SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu
Tóm tắt nội dung
Vì vậy việc giáo dục cho trẻ về BĐKH, cách ứng phó với BĐKH có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.
Với mong muốn giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ có ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi văn minh nơi công cộng, nâng cao kiến thức về phòng tránh thiên tai, để tự bảo vệ mình, bảo về cộng đồng, góp phần nào đó giúp cho giáo viên có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện nội dung nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, tôi đã mạnh dạn lựa chọn nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 8/ 2016 đến tháng 2/2017 tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi mà tôi phụ trách.
Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ngành liên quan, giáo viên trường tôi đã được cung cấp một số tài liệu hướng dẫn, tham khảo, tuy nhiên để áp dụng vào thực tế địa phương thì yêu cầu người giáo viên cần linh hoạt , sáng tạo.
Đề tài được thực hiện lần đầu tại trường tôi và tôi nhận thấy giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó với BĐKH mang lại hiệu quả vô cùng to lớn vì khi trẻ có những kỹ năng đó nó giúp cho trẻ biết yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, yêu quê hương đất nước và hơn hết là có thể tự tránh được những rủi ro bất ngờ xảy ra trong cuộc sống do thiên tai mang lại.
Những biện pháp được trình bày trong sáng kiến rất dễ áp dụng và với tùy từng điều kiện nhà trường, tùy khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh lệch phù hợp.
– Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung giáo dục trẻ ứng phó BĐKH, từ đó có thêm kỹ năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung giáo dục trẻ về BĐKH vào các hoạt động trong ngày của trẻ.
– Giúp trẻ có hiểu biết cơ bản về BĐKH, có kỹ năng cần thiết để thích nghi, ứng phó với một số biểu hiện khi thay đổi thời tiết hay BĐKH; biết chủ động, tự tin, mạnh dạn chia sẻ thông tin với bạn bè, người lớn khi xảy ra các hiện tượng thiên tai, từ đó phòng tránh được những rủi ro của BĐKH.
– Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH.
Bản thân tôi chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động có tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH một cách hiệu quả.
Mục đích của việc giáo dục là làm cho con người hiểu rõ tầm quan trọng của khí hậu và cách bảo vệ kí hậu từ những thói quen hành vi của mỗi người và cách để tồn tại khi có BĐKH xảy ra.
Trên cơ sở những đề án, tiểu đề án của BGD&ĐT – Vụ giáo dục mầm non, Sở giáo dục và đào tạo (SGD&ĐT) Tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiệm vụ giáo dục ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục mầm non (GDMN) trong Công văn hướng dẫn số: 1152/SGD&ĐT -GDMN ngày 26 tháng 8 năm 2013 về việc thực hiện nhiệm vụ GDMN Tỉnh Hải Dương.
Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
Đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5 tuổi là lứa tuổi chuẩn bị bước vào lớp 1, nhận thức của trẻ đã hoàn thiện hơn các lứa tuổi khác.Vì vậy không chỉ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết sơ đẳng về việc làm gì để ứng phó với BĐKH mà còn phải nâng cao vốn hiểu biết của trẻ, nâng cao kĩ năng ứng phó của trẻ với BĐKH.
Từ đó bồi dưỡng cho trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường có tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục trẻ ý thức trách nhiệm để trở thành một chủ nhân tương lai của đất nước.
Việc giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH đã được một số giáo viên thực hiện tuy nhiên chất lượng chưa cao, hành vi, kĩ năng của trẻ chưa được thành thục, mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức cơ bản để hiểu.
Nội dung giáo dục trẻ về BĐKH trong trường mầm non cần phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, phù hợp với những hiểu biết, thực tiễn và những quan sát hằng ngày của trẻ.
Với mong muốn đóng góp một phần để nâng cao chất lượng thực hiện nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, từ đó củng cố thêm cho trẻ ý thức, thái độ và kỹ năng sống bình tĩnh – chủ động – tự tin trong mọi tình huống có kỹ năng để bảo vệ chính mình, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu” để nghiên cứu.
Vì chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo của bố mẹ nên khả năng hiểu biết, tiếp thu những kỹ năng cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu phòng chống thiên tai (BĐKHPCTT) của trẻ còn bị hạn chế.
Trường tôi đang trong thời kỳ xây dựng, cơ sở vật chất chưa đầy đủ nên việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy có đầu tư vào bài dạy, nhưng phương pháp và cách tổ chức hoạt động còn sơ sài, cô chưa kịp thời uốn nắn cho trẻ về hành vi, thái độ của trẻ để giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết.
Việc lựa chọn nội dung và phương pháp rèn kỹ năng ứng phó với BĐKH cho trẻ chưa phù hợp với điều kiện nhà trường, điều kiện của địa phương.
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học giúp tôi tổ chức tốt các hoạt động thực hành kỹ năng ứng phó với BĐKH cho trẻ.
Bản thân tôi luôn có ý thức học tập, tập huấn, nghiên cứu tài liệu tập san của nghành, báo trí, cập nhập các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về kỹ năng ứng phó với BĐKHPCTT cho trẻ.
Trước khi nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức ứng phó với BĐKH của trẻ (Qua phiếu khảo sát phần phụ lục) vào thời điểm tháng 8 năm 2016 và đã thu được kết quả như sau:
Với kết quả như trên ta thấy: Đa số trẻ đã có một số hiểu biết về thời tiết, biết các mùa trong năm, biết chọn trang phục, thức ăn phù hợp thời tiết, biết trồng cây xanh, tiết kiệm năng lượng nhưng phần lớn trẻ chưa nắm được các hiện tượng của BĐKH, nguyên nhân và hậu quả của việc BĐKH.
– Về kỹ năng: Một số trẻ đã có kỹ năng chủ động chọn trang phục phù hợp với thời tiết, tham gia chăm sóc bảo vệ cây xanh, môi trường, tiết kiệm điện nước, vệ sinh cá nhân… nhưng chưa có kỹ năng phòng tránh, ứng phó với một số thảm họa thiên tai như mưa lũ, bão, cháy, sấm sét…
Nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH là một trong những nội dung được đặc biệt quan tâm trong năm học này, tôi dành thời gian tìm hiểu các thông tin từ đài, báo, các tài liệu trên mạng Internet, đặc biệt là sách báo của ngành các vấn đề về thích ứng, ứng phó với BĐKH, sưu tầm tranh ảnh, video, các vấn đề về BĐKH phù hợp với địa phương và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ…
Tài liệu này giúp tôi có thêm kinh nghiệm lựa chọn nội dung ứng phó với BĐKH để đưa vào các hoạt động giáo dục trẻ sao cho phù hợp với chủ đề, với nhận thức của trẻ cũng như phù hợp với điều kiện của trường lớp và khả năng của giáo viên.
Qua thời gian nghiên cứu Tôi đã lựa chọn và xây dựng nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH như sau:
– Cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu: nghe dự báo thời tiết hàng ngày để chọn trang phục, chọn thức ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe và phù hợp với thời tiết, trồng cây, chăm sóc vật nuôi, tiết kiệm năng lượng, thu gom, phân loại rác, tiết kiệm giấy, sử dụng lại các nguyên vật liệu, giấy cũ, hạn chế dùng túi ni lông, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, lớp học, đồ dùng đồ chơi, tìm hiểu về ngày trái đất, giờ trái đất…
Biện pháp 2: Xây dựng tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH vào các chủ đề
Giáo dục để trẻ có thể sẵn sàng thích nghi, ứng phó với BĐKH phù hợp với khả năng của trẻ là vô cùng quan trọng.
Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH, tôi đã lựa chọn những nội dung phù hợp để tích hợp vào các chủ đề trong năm học và luôn đảm bảo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 2: Nội dung giáo dục đưa vào các hoạt động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ, không trùng lặp, không gây quá tải, gần gũi, không xa lạ với trẻ, gắn với thực tế của địa phương
5 tuần – Biết một số khu vực an toàn, không an toàn trong nhà và cách phòng tránh khi có hiện tượng thời tiết bất thường.- Biết chia sẻ thông tin với người thân khi thấy có hiện tượng thiên tai xảy ra.- Biết chăm sóc bản thân để phòng tránh và giảm nhẹ hậu quả khi thời tiết thay đổi, thời tiết bất thường xảy ra.
Xây dựng kế hoạch tích hợp các nội dung giáo dục trẻ về BĐKH gắn với nội dung các chủ đề ngay từ đầu năm học theo sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt động một cách khoa học, gắn với thực tế đã thực sự đã mang lại rất nhiều thuận lợi như giúp tôi chủ động xây dựng kế hoạch chủ đề, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo cho trẻ hứng thú và cung cấp những kiến thức gần gũi, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thực tế của trẻ, phù hợp với trẻ, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trẻ theo mục tiêu đã đề ra từ đầu năm học.
Cụ thể: Trước khi nghiên cứu nội dung này, thật sự tôi cũng vẫn còn chưa nghĩ rằng, việc mình đã giáo dục và rèn cho trẻ những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT bấy lâu nay, bằng những câu hỏi hàng ngày mà mình không nhận thấy:
Nhưng để có những câu hỏi tương tự như thế, có chiều sâu và hiệu quả hơn để trở thành kỹ năng cần thiết thì đòi hỏi giáo viên phải đặt ra câu hỏi : Giúp trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKHPCTT là phải dạy như thế nào?
+ VD2: Với chủ đề ” Bé với gia đình” Tôi giúp trẻ nhận biết một số khu vực không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng bất thường, biết chia sẻ thông tin với người thân (gọi điện thoại…), biết chăm sóc và tự bảo vệ khi gặp thiên tai trong gia đình.
* Trong khi cho trẻ chơi trò chơi ở góc: “Gia đình” với trò chơi “Nấu ăn”, tôi hướng dẫn trẻ, đặt nồi lên bếp ga đã đặt đúng giữa bếp chưa nếu không sẽ dễ đổ và xảy ra tai nạn, nấu xong phải nhớ tắt bếp, bắc nồi phải dùng cái lót tay để không bị bỏng.
+ Cuối cùng tôi có thể đóng vai chú lính cứu hỏa, từ đó sẽ trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ để giúp trẻ phòng cháy, chữa cháy khi gặp tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Biện pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH vào các tình huống, các hoạt động hàng ngày
Tôi luôn cố gắng ích hợp một cách khéo léo để gây hứng thú và duy trì được hứng thú cho trẻ , phù hợp với điều kiện của lớp của chủ đề đang thực hiện.,
Việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó BĐKH được tôi khai thác khá triệt để vào thời điểm này như sau:
– Khi đón trẻ tôi chú ý quan sát, hướng dẫn trẻ biết tự cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, , tự mặc và cởi quần áo mà không cần sự giúp đỡ của người lớn để tự biết bảo vệ bản thân khi thay đổi nhiệt độ từ ngoài trời vào lớp học…
– Nội dung: Hướng dẫn trẻ biết chọn trang phục phù hợp với thời tiết, các vấn đề sức khỏe của trẻ, các biểu hiện của BĐKH, cách ứng phó và phòng tránh.
Trên đây là một số nội dung trò chuyện sáng tôi thường tổ chức gần gũi và hấp dẫn với trẻ thông qua những tình huống, những trò chơi, câu đố…
– Qua các hoạt động thí nghiệm, trải nghiệm, đưa ra tình huống cho trẻ dự đoán, quan sát tranh ảnh băng hình tôi cung cấp những kiến thức đơn giản về đặc điểm của các hiện tượng thời tiết, thảm họa đó như: Gió làm mát, làm lưu thông không khí; gió mạnh làm đổ cây, làm bụi đường phố, làm đổ nhà cửa; các cách tránh gió như: Đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay, trồng nhiều cây xanh, không ra ngoài trời lâu; mưa cung cấp cho con người và mọi vật, làm mát, giúp cho cây cối phát triển, mưa to làm cho đường phố ngập lụt, nhà cửa, quần áo ẩm ướt, có sấm chớp rất nguy hiểm.
– Mở rộng: Tôi cung cấp cho trẻ những thông tin về tình trạng khí hậu thời tiết, các thảm họa, thiên tai thường xuyên xảy ra trên đất nước Việt Nam chúng ta gây ra hậu quả nghiêm trọng cả về tài sản và tính mạng con người, mà nguyên nhân chủ yếu là do biến đổi khí hậu.
– Giáo dục trẻ: Có những hành động thiết thực, vừa sức của trẻ để bảo vệ môi trường sống của chúng ta, Góp phần phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả của BĐKH, Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của bản thân, khi có các thiên tai thảm họa xảy ra phải bình tĩnh, dũng cảm, tìm nơi trú ẩn, lánh nạn bảo vệ tính mạng…
– Sau khi đàm thoại, trò chuyện cung cấp kiến thức, mở rộng thực tế tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi nhằm ôn luyện củng cố những kiến thức trẻ vừa được học như: Trò chơi Đội nào nhanh nhất: Thi đua giữa 3 đội lên chọn các hình ảnh hành động nên và không nên làm để ứng phó với BĐKH
*Hoạt động làm quen với văn học: Tôi lựa chọn một số câu chuyện bài thơ để giáo dục trẻ về ứng phó với BĐKH như: Câu chuyện “Cóc kiện trời”, “Tiếng kêu cứu của rừng xanh”, bài thơ “Cả nhà chống bão” “ Rét về”…
Ví dụ ở truyện “Con vật rơi xuống nước”: Tôi giáo dục trẻ không chơi gần ao hồ, sông suối tránh bị tai nan chết đuối, giáo dục trẻ biết bảo vệ tiết kiệm các nguồn nước, không vứt rác xuống ao hồ, sông suối, khi có mưa, gió lớn phải nhanh tìm nơi trú ẩn an toàn…
* Hoạt động cho bé làm quen với chữ cái ở một số chủ đề: Hiện tượng tự nhiên, bản thân, gia đình…tôi thường sử dụng những bức tranh vẽ có nội dung giáo dục trẻ về BĐKH như: Làm quen chữ cái a, ă â với tranh vẽ có từ “Trời nắng”, “Trời mưa”, “Trời nhiều mây”; Làm quen chữ o, ô ơ với tranh vẽ có từ “Gió giật”, “Sấm chớp” “Lốc xoáy”; Làm quen chữ cái u, ư với tranh vẽ thời tiết nắng nóng có từ “Bé đội mũ”, “Bé không nghịch lửa”…
* Hoạt động tạo hình: Tôi đã tích hợp nội dung giáo dục ứng phó BĐKH vào một số tiết học như: Cắt dán đồ dùng phù hợp với người sủ dụng khi trời mưa; vẽ (xé dán) mưa, nặn cầu vồng, vẽ tranh về hậu quả của BĐKH (đề tài), vẽ tranh về những việc bé sẽ làm để giảm nguy cơ BĐKH…
* Hoạt động giáo dục âm nhạc: Tôi thường chọn những bài hát để dạy trẻ hát, múa, vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về thời tiết, trái đất, môi trường và BĐKH để tích hợp vào các chủ đề một cách phù hợp như:
– Hoạt động có mục đích: Tôi tận dụng các yếu tố tự nhiên, môi trường sẵn có để tích hợp giáo dục trẻ về nội dung ứng phó với BĐKH một cách phù hợp:
– Tôi tổ chức các trò chơi, các tình huống giả định để cho trẻ vừa được chơi lại được thực hành kĩ năng tự bảo vệ bản thân với những thay đổi của khí hậu, thời tiết.
Cách chơi : Cô chia trẻ làm 2 đội khi cô nói hiện tượng gì lần lượt trẻ sẽ nhảy bật lên chọn và gắn tranh nói về cách ứng phó với hiện tượng thời tiết đó.
Trò chơi “Ai giỏi hơn ai”: Cách chơi: Cô chia trẻ ra làm 2 đội, đội 1 đưa ra tình huống bằng cách hát hoặc đọc thơ có nội dung là các hiện tượng khí hậu bất thường, đội 2 sẽ đoán xem đó là hiện tượng gì và ứng phó với hiện tượng đó.
Song song với các hoạt động khác tôi đã khéo léo tích hợp nội dung giáo dục trẻ về BĐKH ở một số góc chơi sau:
+ Góc học tập: Tôi cho trẻ làm một số bài tập như: Làm sách tranh về “ Các việc bé có thể làm để bảo vệ trái đất” Bé chọn và khoanh tròn đồ dùng phù hợp với thời tiết nắng nóng, bé chọn và khoanh tròn đồ dùng phù hợp với tiết trời lạnh giá, bé hãy nối tình huống ở cột bên trái với số điện thoại khẩn cấp ở cột bên phải, bé hãy chọn hình ảnh đúng về BĐKH, bé hãy tìm hình ảnh đúng về việc bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH, bé hãy nối để phân loại rác vào đúng thùng đựng rác vô cơ, hữu cơ nhé, đâu là địa điểm không an toàn khi thấy hiện tượng thời tiết bất thường…
+ Góc văn học: Tôi sưu tầm và lựa chọn một số hình ảnh để trẻ tập kể chuyện sáng tạo theo tranh về thay đổi thời tiết, ứng phó với những thay đổi đó…
+ Góc âm nhạc: Hát và biểu diễn một số bài hát có nội dung về BĐKH phù hợp với chủ đề: Em yêu cây xanh, Nắng sớm, Cháu vẽ ông mặt trời, Trái đất này là của chúng mình…
Với chuyên đề nâng cao chất lượng trẻ ứng phó với BĐKH, ngoài các hoạt động thiên về cung cấp kiến thức, kỹ năng thì các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng là một cơ hội, một thời điểm không thể thiếu để rèn luyện thói quen tốt, hành vi đúng đắn cho trẻ một cách thường xuyên từ đó tạo nên kỹ năng bền vững cho trẻ.
Để làm được điều đó, trong các hoạt động hàng ngày của trẻ như: ăn, ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe tôi thường chú ý đến những nội dung như:
Đây là thời điểm mà giáo viên có thể rèn luyện cho trẻ kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn về vấn đề BĐKH tôi đã xây dựng những nội dung, tình huống bất trắc, tình huống cụ thể để dạy trẻ giúp trẻ có những kỹ năng ứng phó kịp thời.như:
Nội dung chơi tự chọn trong hoạt động chiều tôi cũng hướng trẻ vào các góc chơi theo nhóm như: Bé làm sách ảnh, kể chuyện theo tranh có nội dung về thời tiết, khí hậu…
Và với những tình huống khác nhau tôi lại vận dụng những cách dạy khác nhau: khi có thể là tổ chức trò chơi: “Tìm người tin cậy”; “Chọn trang phục phù hợp”… khi có thể là xem những hình ảnh, đoạn phim hoạt hình hoặc phim ngắn trên ti vi hoặc là trò chơi đóng kịch… Trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, thông qua trò chơi trẻ được học, thông qua học mà trẻ được chơi.
Có như vậy kiến thức mới được trẻ tiếp thu một cách nhanh chóng,dễ dàng từ đó trẻ có tiến bộ rõ rệt về kỹ năng, thái độ tích cực ứng phó với BĐKH.
Trong các đối tượng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu thì trẻ em là người chịu hậu quả nặng nề nhất, vì chúng còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng.
Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất, không tự chủ động phòng tránh được mà phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, trong khi người lớn đang phải lo đối phó với tình trạng khẩn cấp do thiên tai gây ra nên không thể bảo vệ các em dẫn đến tình trạng trẻ em dễ gặp phải những tai nạn đáng tiếc.
Chính vì vậy giáo dục cho trẻ những kỹ năng đơn giản để trẻ có thể tự bảo vệ được bản thân mình khi chưa có sự giúp đỡ của người lớn là một việc làm rất quan trọng nhằm ứng phó, giảm nhẹ nhứng hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra.
Tôi tổ chức trò chơi này sau khi đã cung cấp cho trẻ những kiến thức về thảm họa hỏa hoạn và đã giáo dục cho trẻ cách bảo vệ mình, tài sản khi có hỏa hoạn xảy ra.
Tôi sẽ thông báo cho trẻ biết sắp có lũ tràn về gây ngập sân trường và tầng 1 đồng thời hướng dẫn trẻ chạy nhanh tìm chỗ cao để lánh (lên tầng 2 của trường).
Tôi cho trẻ xem những tình huống trên màn hình vi tính: “Ấm nước đun sôi phả khói nghi ngút con sẽ làm gì”; “Quạt điện đang chạy con có cho ngón tay vào trong lồng quạt không”;“Con có nghịch phích nước nóng không?”…Hoặc “Con có nghịch bếp ga khi đang cháy không”; Hay cô giáo cho trẻ xem những đoạn clip ngắn do các cô thực hiện về ô nhiễm môi trường và tác hại của việc không ăn mặc phù hợp với môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?….Với những câu trả lời hoặc những hành động đúng của trẻ đều được thưởng một món quà nhỏ thật dễ thương khi thì là gói bim bim, gói chíp chíp hay là cây kẹo mút….Những buổi sinh hoạt này thật sự rất hiệu quả vì trẻ rất hào hứng và vui vẻ và trẻ “bắt chước”, “học tập” lẫn nhau rất nhiều kĩ năng.
Nhưng từ hôm tham gia sinh hoạt ngoại khóa xong về cháu không nghịch nữa mà còn bảo:“Bạn Bình kể với con bạn cho tay vào lồng quạt khi quạt đang chạy bị cánh quạt chém vào tay đau lắm!” Hay như tâm sự của một người mẹ: “Buổi sáng nào cũng vậy, cứ con dậy là đánh vật với nó vì nó nhất định không chịu mặc áo len, nhưng dạo này ngoan lắm!
Qua đây tôi nghĩ rằng đúng là các con đã biết yêu quí và giữ gìn chính sức khỏe của mình thông qua những bài học của cô giáo dạy, một điều mà ở nhà bố mẹ có nói mãi cũng không bao giờ nghe!”.
* Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ rất thích thú khi được cô hướng dẫn các cách sử dụng các dụng cụ để bảo vệ khi có thảm họa thiên tai xảy ra.
Biện pháp 5: Tạo môi trường thuận lợi để giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH cho trẻ
– Ở góc tuyên truyền trong và ngoài lớp tôi treo những pano, áp phích có nội dung tuyên truyền về BĐKH kĩ năng ứng phó với BĐKH, những hình ảnh, câu chuyện, dễ nhìn thấy, nghe thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng để cha mẹ nắm được và chuyển thành bài học chia sẻ với con, giúp con hiểu trong tình huống đó nên làm gì và vì sao bị như vậy.
– Tạo môi trường ở các góc: Tôi trang bị sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc ngăn lắp gọn gàng phù hợp với trẻ, tích cực bổ sung đồ chơi mới theo chủ đề để giúp trẻ được thực hành trải nghiệm rèn kĩ năng tự bảo vệ như góc chơi gia đình có đồ dùng nấu ăn xoong nồi, bếp ga, dao, kéo, máy xay sinh tố, bàn là, quạt điện…
Góc thư viện tôi trang trí với nhiều tên gọi khác nhau như: “Thư viện trường mầm non”; “Tủ sách gia đình”; “Những con vật đáng yêu”; thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách truyện nhiều kích cỡ, vừa tầm lấy của trẻ ở đó tôi chuẩn bị nhiều tranh ảnh, sách truyện tranh có nội dung giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH cho trẻ.
Biện pháp 6: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh giáo dục, hình thành cho trẻ kỹ năng ứng phó với BĐKH
Với đặc điểm tâm lý “chóng nhớ, mau quên” của trẻ mẫu giáo nên mỗi khi cung cấp kiến thức, kỹ năng, thái độ về một vấn đề nào đó thường không chỉ dừng lại ở một lần là trẻ có thể nhớ và làm được ngay mà rất cần có sự rèn luyện nhiều lần để trở thành một thói quen tốt đối với trẻ.
Hình thành kiến thức, kỹ năng để ứng phó với BĐKH cho trẻ thì rất cần có sự nhiệt tình của người giáo viên, rất cần hơn nữa là sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và xã hội.
Vì vậy tạo lập một sự kết hợp giữa gia đình và cô giáo để hình thành cho trẻ kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn về thích nghi và ứng phó với BĐKH là rất quan trọng.
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã có một buổi họp phụ huynh và vấn đề giáo dục ứng phó với BĐKH cho trẻ là một trong các nội dung tôi lựa chọn để trình bày với phụ huynh: Làm thế nào để giáo dục trẻ biết thích nghi và ứng phó với BĐKH?
Trước hết chúng tôi kêu gọi phụ huynh hãy là những tấm gương cho trẻ noi theo: Ăn mặc phù hợp thời tiết, thực hiện tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt, giữ sạch nguồn nước, tận dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió trong các hoạt động hàng ngày, bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh…
Và tôi luôn nhấn mạnh với phụ huynh: Giáo dục trẻ biết ứng phó với BĐKH cũng chính là giáo dục trẻ kỹ năng sống để bảo vệ chính bản thân mình.
giáo viên chúng tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những gì đã và đang làm được giúp trẻ hình thành kiến thức và có kỹ năng thích nghi, ứng phó với BĐKH ở lớp cũng như ở nhà, trao đổi cả về những tiến bộ tích cực cũng như thái độ tiêu cực của trẻ để có biện pháp tác động phù hợp hơn.
Tại những buổi sinh hoạt này cha mẹ, ông bà cũng được chứng kiến kĩ năng con xử lý trước các tình huống cô đưa ra, cùng tham gia chơi trò chơi, trả lời câu hỏi tình huống… Và phụ huynh rất phấn khởi vì đúng là: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và thực sự là “Con đã lớn khôn thật rồi!” Bên cạnh đó, để việc tuyên truyền được hiệu quả, rộng rãi hơn tôi còn tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cơ quan đoàn thể phường tuyên truyền đến toàn thể nhân dân trên địa bàn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng về tầm quan trọng của việc phải dạy cho con mình kỹ năng ứng phó với BĐKH, để mọi người đều nhận thấy được tầm quan trọng của kĩ năng đó đối với con em mình và cùng tham gia, bắt tay vào rèn kĩ năng đó cho trẻ.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã chia sẻ với mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ứng phó BĐKH cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
– Trẻ đã có hiểu biết về nội dung BĐKH như: BĐKH là gì, nguyên nhân, hậu quả của BĐKH, các hành động nên làm và không nên làm để thích nghi, giảm nhẹ và ứng phó với BĐKH.
– Trẻ đã có kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày như: Tiết kiệm điện, nước, bảo vệ sức khỏe, ăn mặc phù hợp thời tiết và đặc biệt là có kỹ năng thích nghi, ứng phó trong các tình huống thời tiết thay đổi, thiên tai như mưa bão, lũ lụt, cháy…
– Trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục ứng phó với BĐKH, thể hiện tình cảm của mình qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán…
Từ bảng khảo sát trên tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến rõ rệt ở mặt nhận thức: Số trẻ có nhận thức tốt trong việc ứng phó BĐKH tăng 65.7% so với đầu năm học.
tôi cũng thu được những kết quả rất cao về kỹ năng và thái độ của trẻ với BĐKH.
Từ việc nhận thức được nội dung, giáo viên sẽ dựa vào kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục trẻ về BĐKH gắn với nội dung các chủ đề theo sự liên kết chặt chẽ giữa mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt động tôi đã xây dựng để xây dựng kế hoạch chủ đề phù hợp với điều kiện thực tế của lớp mình, địa phương mình (Biện pháp2).
Từ kế hoạch chủ đề được xây dựng, giáo viên sẽ tham khảo hình thức tổ chức, ngân hàng các hoạt động gần gũi, sáng tạo ở tất cả các thời điểm sinh hoạt trong ngày của trẻ mà tôi đã thiết kế để tiếp tục sáng tạo thêm các hoạt động giáo dục cụ thể có tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH.
Giáo viên cũng sẽ có được nhiều kinh nghiệm trong việc kết hợp, tuyên truyền nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH với phụ huynh bằng nhiều hình thức mà tôi đã xây dựng (Biện pháp 6).
Trên đây là một số sáng kiến của bản thân tôi trong quá trình thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầu giáo 5-6 tuổi ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của BĐKH là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến môi trường sống của bản thân trẻ nói riêng và của con người nói chung, từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, làm giảm ảnh hưởng của BĐKH, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Để giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao, đòi hỏi cô giáo cần có sự hiểu biết đúng đắn về BĐKH, tâm huyết yêu trẻ và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình.
Các biện pháp tôi đưa ra đã giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung giáo dục trẻ ứng phó BĐKH, từ đó có thêm kỹ năng tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH vào mục tiêu – mạng nội dung – mạng hoạt động của từng chủ đề một cách nhẹ nhàng, phù hợp; kỹ năng xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung giáo dục trẻ về BĐKH vào các thời điểm trong chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ để đạt được mục tiêu đề ra.
Các biện pháp tôi đưa ra nhằm góp phần giúp trẻ nâng cao hiểu biết, kỹ năng thích ứng và ứng phó với BĐKH phù hợp với khả năng của trẻ.
Tôi mong rằng những biện pháp này không chỉ áp dụng phù hợp với lớp tôi mà còn với các lớp khác trong khối, các trường bạn với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục ứng phó với BĐKH cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
Sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ứng phó với BĐKH” tôi xin được mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị sau:
– Đầu tư thêm cơ sở vật chất để đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ cho việc giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu ở trường mầm non như: Xây dựng môi trường thiên nhiên của trường thêm phong phú, có nhiều cây xanh, có vật nuôi, đặt thùng rác ở nhiều nơi để trẻ và phụ huynh vứt rác thuận tiện, trang bị thêm các đồ dùng, dụng cụ cứu hộ, cứu nạn, như áo phoa, phao, ô, dù…làm đồ dùng cho trẻ thực hành.
– Cung cấp các tài liệu có nội dung về giáo dục trẻ ứng phó BĐKH để giáo viên học tập và tự nghiên cứu.
– Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH.
– Chọn lọc và tạo thành bộ đĩa bài giảng điện tử với nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH để giáo viên ứng dụng khi tổ chức hoạt động cho trẻ.
Biện pháp 2: Xây dựng tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH vào các chủ đề 10
Biện pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục trẻ ứng phó với BĐKH vào các tình huống, các hoạt động hàng ngày 17
Biện pháp 5: Tạo môi trường thuận lợi để giáo dục kĩ năng ứng phó với BĐKH cho trẻ 34
Biện pháp 6: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh giáo dục, hình thành cho trẻ kỹ năng ứng phó với BĐKH 35