SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường Mầm non Thiệu Thành, Thiệu Hoá, Thanh Hoá

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường Mầm non Thiệu Thành, Thiệu Hoá, Thanh Hoá”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

STT
NỘI DUNG
Trang
1
MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
3
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
4
2
NỘI DUNG 
4
2.1
Cơ sở lý luận
4
2.2
Thực trạng vấn đề
4
2.3
Một số giải pháp để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ
6
Giải pháp 1. Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ
6
Giải pháp 2: Công tác chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ
7
Giải pháp 3. Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh rửa mặt, rửa chân tay cho trẻ
9
Giải pháp 4. Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động có chủ đích
11
Giải pháp 5. Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày
12
Giải pháp 6: Giáo dục vệ sinh thông qua hoạt động tuyên dương
14
Giải pháp 7. Phối hợp với phụ huynh để giáo dục vệ sinh cho trẻ
15
2.4
Hiệu quả của sáng kiến
16
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
3.3
Tài liệu tham khảo
20
3.4
Danh mực các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng cấp phòng GD&ĐT, cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
21
1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Chúng ta đã biết trong bối cảnh ngày nay, các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng thì đời sống con người được nâng lên rất cao, kinh tế xã hội được phát triển mạnh. Công tác giáo dục ở các bậc học được chú trọng cao. Nhưng cùng với sự phát triển của đời sống con người, phát triển nền kinh tế xã hội, thì nhiều vấn đề không ai mong muốn cũng tăng lên rõ rệt. Một vấn đề đặt ra: “Tại sao trước đây đời sống con người nghèo nàn đói rách, xã hội còn lạc hậu, kinh tế khó khăn, khoa học chưa tiến bộ nhưng vấn đề sức khỏe con người rất được đảm bảo, tuổi thọ của con người rất cao, thiên nhiên ổn định, hệ thống môi trường sinh thái thì trong lành mát mẻ. Còn hiện nay kinh tế xã hội phát triển, đời sống con người đầy đủ, khoa học tiến bộ, xã hội thì văn minh hiện đại nhưng tại sao tuổi thọ con người thì bị giảm xuống, bệnh tật thì tràn lan, môi trường thì ô nhiễm, thiên tai thì bất thường...” điều này là một nổi lo, băn khoăn của cả xã hội loài người. Bên cạnh đó những vấn đề nóng bỏng về công tác thực hiện vệ sinh hiện nay đang vang lên rầm rộ các bạn ạ, mỗi chúng ta đã quan tâm đến điều đó như thế nào? có ai nghĩ rằng mình cần quan tâm tìm ra một nguyên nhân nhỏ nào đó đã tạo nên những điều mà rất nhiều người đang thắc mắc “tại sao” không? 
 Bản thân tôi cho rằng vấn đề vệ sinh hiện nay đang rất quan trọng ở tất cả các cơ quan, các doanh nghiệp, các trường học nhất là bậc học mầm non vấn đề về vệ sinh là nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Nhưng các bạn ạ: Vấn đề vệ sinh thì mỗi chúng ta ai cũng tham gia và thực hiện mỗi ngày, nhưng chúng ta đã thực hiện vệ sinh như thế nào? Tất cả mọi người đã cùng có ý tưởng chung hay chưa? Rồi những em nhỏ đang trong giai đoạn được chăm sóc và giáo dục, các em đã biết và được giáo dục vệ sinh như thế nào? Các em làm được gì trong công tác vệ sinh? Đây lại là một suy nghĩ, một trăn trở lớn, một băn khoăn mà bản thân tôi đang suy nghĩ . 
	Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non nói chung và nhà trẻ nói riêng là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, tránh được những dị tật thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp tốt. Câu tục ngữ “ Tiên học lễ, hậu học văn” đã thấm sâu vào trí óc tôi, ngay từ thời còn là học sinh tiểu học cho đến bây giờ, là giáo viên mầm non tôi cũng hiểu hơn về ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ đó. Các cháu mầm non với đôi mắt trong veo đầy thơ mộng, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, nếu khéo vẽ thì tròn, còn không khéo thì méo mó. Suy nghĩ nhiều về vấn đề đó, tôi nghĩ mình cần phải đầu tư nhiều vào việc giáo dục lễ giáo cho các cháu tô điểm vào tâm hồn các cháu những cái hay cái đẹp, để các cháu trở thành những bông hoa thơm ngát, là người có hành vi văn minh lịch sự
	Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đặc trưng trong các hoạt động học chúng ta phải thể hiện hết chức năng và chăm sóc giáo dục, hai chức năng này song song hòa quyện với nhau, trong giáo dục có lồng ghép chăm sóc. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu, chăm lo cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt những yêu cầu cụ thể để có kế hoạch hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ nhàng và khéo léo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ nên nhiều năm nay tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ. Là giáo viên dạy bán trú nhiều năm ở trường, có một thực tế làm tôi luôn trăn trở đó là: Việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn. Xác định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm nặng nề của mình, bản thân tôi lúc nào cũng canh cánh trong lòng phải làm thế nào để rèn được thói quen rửa tay, rửa mặt một cách tự giác và đúng quy trình. Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê nhiệt tình ham học hỏi. Nên tôi tự hỏi mình rằng: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những biện pháp tối ưu nhất khi thực hiện chuyên đề. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc vệ sinh cho trẻ khỏe mạnh.
- Giúp cho trẻ có ý thức thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. 
- Nhằm giúp các bậc phụ huynh nâng cao ý thức vệ sinh văn minh gia đình.
- Hình thành cho trẻ những thói quen về vệ sinh và kỹ năng thực hiện vệ sinh góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người của trẻ. Nhằm tuyên truyền đến phụ huynh, cộng đồng xã hội cùng chung tay thực hiện vệ sinh và giáo dục vệ sinh cho trẻ, tạo một xã hội loài người khỏe mạnh, môi trường sống xanh, sạch, không khí trong lành mát mẻ, đây cũng là việc làm để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ theo yêu cầu của giáo dục .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường Mầm non Thiệu Thành, Thiệu Hoá, Thanh Hoá”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, nghiên cứu và hệ thống hoá một số tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp theo dõi kiểm tra đánh giá chất lượng của trẻ.
- Phương pháp thống kê.
Tôi tiến hành khảo sát đầu năm học và khảo sát vào tháng 03/2017.
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở lý luận:
Giai đoạn trẻ 24 -36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Nung nấu những suy nghĩ trong đầu, song hành với nghề chăm sóc nuôi dạy trẻ mầm non, năm nay tôi được phân công dạy trẻ nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi hàng ngày với công việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nhiệm vụ hàng ngày của tôi là: Nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ nhỏ. Vấn đề vệ sinh và giáo dục vệ sinh cho trẻ là một trong những công tác quan trọng không thể thiếu hàng ngày đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Và cũng vì nhóm trẻ tôi phụ trách là nhóm trẻ nhỏ nhất trong trường, trẻ chưa qua trường lớp mà chỉ ở nhà với ông bà bố mẹ trẻ được mọi người trong gia đình chăm sóc, chiều chuộng nên chưa có một thói quen nào trong việc vệ sinh cá nhân hay các công việc tự phục vụ bản thân dù là đơn giản nhất nên vào đầu năm học khi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách nhóm trẻ này tôi đã rất băn khoăn, chăn trở làm sao để dạy trẻ những thói quen những kiến thức cơ bản nhất về nề nếp, vệ sinh hàng ngày, bởi vì trẻ nhỏ, việc vệ sinh của trẻ phải được người lớn cha mẹ, cô giáo giúp đỡ, hướng dẫn và rèn luyện hàng ngày. Không những thế trẻ cần được sống hoạt động trong môi trường gia đình, trường lớp cộng đồng vệ sinh sạch sẽ thoáng mát, nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, những nhận thức này kết hợp với những băn khoăn trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một biện pháp nhằm nâng cao công tác vệ sinh và giáo dục vệ sinh cho trẻ với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường Mầm non Thiệu Thành, Thiệu Hoá, Thanh Hoá”
2.2. Thực trạng vấn đề:
Khi lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu này tôi rất lo lắng không biết các cháu ở độ tuổi này sẽ thực hiện được hay không bởi các trẻ nhà trẻ khả năng nhận thức tư duy còn thấp làm sao trong một sớm, một chiều mà nhớ hết được. Tuy nhiên với suy nghĩ là người trực tiếp giảng dạy các cháu, chăm lo cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân không những giáo dục kiến thức cho trẻ mà còn hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ nhàng và khéo léo giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt. Bên cạnh đó tôi còn được sự giúp đỡ động viên của Ban giám hiệu, bộ phận chuyên môn và đồng nghiệp đã khiến tôi hạ quyết tâm phải giúp các cháu nhớ và thực hiện thành thạo các thao tác vệ sinh cá nhân một cách thường xuyên và tự giác. Trong quá trình giúp trẻ nhớ và thực hành các thao tác vệ sinh cá nhân tôi đã gặp nhiều thuận lợi và cũng không ít những khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
	Trường Mầm non Thiệu Thành là trường đã được qui hoạch thành một khu trung tâm thuận tiện cho việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường.
	Phòng học có diện tích đủ để trẻ hoạt động theo điều lệ trường mầm non, nhà trường mua sắm thiết bị đồ dùng phục vụ bán trú tương đối đầy đủ.
	Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có: 24 đồng chí.
	Trong đó: CB quản lý 03 đ/c; giáo viên 14 đ/c; nhân viên 07 đ/c.
 Đại học: 13 đ/c; Cao đẳng: 03 đ/c; Trung cấp: 8 đ/c. 
	100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, nhiệt tình, tâm huyết với nghề luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp.
	Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để thuận lợi cho việc dạy và học. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát.
	Một số phụ huynh đã quan tâm đến giáo dục mầm non, luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
	Một số trẻ được gia đình giáo dục hướng dẫn nên các cháu đã biết đi vệ sinh đúng nơi qui định. 
	Giáo viên trong trường đã đạt chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục của nhà trường
Lớp E1 được giao chỉ tiêu 16 trẻ, đầu năm giáo viên huy động đủ số trẻ đến trường, lớp.
Được sự quan tâm của phòng Giáo dục và đào tạo đã cung cấp các tài liệu cho cán bộ giáo viên vào đầu năm học, tổ chức lớp chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên về công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Được sự ủng hộ giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên, sự quan tâm phối hợp của phụ huynh, cộng đồng xã hội.
Bản thân tôi không ngừng học hỏi, đổi mới nội dung phương pháp giáo dục và được trải qua kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ. 
Hàng ngày tôi được gần gủi với trẻ, nắm bắt được khả năng tâm lý của trẻ.
Các cháu đều ở cùng lứa tuổi. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho vệ sinh
b. Khó khăn: 
Số giáo viên theo định biên đang còn thiếu nhiều so với qui định.
 Nhận thức của trẻ không đồng đều, cháu thì sinh đầu năm cháu thì sinh cuối năm nên cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày ở trường, lớp.
	Kiến thức về vệ sinh của trẻ còn nghèo nàn, trẻ còn quá nhỏ chưa đến trường lớp bao giờ, khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế, trẻ đi học không thường xuyên ảnh hưởng rất nhiều đến việc giáo dục kiến thức vệ sinh cho trẻ.
	Khu vệ sinh tách biệt với lớp học nên khi trẻ đi vệ sinh hay đi rửa tay giáo viên phải theo dõi làm ảnh hưởng đến công tác giáo dục của giáo viên.
 Đa số phụ huynh đều làm nghề nông và một số phụ huynh lo kinh tế gia đình đi làm ăn xa, chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ, thiếu sự phối hợp thường xuyên giữa giáo viên với phụ huynh và trẻ. 
Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình (gia đình vứt rác không đúng nơi qui định, ăn uống chưa văn minh, ăn bốc... )
Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu tìm những biện pháp giải quyết như sau: 
c. Kết quả khảo sát ban đầu: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường Mầm non Thiệu Thành, Thiệu Hoá, Thanh Hoá”. Tôi tiến hành khảo sát tình hình của trẻ như sau:
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
STT
Nội dung khảo sát
Tổng số học sinh
Kết quả
Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
1
Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân (rửa tay khi tay bẩn, rửa mặt...)
16
5
32.7
7
43.8
4
25
0
0
2
Trẻ biết có ý thức vệ sinh trong ăn uống (rửa tay trước và sau khi ăn, ăn không làm rơi cơm, biết nhặt cơm rơi bỏ vào bát và lau tay...).
16
6
37.5
4
25
4
25
2
12.5
3
Trẻ có thói quen vệ sinh trước và sau khi đi vệ sinh
16
7
43.8
5
31.2
4
25
0
0
4
Trẻ có thói quen vệ sinh trong sinh hoạt (Trẻ biết nhặt rác bỏ vào đúng nơi qui định, biết cất đồ dùng, đồ chơi sau khi chơi xong...)
16
6
37.5
5
31.2
3
18.8
2
12.5
2.3. Một số giải pháp để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ: 
Trên đây là thực trang chất lượng giáo dục vệ sinh cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi, từ những thực trạng đó tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau:
Giải pháp 1. Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao tác chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ:
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc cần làm đầu tiên là tổ chức bồi dưỡng kiến thức và các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình thật thuần thục. Thấy rõ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của công việc đang làm, nắm vững nội dung giáo dục chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành các thao tác như: Rửa tay, rửa mặt, chăm sóc răng miệng (xúc miệng)cho trẻ. Tôi đã tự tìm tòi các tài liệu có liên quan đến chuyên đề vệ sinh để nghiên cứu, sau đó cùng trao đổi với ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để thực hiện. Công việc này trường tôi thường tiến hành vào đầu tháng 8 khi không bận bịu lắm về công tác chuyên môn. Tôi học lí thuyết và xem lại cách thực hành sau khi đón trẻ tựu trường. Hướng dẫn cách dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng, cách rửa mặt đúng theo qui trình, bảo vệ da, môi trường an toàn Vào đầu tháng 9 tôi đã mạnh dạn đăng ký một hoạt động về vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt để Ban giám hiệu dự giờ góp ý đánh giá xếp loại giáo viên. Đó cũng là một cách làm để tạo động lực cho bản thân chú ý đến công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Được sự hỗ trợ của Ban giám hiệu cấp phát một số tài liệu như: Bé giữ vệ sinh, bé sạch, bé khỏe, thực hành vệ sinh, lô tô vệ sinh trao đổi với phụ huynh thực hành các thao tác vệ sinh và một số thói quen, hành vi văn minh cho trẻ. Nhà trường cấp phát đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cá nhân cho trẻ, yêu cầu đồ dùng của trẻ đều phải có kí hiệu riêng để trẻ nhận biết và lấy đúng đồ dùng cá nhân của mình. Vào đầu năm học việc nhận biết kí hiệu cá nhân đối với các cháu 24 - 36 tháng tuổi là cả một vấn đề hết sức khó khăn vì trẻ còn nhỏ, mới đến trường lớp. Cho nên tôi phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn trẻ nhận biết và làm quen kí hiệu của mình bằng cách: Tôi phân loại kí hiệu theo nhóm, nhóm con vật, nhóm các loại quả, nhóm đồ vật. Đồ dùng của trẻ để đúng nơi qui định theo nhóm vừa giúp cô dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói quen ngay từ đầu. Kí hiệu của trẻ cùng một chủng loại dễ nhận biết: Vở tạo hình, vở toán, khăn, cốc đến đồ dùng vệ sinh. Các kí hiệu dễ nhận biết, đơn giản. VD: Quả cam, quả chuối, con gà, cái mũ, bông hoa...Tôi tập cho trẻ nhận biết kí hiệu với nhiều hình thức khác nhau: Khi phát vở cho trẻ tôi hỏi về kí hiệu của vở mình, đồ dùng có kí hiệu gì? Nếu trẻ nhầm tôi nhắc lại cho trẻ nhớ. Qua quá trình tập cho trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên, khi uống nước, lấy khăn lau mặtTrẻ nhớ kí hiệu của mình và cô cũng nhớ kí hiệu của trẻ. Khi trẻ lấy đúng đồ dùng thì trẻ mới thực hiện đúng vệ sinh, nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng các nhân thì nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, răng miệng rất nguy hiểm. 
Việc dạy cho trẻ nhận biết kí hiệu đã khó khăn thì việc dạy trẻ thực hành vệ sinh không kém phần vất vả. Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, đối với trẻ thao tác thật khó khăn không giống như trẻ lớn. Trẻ chỉ “nghịch nước với xà phòng” không theo hướng dẫn của cô vì trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trước hết tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bài hát về giáo dục vệ sinh. 
Ví dụ: Cô cho trẻ nghe và xem hình ảnh trong bài hát “Dân vũ rửa tay” để trẻ có thể liên hệ mỗi khi cô dạy trẻ rủa tay. 
Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời: 
+ Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải rửa tay? 
+ Vì sao phải rửa tay với xà phòng?  
Giải pháp 2: Công tác chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ:
 * Vệ sinh cá nhân: 
 - Trước hết cô làm tốt công tác chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vệ sinh phục vụ cho nhu cầu vệ sinh như:
+ Khi rửa tay: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Vòi nước vừa tầm với trẻ nếu không có thì xô nước có vòi, gáo dội, xà phòng rửa tay, khăn sạch khô để lau tay.
+ Khi rửa mặt cần: Đủ mỗi trẻ một khăn mặt, chậu đựng khăn, giá khăn.
+ Khi trẻ đi vệ sinh: Giấy lau mềm, nước, xà bông rửa tay, thùng rác...
+ Lau mặt sạch sẽ theo quy trình lau bắt đầu lau từ 2 mắt xuống, và dịch khăn xuống má, cằm cổ, sao cho phần khăn sạch tiếp súc với da mặt. Cần lau mặt khi bị bẩn trước và sau khi ăn, khi ngủ dậy. Mùa đông cần pha nước ấm cho trẻ lau mặt.
+ Vệ sinh bàn tay: Cô hướng dẫn trẻ tự rửa tay theo các bước với nước và xà bông rồi lau tay vào khăn khô. Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn, khi đi vệ sinh xong.
Hình ảnh cô đang hướng dẫn trẻ thực hành rửa tay
+ Vệ sinh miệng: Cô thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước súc miệng sau khi ăn xong. Giáo dục trẻ biết rửa miệng, lau miệng sau khi ăn, trước khi tối đi ngủ, khi ngủ dậy. 
+ Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh: Cô giáo dục trẻ đi đúng nơi quy định, biết giữ vệ sinh chung sau khi đi xong bằng cách dội nước sau đi, bỏ giấy vào đúng nơi quy định, rủa tay sau khi đi vệ sinh xong.
+ Vệ sinh thân thể quần áo, đầu tóc giày dép: Cô nhắc nhở giúp trẻ biết giữ trang phục gọn gàng, mùa hè tắm gội hàng ngày và thay đồ. Mùa đông được thay đồ và lau người hàng ngày. 
 - Khi tổ chức giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân: Rửa tay, rửa mặt, tắm gội..Tôi cho trẻ quan sát tranh có hình ảnh về nội dung giáo dục, tôi trò chuyện với trẻ về hình ảnh đó, sau đó tôi hướng giới thiệu trẻ vào mục đích của việc cần phải vệ sinh và tác hại của việc không vệ sinh cá nhân tốt.
- Cô thực hành làm cho trẻ xem và hướng dẫn trẻ kỷ năng thực hiện. Cô cho trẻ thực hành luyện tập hàng ngày. Có thể cô khen ngợi nêu gương những bạn có ý thức thực hiện tốt. Cô giáo dục trẻ thông qua các bài thơ, câu chuyện:
 + VD Như bài thơ: Cô dạy
“Mẹ mẹ ơi cô dạy
Phải giữ sạch đôi tay
Bàn tay mà dây bẩn
Sách áo cũng bẩn ngay” [1]
 đôi mắt: Qua đó để giáo dục trẻ kỷ năng rửa tay, rửa mặt và tác dụng của việc rửa tay, rửa mặt. 
 + VD Chuyện: “Gấu con bị đau răng” Để giáo dục trẻ ý thức và tác dụng của việc vệ sinh răng miệng. 
* Vệ sinh ăn uống:
- Trong bữa ăn của trẻ cô nhắc nhở giáo dục trẻ kỷ năng ăn uống gọn gàng sạch sẽ, không bốc thức ăn bằng tay, không làm đổ, không uống nước chưa đun sôi, nước có mùi hôi, màu lạ. Không ăn các loại thức ăn bị ôi thiu, những thức ăn chưa được rửa sạch, trước khi ăn rửa tay...ăn uốn