèm từ để tạo môi trường chữ viết cho trẻ được làm quen. Ngoài các tranh, ảnh theo chủ đề nhà trường đã trang bị cho lớp, tôi thường khuyến khích giáo viên tự làm hoặc sưu tầm các hình ảnh về chủ đề trường mầm non từ tranh, ảnh, sách báo, internet, … để làm phong phú hơn chủ đề của lớp mình.
Khi triển khai một chủ đề mới, giáo viên cùng trẻ trò chuyện về nội dung chủ đề, tìm kiếm nguyên, vật liệu để trang trí chủ đề mới. Ví dụ: Ở chủ đề “Tổ ấm gia đình”: Sau khi tổ chức trò chuyện, xem một số hình ảnh về chủ đề, cô cùng trẻ vẽ, tô màu, cắt dán hoặc sưu tầm tranh ảnh về gia đình để trang trí chủ đề nhánh và trang trí các mảng tường. Phân công trẻ mang một số nguyên vật liệu: ảnh gia đình lon bia, vải vụn, vỏ hộp các loại… đến lớp làm đồ chơi. Một chủ đề không nhất thiết phải trang trí hoàn chỉnh ngay từ khi bắt đầu, mà có thể bổ sung dần qua từng nhánh nhỏ cho đến khi kết thúc chủ đề.
Ví dụ Chủ đề : “Thế giới động vật” có các chủ đề nhánh là:
+ Nhánh 1: Những con vật đáng yêu (Vật nuôi trong gia đình)
+ Nhánh 2: Những con vật ngộ nghĩnh (Động vật sống trong rừng)
+ Nhánh 3: Thủy cung của bé (Động vật sống dưới nước)
+ Nhánh 4: Con gì biết bay? (Chim – Côn trùng)
Cô và trẻ lần lượt trang trí hình ảnh các con vật của từng nhánh nhỏ theo phân phối thời gian thực hiện chủ đề ( thường là mỗi tuần 01 nhánh). Khi có đủ một số tranh, ảnh cần thiết để trang trí chủ đề, cô cùng trẻ thảo luận xem nên chọn loại tranh nào để gắn vào nhám dính trên các mảng tường, tranh nào có thể treo để tạo không khí sinh động cho lớp học. Việc trang trí các hình ảnh trên tường giáo viên yêu cầu lựa chọn và sắp xếp sao cho có thể sử dụng làm tình huống hoặc phương tiện giáo dục cho các hoạt động có chủ đích trong chủ đề. Ví dụ: Chủ đề Thế giới động vật (khối 4-5 tuổi) – tôi gợi ý để giáo viên trang trí hình các con vật có số lượng sao cho có thể sử dụng làm trò chơi luyện tập khi học Toán: “hãy tìm xung quanh lớp, nhóm cá có số lượng ít hơn 5”; hoặc sử dụng hình ảnh các loại quả được trang trí trong chủ đề thực vật, cô yêu cầu: “ tìm cho cô chùm quả có màu đỏ” khi dạy hoạt động nhận biết phân biệt ở nhóm trẻ.
Khi tổ chức thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của của việc lập kế hoạch trang trí lớp theo chủ đề và thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. Các mảng tường của lớp được trang trí các hình ảnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, hấp dẫn trẻ), vừa đảm bảo các yêu cầu giáo dục (có thể sử dụng các mảng trang trí làm phương tiện dạy học), trẻ rất thích được tham gia các hoạt động cùng cô trang trí môi trường lớp học.
– Xây dựng các góc hoạt động trong lớp:
Xây dựng các góc hoạt động trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ với các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, qua đó giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu các chức năng sử dụng của đồ dùng đồ chơi và rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, hợp tác cùng bạn, hoặc tự giải quyết các nhiệm vụ…
Do phòng học của nhà trường nhỏ, hẹp nên đòi hỏi giáo viên phải biết thiết kế các góc hoạt động sao cho phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình. Trên cơ sở các góc hoạt động giáo viên đã xây dựng, tôi thường góp ý cách bày trí nhằm phát huy tối đa diện tích cho trẻ hoạt động: cách sắp xếp các góc; cách đặt tên góc chơi; trưng bày đồ dùng đồ chơi …
+ Cách sắp xếp các góc hoạt động: Vị trí các góc chơi phải hợp lý, thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động. Các góc yên tĩnh (góc học tập, góc sách…) xa góc hoạt động ồn ào (góc phân vai, góc xây dựng…). Sử dụng các giá đồ chơi để làm ranh giới phân chia các góc vừa có thể bày đồ dùng, đồ chơi riêng biệt, vừa đảm bảo các lối đi để trẻ hoạt động liên góc. Diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ chơi và số lượng đồ dùng đồ chơi trong góc. Ví dụ: Góc phân vai ( chủ đề Thực vật) – nếu giáo viên bố trí 2 hoạt động: vừa có cửa hàng rau, vừa nấu ăn (chế biến các món ăn từ rau củ) thì diện tích phải rộng hơn, số lượng trẻ chơi nhiều hơn so với 1 hoạt động trong cùng góc.
Thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Ví dụ: Góc Xây dựng ( chủ đề Thực vật ) – tuần 1 và 2 xây vườn rau hoặc vườn cây ăn quả; tuần 3 và 4 xây vườn hoa xuân, công viên… hoặc góc phân vai ( Chủ đề Gia đình): Tuần 1 và 2 chơi đóng vai các thành viên gia đình; tuần 3 và 4 chơi bán rau, củ quả, đồ dùng gia đình. Sau khi kết thúc một chủ đề, các góc sẽ được sắp xếp lại với các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề mới.
+ Đặt tên các góc:
Những năm trước đây, tên các góc được đặt theo sách hướng dẫn chương trình, rất khô khan như: góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc thư viện… Từ khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tôi chỉ đạo giáo viên thay đổi các góc trong lớp bằng những cái tên ngộ nghĩnh, gần gũi với các bé, chẳng hạn góc Xây dựng được đổi tên: “Bé là thợ xây”, “Kỹ sư tí hon” … hoặc góc Thư viện: “Mời bạn cùng xem”, “Những cuốn sách kỳ lạ”, “Thư viện của bé” … hay góc phân vai: “Bé thích nấu ăn”, “Đầu bếp tí hon”, “Bé chọn vai nào”?…
+ Đồ dùng, đồ chơi ở các góc:
Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với sự phát triển của trẻ và phù hợp với đặc điểm địa phương. Trên thực tế trường đã trang bị các đồ dùng đồ chơi cần thiết cho lớp như gạch xây dựng các loại, đồ chơi gia đình, các loại rau củ quả làm từ nhựa, cao su… nhưng số lượng còn hạn chế. Giáo viên phải tìm kiếm nguyên vật liệu, làm đồ chơi bổ sung cho các góc, sử dụng các loại phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để làm đồ chơi cho trẻ như: các loại chai nhựa, vỏ hộp sữa, hộp bánh kẹo, ống hút, đá, sỏi, lá cây, xốp màu… để làm đồ dùng đồ chơi. Mỗi loại vật liệu có thể dùng cho các góc và các hoạt động khác nhau: vỏ hộp sữa fristi,vỏ hộp sữa Drinkingyoghurt thay thế gạch làm hàng rào, đá sỏi làm hòn non bộ ở góc xây dựng; hộp bánh kẹo dùng chơi bán hàng ở góc phân vai; ống hút, xốp màu, lá cây chơi ở góc tạo hình… Có những loại vật liệu được sử dụng nhiều lần cho các góc chơi và các chủ đề chơi khác nhau. Ví dụ: Các hộp bánh kẹo, hộp bánh, các loại quả dùng để chơi bán hàng ở góc phân vai của chủ đề Gia đình, khi sang chủ đề Thế giới thực vật Tết và mùa xuân, được dùng làm nguyên liệu cùng với giấy màu xanh, dây buộc…để gói bánh chưng hoặc trang trí thành các hộp quà, giỏ quà ở góc tạo hình.
Những đồ chơi dễ làm, khuyến khích trẻ tham gia cùng cô. Chẳng hạn khi tô, vẽ tranh để trang trí, dùng bút dạ vẽ thêm các chi tiết trên các hòn sỏi theo sự tưởng tượng của trẻ; làm đồ chơi theo ý thích để trưng bày, hoặc mang các chai nhựa, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ sò, ốc… đến lớp để làm đồ dùng đồ chơi. Ngoài ra vận động phụ huynh hỗ trợ thêm các loại vỏ hộp bằng nhựa để làm các loại rau củ quả, các con vật …làm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi của các lớp.
+ Trưng bày – trang trí góc hoạt động:
Việc bố trí, trưng bày các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp mục tiêu yêu cầu giáo dục của chủ đề. Khi triển khai chủ đề nào, môi trường các góc phải phản ánh được chủ đề đó.
Ví dụ:
Chủ đề “Giao thông”: Các góc hoạt động đều được trưng bày thể hiện nội dung của chủ đề:
– Góc xây dựng: Trưng bày gạch các loại hoặc vỏ hộp sữa; sỏi, đá; các loại phương tiện và biển báo giao thông; cây, hoa để trang trí… (chơi xây đường phố, bến xe…)
– Góc phân vai: Các loại phương tiện giao thông, vé số (giả tiền), giấy vụn (vé xe), trang phục cảnh sát giao thông… (chơi đóng vai cảnh sát giao thông, gia đình đi nghỉ mát …)
– Góc học tập: Tranh, ảnh, lô tô, đôminô các phương tiện giao thông … (chơi lô tô, đôminô, phân loại các phương tiện giao thông…)
– Góc nghệ thuật: Giấy màu, bút vẽ, kéo, hồ, khăn lau, vỏ hộp các loại, giấy báo … (vẽ, cắt, dán, gấp hình các phương tiện, biển báo giao thông …)
– Góc thư viện: Bổ sung một số sách chủ đề giao thông: “Một phen sợ hãi”, “ Vì sao thỏ cụt đuôi”, “Xe lu và xe ca”, “Kiến con đi xe ô tô”…
– Góc thiên nhiên: Đồ chơi với nước, giấy các loại…( chơi xếp thuyền, thả thuyền…)
Thế nhưng khi chuyển sang chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ” các góc được thay đổi với cách trưng bày sau:
– Góc xây dựng: Vỏ hộp sữa, nước ngọt, gạch xây dựng, mô hình Lăng Bác, cây, hoa, thảm cỏ (xây Lăng Bác…)
– Góc phân vai: Rau, củ các loại, một số loại quả, loại bánh đặc sản của quê hương Bắc Ninh (chơi bán hàng, chế biến các ăn từ rau, củ, quả…)
– Góc học tập: Tranh, ảnh về Bác Hồ; các di tích lịch sử của Bắc Ninh, cảnh đẹp của Bắc Ninh, Hà Nội, đá sỏi nhỏ … (làm album về Bác Hồ với quê hương Bắc Ninh; chơi Ô ăn quan…)
– Góc nghệ thuật: Lá cây, đá sỏi, hột hạt, ống hút, xốp màu, đất sét… (cho trẻ làm nhẫn, dây chuyền, đồng hồ, các con vật từ lá cây, đá sỏi; gói bánh chưng, làm bông hoa từ xốp màu, ống hút…
– Góc thư viện: Sự tích bánh chưng bánh dày, truyện Thạch Sanh, Sự tích Chú Cuội, Sự tích Hồ Gươm …
– Góc thiên nhiên: Đồ chơi với nước, chai, lọ, ca, cốc, … (chơi đong lường nước…)
Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn. Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải đặt theo bộ. Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, bàn ghế và đồ dùng cá nhân của trẻ phải được xếp gọn vào một góc lớp, tránh che khuất các mảng trang trí và các góc hoạt động.
Khi áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy: Đa số giáo viên đều biết cách sắp xếp các góc hoạt động hợp lý, phù hợp mục tiêu, yêu cầu giáo dục của từng chủ đề và điều kiện thực tế từng lớp học. Tên các góc chơi đơn giản, dễ hiểu, gần gũi đối với trẻ. Đồ dùng đồ chơi các góc tương đối phong phú, sử dụng các nguyên vật liệu mở, đảm bảo an toàn đối với trẻ.
2.2/ Xây dựng môi trường ngoài lớp.
Thiên nhiên thật phong phú và hấp dẫn, đó là nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Nhưng tiếc thay nhiều người lớn trong chúng ta đã không quan tâm đến điều đó, họ đã thờ ơ với thiên nhiên, mà không thấy tác hại ngấm ngầm về nhiều mặt (thể chất và tinh thần) của việc sống tách rời thiên nhiên.
Do đó ở bất kỳ trường, lớp mầm non nào người cán bộ quản lý đều chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường ngoài lớp học theo các hướng sau:
– Xây dựng góc tuyên truyền
Ở trường mầm non, mỗi lớp học đều có góc tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tất cả các vấn đề liên quan đến trẻ. Đây chính là nơi để các giáo viên có thể xây dựng mảng tuyên truyền với các bậc phụ huynh về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học; các bài thuốc dân gian; một số bệnh thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh; thông tin về sức khỏe của trẻ; ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống của trẻ thơ; các bài học trong tuần của bé; các bài thơ, câu chuyện; mạng nội dung, hoạt động liên quan đến chủ đề đang thực hiện…Do vậy, tôi đã hướng dẫn giáo viên xây dựng các nội dung tuyên truyền như sau:
Góc tuyên truyền của mỗi lớp thường được chia làm 2 phần: 1phần là các thông tin liên quan tới cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ, các bài thuốc, thông tin về sức khỏe của trẻ; 1 phần là các bài thơ, câu chuyện, bài hát, mạng nội dung, hoạt động liên quan đến chủ đề đang thực hiện để các bậc cha mẹ theo dõi, xem và biết được những điều trẻ học hàng ngày để từ đó các bậc cha mẹ có thể dành thời gian dạy trẻ đọc những bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện về chủ đề, về môi trường thiên nhiên để làm phong phú đời sống tâm hồn cho trẻ. Giáo viên có thể bằng nhiều cách cung cấp cho cha mẹ trẻ những bài thơ, ca dao đó nếu bố mẹ trẻ chưa biết hoặc chưa có nhiều…
Ngoài ra ở các giờ đón, trả trẻ tôi cũng khuyến khích và tập huấn cho các giáo viên mới ra trường cách trò chuyện và trao đổi cùng với cha, mẹ trẻ về một số điều liên qua đến việc tư vấn và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ như:
+ Vào các ngày nghỉ các bậc cha mẹ nên dành thời gian đưa con đi chơi công viên, hay những nơi có phong cảnh đẹp, các danh lam thắng cảnh của quê hương, di tích lịch sử… vì ở đây các con sẽ có cơ hội được hoà mình với thiên nhiên, có cơ hội được xem, nhìn và tìm hiểu rõ các loại chim muông cầm thú…
+ Những kỳ nghỉ hè, tuỳ điều kiện gia đình có thể cho các con đi biển, lên núi, về quê, đi píc níc, dã ngoại. Những cuộc đi chơi như vậy sẽ để lại cho các con những ấn tượng sâu sắc. Từ đó mà con sẽ thêm yêu đất nước và hun đúc lòng tự hào về quê hương mình.
+ Các bậc cha mẹ cũng nên tìm mọi cơ hội để các con được trải nghiệm trong thiên nhiên như : Cho con tận tay sờ nắn mỗi hòn sỏi, mỗi hạt cát; Vục chân xuống bùn; Lắng nghe tiếng ếch kêu, tiếng chim hót; Tận mắt ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặn; Tự mình theo dõi hạt đậu nảy mầm, bông hoa hé nở rồi lụi tàn; Chỉ cho trẻ vẻ đẹp của bầu trời, những áng mây có hình thù kỳ lạ, ánh trăng dịu dàng, vòm trời đầy sao bao la hay cả sắc cầu vồng sau cơn mưa… để từ đó càng kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Thông qua đó sẽ hình thành được ở mỗi đứa trẻ tình yêu thiên nhiên góp phần hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
– Tận dụng những không gian nhỏ hẹp để xây dựng môi trường thiên nhiên
Trường mầm non Khắc Niệm không có diện tích rộng rãi mà không gian chật hẹp nhưng chúng tôi vẫn tận dụng những khoảng không gian nhỏ hẹp để tạo một môi trường thiên nhiên cho trẻ.
* Ví dụ:
– Mỗi lớp trồng một chậu hoa, chậu cây xanh nhỏ trên bệ cửa sổ.
– Tạo một bồn hoa dài ngay cạnh hành lang của lớp.
– Trồng những chậu cây xanh trước góc thềm lên xuống ở sảnh tầng 1…
Vì trường không có vườn cây cho tất cả các lớp nên nhà trường đã hàn những cái giá để chậu cây, chậu hoa bằng inox ở khu vực hành lang của tầng 2 và phân chia cho các lớp. Mỗi lớp sẽ trồng và chăm sóc một loài hoa, một loại cây riêng của lớp đó. Mỗi góc có biển đề tên của các lớp, tên của loài cây, loài hoa của các lớp để trẻ có thể quan sát so sánh và cảm nhận được sự khác nhau về màu sắc, mùi hương…của các loài hoa.
– Quy hoạch và thiết kế các khu vực
Vì diện tích của nhà trường quá chật, hẹp nên càng đòi hỏi những cán bộ quản lý như chúng tôi quan sát, thiết kế và thử nghiệm. Có những lúc khi giáo viên trông cho các con ngủ trưa Ban giám hiệu lại cùng nhau ra sân bàn bạc, thiết kế các khu vực sao cho phù hợp nhất với không gian của trường mình từ khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích, sân tập thể dục cho một số lớp ( vì sân quá chật nên 2/3 số trẻ phải tập thể dục ở hành lang hoặc trong lớp) đến khu trồng hoa, trồng cây cảnh, cây bóng mát, các bảng biểu ngoài sân, tủ đựng đồ cá nhân của trẻ… tất cả những thứ đó đều phải đảm bảo độ an toàn cho trẻ.
2.3/ Xây dựng môi trường xã hội
Bên cạnh việc xây dựng môi trường tự nhiên là vậy tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường xã hội trong trường Mầm non cũng hết sức quan trọng và cần thiết vì ở đây mối quan hệ giữa cô và trẻ như mẹ với con trong gia đình. Cô phải làm như thế nào để trẻ thấy mình luôn được che chở, quan tâm khuyến khích và hỗ trợ đúng lúc nhưng không phải làm thay trẻ. Sự tương tác giữa cô với cô, giữa cô với trẻ và giữa các trẻ với nhau sẽ tạo nên động lực để khuyến khích trẻ sáng tạo và tạo nên sự “cá thể hóa” đối với trẻ. Do đó tôi đã hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên:
Tổ chức hoạt động học có chủ định
Với những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy, tôi đã đặt ra những yêu cầu khi tổ chức một hoạt động học như sau:
Đối với giáo viên:
– Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung đề tài, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng của bài học và xây dựng, thiết kế các hình thức tổ chức của hoạt động đó.
– Chuẩn bị hệ thống câu hỏi đàm thoại về nội dung bài học và dự kiến những tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động học và đưa ra hướng khắc phục.
– Lựa chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện của lớp, phù hợp với đề tài và lĩnh vực mình đã lựa chọn. Tùy nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy, giáo viên phải xác định được cách tổ chức hoạt động cho trẻ sao cho hiệu quả.
Ví dụ: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng cho trẻ thì giáo viên cần chú ý đến phương pháp truyền thụ kiến thức cho trẻ như: cho trẻ hoạt động theo nhóm cùng khám phá, trải nghiệm sau đó gợi ý cho trẻ cùng thảo luận và nhận xét những vấn đề được đặt ra xoay quanh bài học.
– Thực hiện phương pháp” Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ để từ đó đưa ra nội dung, kiến thức cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Hình thức tổ chức hoạt động chung đa dạng, phong phú tùy vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên để tiết học trở nên nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt trẻ mà cần theo nguyên tắc “Học mà chơi, chơi mà học” phù hợp với trẻ mầm non.
– Tùy theo các hoạt động học ở mỗi chủ đề, giáo viên có thể sáng tạo những hình thức và phương pháp phong phú, đa dạng, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, khám phá, bộc lộ suy nghĩ và sáng tạo trong suốt quá trình hoạt động.
Đối với trẻ:
– Giáo viên khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi bước vào hoạt động.
– Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩ của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể.
Tận dụng cơ hội làm phong phú kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ thông qua các hoạt động khác.
– Việc tận dụng cơ hội mọi lúc mọi nơi để cung cấp kiến thức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua các hoạt động dạo chơi ngoài trời, hoạt động chiều, hoạt động góc… giáo viên có thể cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh về con người, cuộc sống; làm quen các câu chuyện, bài thơ, trò chơi…Từ đó giúp trẻ hình thành một số kiến thức, kỹ năng, trẻ tự tin hơn khi tham gia hoạt động với cô và các bạn
– Tạo cơ hội, kích thích trẻ tích cực sáng tạo là một yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non, từ đó đòi hỏi giáo viên phải biết tận dụng mội cơ hội, mọi tình huống để thu hút và lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Để làm được điều đó, giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và linh hoạt để tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động việc tạo cơ hội, phát huy tính tích cực của trẻ được đánh giá cao, giúp giáo viên tổ chức tốt các hoạt động đặc biệt tận dụng mọi cơ hội và điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tốt nhất.
Ví dụ với hoạt động chơi ở các góc của trẻ mẫu giáo:
Đối với những trẻ thụ động ở lứa tuổi mẫu giáo bé giáo viên nên khuyến khích trẻ chơi bằng cách nhập cuộc vào trò chơi trong thời gian ngắn còn với trò chơi ở cửa hàng ăn uống (lớp nhỡ), giáo viên đóng vai khách hàng và nói với trẻ đóng vai người bán hàng: “Hôm nay cửa hàng bác có những món ăn nào? Bác bán cho tôi một tô phở mang về nhé!” Sau khi được phục vụ, giáo viên lại nói: “Bao nhiêu tiền vậy bác? cảm ơn bác!”. Khi thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước làm theo, biết cách xưng hô và lễ phép trong giao tiếp.
Đối với trẻ ở độ tuổi lớn hơn( cuối lớp nhỡ và lớp lớn), giáo viên chỉ cần gợi mở để trẻ triển khai các hoạt động chơi trong góc hoặc nhập cuộc vào trò chơi với tư cách là người trung gian quan sát. Chẳng hạn: “Các chú công nhân định xây công trình gì? Trong công trình có những khu vực nào?…”
Thường xuyên gợi mở, khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ qua lại với các góc chơi làm cho nội dung chơi thêm phong phú. Ví dụ các chú công nhân mua vật liệu xây dựng, mua thức ăn, hoặc khám bệnh, các góc khác có thể tham quan công trình xây dựng, hoặc tham quan triển lãm các tác phẩm tạo hình ở góc nghệ thuật…
Trong quá trình hoạt động giáo viên phải bao quát, chú ý đến hứng thú và tôn trọng ý thích cá nhân, không áp đặt trẻ.
Biện pháp 3: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá.
Công tác kiểm tra, đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc – giáo dục trong nhà trường. Đây là một biện pháp giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng chất lượng dạy và học để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục những yếu kém, tìm ra những hạn chế còn tồn tại và có kế hoạch chỉ đạo tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Để công tác này thực sự có hiệu quả, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
– Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ trưởng dưới sự giám sát của Ban giám hiệu nhà trường.
– Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra cho những giáo viên cốt cán, hướng dẫn kiểm tra theo quy định của nhà trường và của Ngành.
– Tổ chức đánh giá, khảo sát chất lượng trẻ theo từng chủ đề, từng giai đoạn ở các lĩnh vực phát triển để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời.
– Đánh giá xếp loại giáo viên theo tháng, đợt thi đua; xây dựng tiêu chí khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ nhằm nâng cao phong trào thi đua trong đội ngũ.
Biện pháp 4: Phối kết hợp giữa nhà trường- giáo viên- phụ huynh trong xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động.
Đối với trường Mầm non, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, chăm sóc, nuôi dạy trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục cho trẻ Mẫu giáo là tạo tiền đề cho trẻ lĩnh hội kiến thức tốt. Do đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo giáo viên lên kế hoạch phối hợp giữa gia đình, phụ huynh, nhà trường để xây dựng cụ thể cho từng chủ đề.
Cụ thể:
+ Giáo viên có thể liên hệ trực tiếp, mời phụ huynh tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của Nhà trường, của lớp. Phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, của lớp.
+ Phụ huynh cùng với giáo viên theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên để điều chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục trẻ.
+ Tham gia xây dựng cơ sở vật chất:Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ chơi và học.
Ví dụ: Đầu năm học phụ huynh có thể ủng hộ lớp có con em mình đang học những chậu hoa, cây cảnh để trang trí lớp, đầu các chủ đè khi được các con thông báo hoặc giáo viên trao đổi phụ huynh chuẩn bị tranh, ảnh, đồ vật liên quan đến chủ đề cho con mang tới lớp để cô và trẻ cùng hoạt động… hoặc thông qua những cuộc họp phụ huynh, giáo viên có thể trao đổi kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong cả năm để phụ huynh nắm được; đồng thời tuyên truyền phụ huynh cùng tham gia vào công tác rèn luyện, giáo dục trẻ. Tuyên truyền phụ huynh biết được các Hội thi sẽ tổ chức trong năm để phụ huynh nắm bắt, phối hợp cùng cô và trẻ tham gia để Hội thi đạt kết quả cao. Đây là một việc làm rất thiết thực thu hút phụ huynh cùng tham gia, cùng chung tay với nhà trường để giáo dục trẻ nhằm tổ chức tốt hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động đạt kết quả tốt nhất.
Chương IV:
KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN
1. Kết quả của công tác chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục:
Trên đây là biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá trình quản lí, chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao công tác xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường và đã đạt được kết quả như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Trước khi áp dụng các biện pháp
Sau khi áp dụng các biện pháp
Đạt
Còn hạn chế
Đạt
Còn hạn chế
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
1
Nắm vững nội dung, kỹ năng, ý nghĩa, cách tổ chức tạo môi trường cho trẻ hoạt động
19/29
65,5
10/29
34,5
28/29
96,6
1
3,4
2
Thiết kế các mảng tường, góc hoạt động mở tạo cảnh quan môi trường phong phú, đa dạng
17/29
58,6
12/29
41,4
29/29
100
0
0
3
Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ khi cho trẻ tiếp xúc với môi trường
16/29
55,2
13/29
44,8
29/29
100
0
0
4
Tham gia các Hội thi, sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên, phế liệu
22/29
75,9
7/29
24,1
27/29
93,1
2
6,9
5
Phối kết hợp giữa nhà trường- giáo viên- phụ huynh trong xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động.
18/29
62,1
11/29
37,9
28/29
96,6
1
3,4
2. Bài học kinh nghiệm:
Giáo dục Mầm non là một bậc học đòi hỏi nghệ thuật khoa học khác với các bậc học. Vì vậy, trước hết người cán bộ quản lý phải có sự năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức lối sống, chủ động trong công tác quản lý, chỉ đạo. Ngoài ra, để xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non phù hợp với tình hình thực tế của trường, của địa phương thì người quản lí phải coi đây là nhiệm vụ hàng đầu vì có nắm vững được mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non, có quan tâm đến nguyện vọng, các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, có sự sáng tạo trong thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động thì mới chỉ đạo được giáo viên tham gia vào xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực được. Do đó, người cán bộ quản lý phải là người gương mẫu về mọi mặt, luôn tự học tự sáng tạo, xây dựng cho mình một nề nếp, thói quen làm việc khoa học để có sức thuyết phục đối với giáo viên và đáp ứng yêu cầu đổi mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là:
– Người phụ trách công tác chuyên môn phải gợi ý giúp giáo viên định hướng và điều chỉnh các thiết kế môi trường giáo dục của lớp phù hợp mục tiêu chủ đề và điều kiện thực tế của lớp.
– Phải làm cho giáo viên có sự chuyển biến về mặt nhận thức, coi việc tự bồi dưỡng và học tập là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao trình độ chuyên môn.
– Phải có kế hoạch xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với độ tuổi mầm non, và mục tiêu giáo dục của chủ đề.
– Làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc, góp ý trực tiếp, cụ thể cho giáo viên khi trang trí ở từng góc, từng mảng tường và từng chủ đề giáo dục.
– Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường và phụ huynh trong bổ sung nguyên liệu mở để kích thích trẻ hoạt động.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến.
Môi trường giáo dục cực kỳ quan trọng, nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với cuộc sống của trẻ ở trường mầm non, là nhân tố cơ bản, điều kiện tối cần thiết để thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Môi trường này được xây dựng bởi giáo viên và trẻ tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, hỗ trợ về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non chính là các phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng, những tình huống lôi cuốn trẻ tham gia tích cực, tự tìm tòi khám phá qua thực hành, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo để trực tiếp lĩnh hội kinh nghiệm giao tiếp giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Ở đó, các mối quan hệ được thiết lập cho trẻ thấy trẻ được coi trọng và chấp nhận như một thành viên độc lập trong tập thể. Trẻ có cảm giác an toàn và sẵn sàng tương tác một cách tự tin với thế giới vật chất và xã hội để phát triển toàn diện.
Để đạt được điều này, giáo viên cần nắm vững hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp trên cơ sơe đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ vì:“ Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, và tâm lý. Do đó mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công”.
Đội ngũ giáo viên là lực lượng thực hiện các mục tiêu giáo dục, giữ vai trò quan trọng đến quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi ậy, việc củng cố và bồi dưỡng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên vững vàng về nghiệp vụ, tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạmđáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay là trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý giáo dục.
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến:
Giúp cho giáo viên nhận thức rõ vấn đề muốn xây dựng môi trường giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm” thì tất cả mọi điều kiện, cơ hội phải hướng vào đứa trẻ, phải tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn. Bởi vậy, khi trẻ hoạt động cần tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc chứ không làm thay trẻ và khi tổ chức các hoạt động giáo dục cần khuyến khích tương tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ nhằm tạo nên một môi trường an toàn, thân thiện giữa cô và trò.
Phối hợp chặt chẽ giữa Gia đình- Nhà trường- Xã hội để thực hiện tốt công tác xây dựng môi trường giáo dục tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi, bằng trải nghiệm nhằm góp phần nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục Mầm non.
Tích cực làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cho trẻ nhằm tận dụng các nguyên vật liệu phế thải, tranh thủ sự đóng góp của phụ huynh và các tổ chức xã hội quan tâm tới ngành học Mầm non.
Tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả việc thực hiện đổi mới phương pháp trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo phương châm “ học bằng chơi, chơi mà học” và quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi của trẻ thông qua con đường tổ chức các Hội thi, các buổi Liên hoan, các ngày hội, ngày lễ… nhằm phát hiện, lựa chọn những trẻ có khả năng về Tạo hình, Âm nhạc để bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ ngay từ tuổi Mầm non.
3. Kiến nghị với các cấp quản lý.
3.1/ Đối với Bộ giáo dục và đào tạo
Đảng và nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu hơn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; có cơ chế chính sách cụ thể phù hợp hơn đối với ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ việc triển khai thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và hướng dẫn các địa phương rà soát thực trạng của việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề.
Tăng cường và bổ sung ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nhiều hơn nữa để xây dựng cơ sở vật chất trường học, tham mưu tăng lương cơ bản cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để họ yên tâm công tác; tăng kinh phí chi thường xuyên để có điều kiện phục vụ cho việc dạy và học.
3.2/ Đối với Sở giáo dục và đào tạo
– Tham mưu đầu tư thêm kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường đặc biệt là các trường Mầm non.
-Tiếp tục tăng cường mở các lớp tập huấn chuyên đề hướng dẫn hỗ trợ nâng cao năng lực thực hành xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tăng số lượng giáo viên tham dự chuyên đề.
– Tăng cường kiểm tra, việc thực hiện nhiệm vụ năm học ở các phòng giáo dục, các trường trong tỉnh.
3.3/ Đối với Phòng giáo dục và đào tạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Tăng cường hơn nữa trong công tác tổ chức tạo điều kiện cho CBQL tham quan, học tập kinh nghiệm của một số địa phương thực hiện điểm áp dụng bộ tiêu chí thực hành theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
Tiếp tục tổ chức các chuyên đề tại các trường mầm non trong Thành phố nhằm giúp cho giáo viên được tiếp cận với cách tổ chức xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động và giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc trong chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giảng dạy ở các trường mầm non nói chung và chất lượng chăm sóc giảng dạy của ngành học Mầm non nói riêng.
Đề nghị Đảng ủy- HĐND- UBND các cấp quan tâm đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường để trường có đủ điều kiện về diện tích nhằm xây dựng môi rường vật chất trong và ngoài lớp đảm bảo an toàn, phù hợp với trẻ, đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể “ chơi mà học, học bằng chơi”
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác chỉ đạo “Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động” được áp dụng trong một năm thực hiện tại trường Mầm non Khắc Niệm. Kính mong nhận được sự tham gia góp ý chân thành của hội đồng khoa học để sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ được hoàn thiện hơn.
Khắc Niệm, ngày tháng năm 2018
Người viết
Nguyễn Thị Liễu
PHẦN IV: PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 1312/ SGDĐTT- GDMN tỉnh Bắc Ninh ngày 12/10/2017
2. Công văn số 595/ PGD&ĐT-GDMN TP Bắc Ninh ngày 17/11/2017 V/ v hướng dẫn tổ chức cuộc thi “ Xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm” trong các cơ sở GDMN.
3. Chương trình GDMN có sửa đổi bổ sung theo thông tư 28/2016/TT- BGDĐT.
4. Module MN: Môi trường giáo dục cho trẻ mầm non của tác giả Nguyễn Thị Mai Chi.
5. Tham khảo trên trang wed: Tailieu.vn, 123doc.org…
6. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và đào tạo(BGD& ĐT).
7. Quản lý giáo dục quản lý trường Mầm non và các chuyên đề chuyên biệt
( BGD& ĐT).
8. Tài liệu bồi dưỡng hè cho CBQL và giáo viên mầm non các năm học.