SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong Trường Mầm non – Tài liệu text

SKKN Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong Trường Mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.37 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO
TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
1
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được chăm sóc
nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác chăm sóc giáo dục vệ
sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ có nề nếp
thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng
sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức
khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lí thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ
sinh. Bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Đối với trẻ mầm non việc giáo dục
ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn
minh và phòng chống bệnh tật. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của cô giáo, sự phối
hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình- nhà trường, sự đầu tư trang bị chăm sóc vệ
sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động vệ sinh của trẻ.
Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi ăn và sau
khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình…muốn tạo được thói quen cho trẻ
thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan trọng. Cô giáo phải thường xuyên rèn luyện và
tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức.Quá trình thực hiện nội dung giáo dục và rèn
luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ ở trường mầm non đã được giáo viên năng động,
sáng tạo, tìm tòi nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để chuyển tải những nội dung
và kĩ năng rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt đến trẻ.
Các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất đa dạng và
phong phú. Quan hệ giữa cô và các cháu là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu
hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đặc trưng các môn học chúng ta phải thể hiện hết
chức năng và chăm sóc giáo dục, hai chức năng này song song hòa quyện với nhau, trong
2
giáo dục có lồng ghép chăm sóc. Là giáo viên trực tiép giảng dạy các cháu, chăm lo cho

các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để có kế
hoạch hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ nhàng và khéo
léo.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ nên nhiều năm nay
tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ.
Là giáo viên dạy bán trú nhiều năm ở trường, có một thực tế làm tôi luôn trăn trở
đó là: Việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn. Xác
định nhiệm vụ cũng như trách nhiệm nặng nề của mình, bản thân tôi lúc nào cũng canh
cánh trong lòng phải làm thế nào để rèn được thói quen rửa tay, rửa mặt một cách tự giác
và đúng quy trình.Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê nhiệt tình ham học hỏi.
Nên tôi tự hỏi mình rằng: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những biện pháp tối
ưu nhất khi thực hiện chuyên đề.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân
cho trẻ trong Trường Mầm non”.
3
Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ như: Xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ phải có một khăn mặt, bàn
chải đánh răng, ly uống nước riêng, khăn mặt giặt sạch sẽ hằng ngày phơi trực tiếp dưới
ánh nắng mặt trời, mỗi tuần được trụng nước sôi hai lần. Khu vệ sinh cho trẻ luôn được
khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ huynh có nhận
thức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, tin tưởng và
phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ.
2. Khó khăn:
Bản thân tuy là giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, song
bên cạnh đó thời gian đầu tôi cũng vướng mắc vào sự chủ quan của mình, chưa hiểu hết ý
nghĩa tầm quan trọng của việc rèn luyện thói qưen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Dẫn

đến việc giáo dục cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa được chú trọng. Cho
nên nhiều năm qua việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân còn chủ quan, xem thường
dẫn đến trẻ chỉ biết rửa tay với nước, không biết rửa tay bằng xà phòng, sau khi đi vệ
sinh xong trẻ cũng không rửa tay. Rửa mặt không đúng qui trình, trẻ chưa có thói quen và
tự giác và chỉ thực hiện khi cô giáo nhắc nhở. Dẫn đến trẻ mắc các bệnh về truyền nhiễm
như đau mắt hột, hô hấp, các bệnh về da…
Công tác phối kết hợp với với gia đình cùng thực hiện để tạo nề nếp, thói quen cho
trẻ còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệ
sinh cá nhân cho trẻ.
4
Từ những kiểm tra nhận định, đánh giá trên, bản thân tôi đã suy nghĩ nếu có ý thức
khắc phục để tìm ra những biện pháp cho phù hợp thì chắc chắn chất lượng của việc rèn
luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ được nâng lên rõ rệt. Từ đó sức khỏe của trẻ cũng
được đảm bảo, trẻ sẽ phát triển tốt toàn diện theo 5 lĩnh vực.
Từ những vấn đề trên, tôi đề ra một số biện pháp sau.
II. Một số biện pháp thực hiện:
Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay vào nghiên cứu chuyên đề về: “
Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non” do vụ giáo dục mầm non ban hành, các nội
dung tuy không mới lạ nhưng đi vào chiều sâu, với tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ
của Trường Mầm non trong giai đoạn phát triển kinh tế thời kì đổi mới của đất nước, sự
đầu tư trang bị cơ sở vật chất và đào tạo con người đáp ứng thời kì công nghiệp hóa- hiện
đại hóa đất nước…Đòi hỏi trường Mầm non có sự đầu tư rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc
phục vụ cho bản thân trẻ để trẻ có một sức khỏe toàn diện về thể chất – tinh thần – xã hội
từ lứa tuổi Mầm non. Đó là một yêu cầu không đơn giản mà cần có sự chỉ đạo của BGH
và sự phối hợp của các giáo viên, hội đồng sư phạm để thống nhất một số biện pháp sau:
1. Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao tác chăm sóc vệ
sinh cá nhân cho trẻ.
Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có thói quen
trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc cần làm đầu tiên là tổ chức bồi dưỡng kiến
thức và các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình thật thuần thục. Thấy rõ

mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của công việc đang làm, nắm vững nội dung giáo
dục chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành các thao tác như: Rửa
tay, rửa mặt, chăm sóc răng miệng…cho trẻ.Tôi đã tự tìm tòi các tài liệu có liên quan đến
chuyên đề vệ sinh để nghiên cứu, sau đó cùng trao đổi với ban giám hiệu và các bạn
đồng nghiệp để thực hiện.
5
Công việc này trường tôi thường tiến hành vào đầu tháng 8 khi không bận bịu lắm về
công tác chuyên môn. Tôi học lí thuyết và xem lại cách thực hành sau khi đón trẻ tựu
trường.Hướng dẫn cách dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng, cách rửa mặt đúng theo qui trình,
bảo vệ da, môi trường an toàn…
Vào đầu tháng 9 tôi đã mạnh dạn đăng ký một hoạt động về vệ sinh: Rửa tay, rửa
mặt để BGH dự giờ góp ý đánh giá xếp loại giáo viên. Đó cũng là một cách làm để tạo
động lực cho bản thân chú ý đến công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ
Được sự hỗ trợ của BGH cấp phát một số tài liệu như: Bé giữ vệ sinh, bé sạch, bé
khỏe, thực hành vệ sinh, lô tô vệ sinh, phòng GDMN đã tiến hành cấp phát đến các
trường để giáo viên tham khảo và hướng dẫn cho trẻ, phụ huynh thực hành các thao tác
vệ sinh và một số thói quen, hành vi văn minh cho trẻ.Bên cạnh đó tôi đã có những tiết
mẫu , có những nội dung dạy trẻ thực hành rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt thông qua lô
tô vệ sinh và qua thực hành thực tế dưới hình thức hoạt động vui chơi, hoạt động lao
động tự phục vụ, giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh qua các bài thơ, bài hát…Tạo nề nếp thói
quen cho trẻ bằng cách theo dõi, sửa sai thực hiện thường xuyên cho trẻ hàng ngày. Mặt
khác tôi sưu tầm thơ, truyện, làm sách tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện
đọc cho trẻ nghe, cho trẻ xem để trẻ biết các thao tác khi rửa tay, rửa mặt…
Nhà trường cấp phát đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cá nhân cho trẻ, yêu cầu đồ dùng của
trẻ đều phải có kí hiệu riêng và trẻ nhận biết và lấy đúng đồ dùng cá nhân của mình.Vào
đầu năm học việc nhận biết kí hiệu cá nhân đối với các cháu 3 – 4 tuổi cả là một vấn đề
hết sức khó khăn vì trẻ còn nhỏ, mới đến trường lớp. Cho nên tôi phải thường xuyên quan
sát, hướng dẫn trẻ nhận biết và làm quen kí hiệu của mình bằng cách: Tôi phân loại kí
hiệu theo tổ, tổ con vật, tổ các loại quả, tổ thì đồ vật. Đồ dùng của trẻ để đúng nơi qui
định theo tổ vừa giúp cô dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói quen ngay từ đầu. Kí hiệu

của trẻ cùng một chủng loại dễ nhận biết từ sổ bé ngoan đến sổ sức khỏe, vở tạo hình, vở
6
toán… đến đồ dùng vệ sinh. Các kí hiệu dễ nhận biết , đơn giản. VD: Quả cam, quả
chuối, con chim, con mèo, xe đạp, xe ô tô, xe máy…Tôi tập cho trẻ nhận biết kí hiệu với
nhiều hình thức khác nhau: Khi phát vở cho trẻ tôi hỏi về kí hiệu của vở mình, đồ dùng
có kí hiệ gì? Nếu trẻ nhầm tôi nhắc lại cho trẻ nhớ. Qua quá trình tập cho trẻ nhiều lần,
lặp đi lặp lại thường xuyên, khi uống nước, khi lấy ly đánh răng, lấy khăn lau mặt…Trẻ
nhớ kí hiệu của mình và cô cũng nhứ kí hiệu của trẻ. Khi trẻ lấy đúng đồ dùng thì trẻ
mới thực hiện đúng vệ sinh , nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng các nhân thì nguy cơ
lây lan các bệnh về mắt, răng miệng rất nguy hiểm.
Việc dạy cho trẻ nhận biết kí hiệu đã khó khăn thì việc dạy trẻ thực hành vệ sinh
không kém phần vất vả. Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, đối với trẻ thao tác
thật khó khăn không giống như trẻ lớn. Trẻ chỉ “ nghịch nước với xà phòng” không theo
hướng dẫn của cô vì trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng trước
khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trước hết tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bài
hát về giáo dục vệ sinh.
Ví dụ:: Bài hát: “ Rửa tay trước khi ăn”
Cô ơi cô! Mẹ cháu dặn
Trước khi ăn, phải rửa tay.
Mẹ ơi mẹ! Cô giáo dạy
Trước khi ăn, phải rửa tay.
Hay! Hay ! Hay!.
Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:
+ Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải rửa tay?
+ Vì sao phải rửa tay với xà phòng?
Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ ý thức và biết được tầm quan trọng của
việc rửa tay với xà phòng. Sau đó tôi cho trẻ thực hiện theo thao tác cùng cô cách rửa tay,
7
rửa đúng quy trình, rửa thật sạch nhưng không bắn nước ra ngoài và tiết kiệm nước. Sau
đó tôi cho trẻ lần lượt ra rửa tay, tôi theo dõi, nhắc nhở trẻ…Hàng ngày thành nếp và thói

quen cho trẻ. Từ đó trẻ có ý thức tự giác biết cách rửa tay và giữ vệ sinh.
2. Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động có chủ đích:
Tôi lồng công tác giáo dục vệ sinh vào các hoạt động có chủ đích trong từng môn
học tùy theo từng chủ đề, chú trọng vào các chủ đề bản thân, gia đình…
Ví dụ:: Qua hoạt động có chủ đích: Khám phá khoa học “ Tìm hiểu về cơ thể của bé”
tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh vào vừa nhẹ nhàng vừa lôi cuốn trẻ giúp trẻ nhớ lâu và trẻ
rất thích thú qua câu chuyện “ Tại ai?”.Câu chuyện có nội dung:
“ Bạn Mũi tâm sự: Mấy hôm nay tôi bị ngứa như có con gì nằm trong đấy. Còn Mắt
thì vừa buồn vừa than: Tôi đỏ tấy lại còn nhức nữa chứ. Không biết vì sao? Khi ra đường
cô chủ đeo khẩu trang và kính che tụi mình rồi mà! Mũi và Mắt tìm chưa ra nguyên nhân
thì Miệng lên tiếng: “ Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi, các bạn biết không? Chỉ tại cô
chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá, nào là vẽ giữa sân, xếp hình, chơi
đừa với các bạn mà không chịu rửa tay còn ngoáy vào bạn Mũi, nhụi vào bạn Mắt làm
các bạn đau và ngứa đó thôi. Để Miệng nói với cô chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong…kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai,
bạn Bụng và cả tôi nữa đấy”.Mắt còn nói thêm: Nhờ Miệng nói với cô chủ là: Khi nào
dùng khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng mới lấy khăn lau nhé,
kẻo chúng tôi sợ lắm rồi”.
Với chủ đề Gia đình trong giờ Giáo dục âm nhạc, tôi kết hợp vừa dạy hát vừa giáo
dục vệ sinh cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ trả lời các gợi ý tôi đưa ra một cách hứng thú.
Ví dụ:: Qua bài hát: “Chiếc khăn tay”nhạc và lời: Văn Tấn. Tôi giáo dục vệ sinh cá
nhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng. “ Chiếc khăn mẹ may cho bạn, bạn rất yêu quí chiếc
khăn của mẹ tặng cho mình. Bạn dùng khăn để mỗi khi rửa tay xong bạn lau cho sạch sẽ,
8
để đôi tay không bị bẩn thì áo quần, sách vở cũng được sạch sẽ đấy các cháu ạ. Các con
phải học tập bạn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhé.
Qua giờ hoạt động tạo hình: “Nặn 3 -4 loại quả” trong chủ đề nghề nghiệp. Ngoài
việc chuẩn bị đầy đủ cho trẻ về khăn lau tay ướt trong khi nặn để trẻ lau tay không bôi
bẩn, tôi còn giáo dục trẻ yêu quí sản phẩm của bác nông dân làm ra. Khi mẹ mua các loại
quả về ăn, các con nhớ để mẹ rửa sạch, gọt vỏ ( tùy theo loại quả ).

+ Nhớ trước khi ăn các con phải làm gì?
Các con nhớ rửa tay bằng xà phòng để diệt các con vi trùng bám trên tay nhớ chưa nào!
Qua hoạt động có chủ đích: Làm quen với toán: “Nhận biết phân biệt to hơn – nhỏ
hơn”. Tôi cho trẻ nhận biết, phân biệt to hơn – nhỏ hơn bằng đồ dùng vệ sinh cá nhân của
trẻ và bố mẹ ( Khăn mặt to hơn, khăn mặt nhỏ hơn. Bàn chải to hơn, bàn chải nhỏ hơn…)
Từ đó trẻ còn hiểu thêm: Người lớn sử dụng đồ dùng to hơn, trẻ con sử dụng đồ dùng nhỏ
hơn. Qua bài học tôi không những giáo dục trẻ vệ sinh bằng lời nói mà tôi còn tự sáng tác
các bài thơ cho trẻ đọc từ đó trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn.
Ví dụ:: Bài thơ: “Chiếc bàn chải xinh”
Bàn chải to của mẹ
Lại có màu hồng tươi.
Bàn chải nhỏ của con
In hình con gấu trúc.
Cứ mỗii sáng thức dậy
Bé và mẹ thi đua.
Mẹ khen bé giỏi ghê
Chải hàm răng trắng bóng. (Tự sáng tác)
9
Hoặc qua giờ học: phát triển ngôn ngữ: Thơ: “ Đôi mắt của em”.Tôi lồng giáo dục vệ
sinh cá nhân cho trẻ theo cách khác tránh sự lặp lại và nhàm chán cho trẻ. Tôi cho trẻ trò
chuyện về đôi mắt.
+ Đôi mắt giúp chúng ta những gì?
+ Nếu mắt bị bệnh, đau không nhìn thấy thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Muốn cho đôi mắt sáng trong veo, không bị đau, các con phải làm gì?
Từ đó không những giúp trẻ tiếp thu bài nhanh mà còn hiểu được và biết cách bảo
vệ mắt:Không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đi ra đường
phải có kính bảo vệ mắt…
3. Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày.
Tôi thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi trong giờ học, giờ chơi, các
hoạt động vui chơi hay các hoạt động khác.

“ Mỗi buổi sáng, trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện với trẻ về công việc khi trẻ thức dậy làm
những việc gì phục vụ cho bản thân, trẻ tự làm vệ sinh( đánh răng, rửa mặt ) hay phải có
sự giúp đỡ của mẹ.
+ Các con chải răng như thế nào? Mẹ cho con dùng loại kem có cay không?
+ Sau khi chải răng xong con thấy miệng thế nào?
+ Các con có thích chải răng không? Vì sao?
+ Ở nhà các con có khăn mặt riêng để rửa mặt không?
+ Con tự rửa mặt hay mẹ lau mặt cho con?
+ Khi lau mặt xong con thấy thế nào? Có thoải mái, sảng khoái không?
Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình: Vì sao thích chải răng, rửa mặt sạch. Vì sao
không thích?. Sau đó tôi trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng, rửa
mặt, vệ sinh cá nhân cho cơ thể sạch sẽ.
10
Hay trong giờ họp mặt đầu tuần, tôi lồng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng
những câu chuyện ngộ nghĩnh, hay bài thơ thật gần gũi với trẻ, trẻ rất hứng thú trong giờ
họp mặt. Ví dụ:: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “ Bạn Lan Anh bị sâu răng”.
“ Mấy hôm nay Lan Anh đến lớp cứ lấy tay ôm miệng khóc, cô và bạn động viên,an
an ủi cũng không nín. Đến giờ ăn cơm, ăn cũng không được. Giờ ngủ trưa hôm đó trong
cơn mê man, mơ mơ tỉnh tỉnh bạn nghe Sâu mẹ nói với lũ sâu con: “ Các con ơi! Chúng
ta sinh sống trong miệng cô bé này thật là sung sướng. Nào là thịt, cơm, cá, bánh ngọt…
bám đầy răng cô bé, chúng ta tha hồ ăn no nê”.Tỉnh dậy bạn vô cùng hoảng sợ, kể cho cô
và các bạn nghe và nhớ ra rằng: Mấy hôm nay trời lạnh, ăn cơm xong,bạn rất lười đánh
răng. Vậy mà bố còn mua về cái bánh ga tô thật to có đầy bơ và kem, ngon thật, đây là
món khoái khẩu, ăn mãi cũng không chán. Nằm xem ti vi thế là ngủ quên nên không đánh
răng trước khi đi ngủ”. Hiểu ra mọi chuyện cô ân cần khuyên nhủ bạn và nhắc cả lớp: “
Các con phải đánh răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ, kẻo lũ sâu đục khoét lấy
thức ăn dư bám vào răng, kẽ răng vừa đau nhức lâu ngày sẽ bị sâu răng”
Hay tôi cho trẻ đọc bài thơ: “ Mèo và Bé”
Mèo ơi ! Rửa mặt
Sao phải dùng tay

Khăn vắt trên dây
Sao Mèo không lấy
Mèo quên rồi đấy
Bé chả thế đâu!
Phải có khăn lau
Vừa mau vừa sạch.
+ Vì sao Mèo không rửa mặt khăn mà dùng bằng tay?
11
+ Dùng bằng tay có sạch không?
+Các con khi rửa mặt lau bằng gì?
Qua bài thơ trẻ hiểu phải sử dụng khăn sạch để rửa mặt, không được rửa bằng tay
vừa bẩn lại không hợp vệ sinh.
Trong giờ hoạt động ngoài trời như: Dạo chơi sân trường, tôi cho trẻ quan sát các
tranh tuyên truyền về giáo dục vệ sinh ( Chải răng đúng cách, Giữ cho đôi mắt sáng,
khỏe, thao tác rửa tay đúng…)
Hay trước giờ ăn, tôi thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ rửa tay có sự giám sát của cô
trẻ ăn xong đánh răng, vệ sinh cá nhân mới vào ngủ.
Khi trẻ ngủ dậy tôi không cho trẻ ra ăn ngay mà cho trẻ đi vệ sinh, sau đó cho trẻ
rửa tay, rửa mặt sạch sẽ cho tỉnh táo rồi sau đó mới ăn xế.
Mỗi buổi chiều nêu gương cuối ngày, tôi thường xuyên chú trọng và đưa tiêu chí thi
đua: “Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời cô, yêu thương bạn và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch
sẽ …”. Được các bạn trong lớp bầu chọn và nhất trí thì sẽ được cắm cờ.
Tôi đã tạo môi trường vệ sinh trong lớp như: Vẽ những hình ảnh về chăm sóc- giáo
dục vệ sinh, quy trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng vui ngộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ
sinh cá nhân.
Làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, hình ảnh đẹp để tuyên truyền đến
các bậc phụ huynh và các cháu.
4.Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường:
Trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh và sức khỏe trẻ thơ nhằm rèn cho trẻ thói quen
vệ sinh văn minh bền vững cho trẻ, trước hết giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền

để các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn
vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trong buổi họp đầu năm tôi đã tổ chức tuyên truyền đến bậc phụ
huynh bằng nhiều hình thức.
12
Tuyên truyền qua các hội thi: “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ” thành phần tham gia
hội thi có: cô giáo, cháu, phụ huynh, và các tổ chức xã hội cung tham gia, đây là bước
chuẩn bị quan trong để giúp cho phụ huynh xác định rõ tầm quan trọng, các yêu cầu phối
hợp để thay đổi nhận thức và có hành vi phù hợp với nhiệm vụ của giáo viên ở từng lớp
mẫu giáo. Tôi chọn cho lớp mình một đề tài mà mình thích phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi để xây dựng nội dung tuyên truyền cho phụ huynh- chủ yếu dưới dạng tiểu
phẩm, thơ ca hò vè ngắn gọn để chuyển tải 4 nội dung:
+Yêu cầu phối hợp của cha mẹ trẻ trong việc giáo dục chăm sóc vệ sinh cá nhân cho
trẻ.
+Tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện:(Quy trình
rửa tay đúng thao tác)
+Vì sao phải rửa mặt? Thao tác thực hiện?
+Lợi ích của việc chăm sóc răng miệng? Thao tác chải răng.
Các tên gọi của các tiểu phẩm cần dí dỏm, ngộ nghĩnh như: “Vì sao Bé rửa mặt, Đôi mắt
của bé, Đôi bàn tay xinh xắn,…)
Khi xây dựng tiểu phẩm cần chú ý trang phục cũng phải phù hợp theo đúng từng vai
diễn, nội dung cần ngắn gọn nhưng đầy đủ, lời thoại dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu,…nhằm
làm cho hội thi trở nên thiết thực và đạt hiệu quả cao. Tổ chức họp cha mẹ trẻ theo
chuyên đề: “Bố mẹ hãy cùng cô: Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ”
Ví dụ ngay từ đầu năm học họp phụ huynh tôi kết hợp tuyên truyền nội dung: “Yêu
cầu phối hợp của cha mẹ trong việc chăm sóc cá nhân cho trẻ; tầm quan trọng cảu việc
giữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện (Quy trình rửa tay đúng thao tác)”. “Vì sao
phải rửa mặt? Thao tác thực hiện?; Lợi ích cử việc chăm sóc răng miệng; thao tác chải
răng”
13
Chuẩn bị các điều kiện để cho trẻ biểu diễn kỹ năng thao tác rửa mặt, rửa tay…yêu

cầu các cháu phải nêu lên lợi ích cho bản thân khi thực hiện thường xuyên các thao tác vệ
sinh trên.
Tham gia hội thi do nhà trường tổ chức: “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ”cấp trường.
Tuyên truyền thông qua góc tuyên truyền của nhà trường, các lớp, giờ đón và trả trẻ:
Yêu cầu các lớp phải tuyên truyền với nội dung phong phú và phải thay đôỉ thường
xuyên, lựa chọn nội dung tuyên truyền phải hay, hấp dẫn, đẹp… thì tạo được sự chú ý
cho phụ huynh.
Ví dụ: những bài thơ câu truyện phải ngắn gọn phù hợp: “Vì sao bé phải rửa tay” hoặc
những bệnh tật lây từ mắt, tay,…
Qua các buổi đưa đón trẻ tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức trao đổi
với phụ huynh những vấn đề mà trẻ hay mắc phải, “Trẻ không có thói quen rửa tay sau
khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đung quy trình, chải răng chưa đúng cách…qua
những lẩn trao đổi như vậy thì tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi, phụ
huynh sẽ chú ý nhắc nhở cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng được thiết lập.
Thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung,
phương pháp hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc thân thể, tư đó hình thành thói quen thực hành
vệ sinh ở trẻ. Thực hiện tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ huynh của lớp: thực hiện
khai thác triệt để tác dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền; sáng tạo các mô hình đi kèm
với nội dung tuyên truyền chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Ngoài ra, cần có đủ
đồ dùng, phương tiện đảm bảo cho việc chăm sóc vệ sinh trẻ. Những đồ dùng phương
tiện nên để đúng nơi quy định, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Nhấn
mạnh vai trò nêu gương của người lớn trong gia đình, giúp trẻ được sống trong môi
14
trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó sẽ
hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống.
5.Phát dộng phong trào thi đua- khen thưởng đối với trẻ:
Để có động lực thúc đẩy sự vui thích và tạo được nề nếp thói quen cho trẻ, tôi đã
tham mưu với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp phát động phong trào thi đua với
các tiêu chí cụ thể: “Bé chăm ngoan, sạch đẹp” nhằm rèn luyện vệ sinh cá nhân cho trẻ để

cuối năm có một món quà nhỏ trao tặng cho cháu nào thực hiện tốt nhất.
III. Kết quả bài học và kinh nghiệm:
Nhờ làm tốt công tác tự học tập bồi dưỡng, tuyên truyền đã tác đông đến nhận thức
của các bậc phụ huynh mà các cháu đã dần dần hình thành có kĩ năng, kĩ xảo thực hiện
thao tác và cách chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ. Đến thời điểm này tôi thực sự vui mừng khi
thấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu, các cháu đã thật sự có thói quen giữ gìn vệ sinh cá
nhân. Trẻ biết rửa tay với xà phòng lúc tay bẩn và sau khi đi vệ sinh. Rửa mặt đúng quy
trình…đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ, phòng chống ngăn
ngừa được nhiều bệnh tật.
Kết quả trên trẻ:
– 90%- 95% trẻ có kĩ năng thao tác vệ sinh cá nhân, có hành vi văn minh và hiểu rõ
được ích lợi của việc vệ sinh cá nhân.
-100% trẻ có ý thức tốt việc làm của mình, tổ chức thực hiện thường xuyên cho trẻ
hoạt động vệ sinh cá nhân.
– Đa số phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong các hoạt dộng và đặc biệt giúp cô
giáo duy trì thói quen, kĩ năng thực hiện thao tác vệ sinh cho trẻ khi ở nhà.
-Qua khám sức khỏe của trẻ tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về mắt, răng, miệng, da giảm rõ
rệt. Đầu năm là: 75% giữa năm là: 90%.
15
-Tỷ lệ sức khỏe: Đầu năm trẻ phát triển phát triển bình thường là: 98%; trẻ suy dinh
dưỡng vừa là: 1,2%.
-Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm nhiều so với đầu năm.
*Bài học kinh nghiệm:
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản thân tôi rút
ra bài học kinh nghiệm sau:
Chịu khó học hỏi, tham khảo sách báo, tạp chí mầm non, trên mang Internet,…Tự
mình học tập chuyên môn của đồng nghiệp để nắm vững: phương pháp rèn luyện kĩ năng,
phân tích nội dung bài dạy, cung cấp tri thức mới, phương pháp mới mà mình mới học
được, mạnh dạn trao đổi đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp, biện pháp mới linh
hoạt sáng tạo hơn. Đồng thời mạnh dạn áp dụng những phương pháp trong chương trình

GDMN mới trong các tập san, chuyên đề mà bản thân tự nghiên cứu và được bồi dưỡng.
Thực hiện đúng chương trình thời gian biểu, không cắt xén chưưong trình, báo cáo
kịp thời và trung thực. Phát huy năng lực của tổ trưởng chuyên môn, huy động giáo viên
có năng khiếu, nhiệt tình là đồ dung dạy học, đồ chơi phù hợp với chuyên đề cho toàn
trường học tập và làm theo.
Nâng cao chất lượng giảng dạy ở các môn học và các hoạt động như hoạt động góc,
chăm sóc vệ sinh cá nhân, hoạt động ngoài trời, lao đông tự phục vụ.
Tổ chức thực hiện thường xuyên hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Kiểm tra nhắc nhở uốn nắn kịp thời các hoạt động thao tác của trẻ.
Phối hợp các biện pháp thi đua khen thưởng để tạo hứng thú và nâng cao chất lượng
chuyên đề.
Giáo dục trẻ có ý thức tự chăm sóc phục vụ vệ sinh cá nhân là một việc làm phù
hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện,
trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai với cách sống văn minh, trí tuệ.
16
Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non đã được
thực hiện, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, kính mong hội đồng
xem duyệt cùng đồng nghiệp góp ý, tôi xin chân thành cảm ơn.
HOÀNG THỊ HƯƠNG LAN
GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON 17/3
17

các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt yêu cầu cụ thể để có kếhoạch hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các cháu một cách nhẹ nhàng và khéoléo.Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn thói quen cho trẻ nên nhiều năm naytôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ.Là giáo viên dạy bán trú nhiều năm ở trường, có một thực tế làm tôi luôn trăn trởđó là: Việc rèn thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là một việc làm hết sức khó khăn. Xácđịnh nhiệm vụ cũng như trách nhiệm nặng nề của mình, bản thân tôi lúc nào cũng canhcánh trong lòng phải làm thế nào để rèn được thói quen rửa tay, rửa mặt một cách tự giácvà đúng quy trình.Với tinh thần trách nhiệm cao, lòng say mê nhiệt tình ham học hỏi.Nên tôi tự hỏi mình rằng: Phải làm gì? Làm như thế nào? Để đưa ra những biện pháp tốiưu nhất khi thực hiện chuyên đề.Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhâncho trẻ trong Trường Mầm non”.Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Đặc điểm tình hình:1. Thuận lợi:Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cho lớp trong việc chăm sóc giáo dục vệsinh cá nhân cho trẻ như: Xà phòng đủ cho trẻ dùng, mỗi trẻ phải có một khăn mặt, bànchải đánh răng, ly uống nước riêng, khăn mặt giặt sạch sẽ hằng ngày phơi trực tiếp dướiánh nắng mặt trời, mỗi tuần được trụng nước sôi hai lần. Khu vệ sinh cho trẻ luôn đượckhô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đa số phụ huynh có nhậnthức về mục đích, yêu cầu của công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, tin tưởng vàphối hợp tốt với giáo viên và nhà trường rèn luyện thói quen cho trẻ.2. Khó khăn:Bản thân tuy là giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm cao, songbên cạnh đó thời gian đầu tôi cũng vướng mắc vào sự chủ quan của mình, chưa hiểu hết ýnghĩa tầm quan trọng của việc rèn luyện thói qưen giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. Dẫnđến việc giáo dục cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân chưa được chú trọng. Chonên nhiều năm qua việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân còn chủ quan, xem thườngdẫn đến trẻ chỉ biết rửa tay với nước, không biết rửa tay bằng xà phòng, sau khi đi vệsinh xong trẻ cũng không rửa tay. Rửa mặt không đúng qui trình, trẻ chưa có thói quen vàtự giác và chỉ thực hiện khi cô giáo nhắc nhở. Dẫn đến trẻ mắc các bệnh về truyền nhiễmnhư đau mắt hột, hô hấp, các bệnh về da…Công tác phối kết hợp với với gia đình cùng thực hiện để tạo nề nếp, thói quen chotrẻ còn nhiều hạn chế. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn luyện thói quen vệsinh cá nhân cho trẻ.Từ những kiểm tra nhận định, đánh giá trên, bản thân tôi đã suy nghĩ nếu có ý thứckhắc phục để tìm ra những biện pháp cho phù hợp thì chắc chắn chất lượng của việc rènluyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ được nâng lên rõ rệt. Từ đó sức khỏe của trẻ cũngđược đảm bảo, trẻ sẽ phát triển tốt toàn diện theo 5 lĩnh vực.Từ những vấn đề trên, tôi đề ra một số biện pháp sau.II. Một số biện pháp thực hiện:Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã bắt tay vào nghiên cứu chuyên đề về: “Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Mầm non” do vụ giáo dục mầm non ban hành, các nộidung tuy không mới lạ nhưng đi vào chiều sâu, với tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụcủa Trường Mầm non trong giai đoạn phát triển kinh tế thời kì đổi mới của đất nước, sựđầu tư trang bị cơ sở vật chất và đào tạo con người đáp ứng thời kì công nghiệp hóa- hiệnđại hóa đất nước…Đòi hỏi trường Mầm non có sự đầu tư rèn luyện kĩ năng tự chăm sócphục vụ cho bản thân trẻ để trẻ có một sức khỏe toàn diện về thể chất – tinh thần – xã hộitừ lứa tuổi Mầm non. Đó là một yêu cầu không đơn giản mà cần có sự chỉ đạo của BGHvà sự phối hợp của các giáo viên, hội đồng sư phạm để thống nhất một số biện pháp sau:1. Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng thực hành thao tác chăm sóc vệsinh cá nhân cho trẻ.Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có thói quentrong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc cần làm đầu tiên là tổ chức bồi dưỡng kiếnthức và các bước thực hiện thao tác vệ sinh cá nhân trẻ của mình thật thuần thục. Thấy rõmục đích yêu cầu và tầm quan trọng của công việc đang làm, nắm vững nội dung giáodục chăm sóc vệ sinh cho trẻ và nguyên tắc hướng dẫn thực hành các thao tác như: Rửatay, rửa mặt, chăm sóc răng miệng…cho trẻ.Tôi đã tự tìm tòi các tài liệu có liên quan đếnchuyên đề vệ sinh để nghiên cứu, sau đó cùng trao đổi với ban giám hiệu và các bạnđồng nghiệp để thực hiện.Công việc này trường tôi thường tiến hành vào đầu tháng 8 khi không bận bịu lắm vềcông tác chuyên môn. Tôi học lí thuyết và xem lại cách thực hành sau khi đón trẻ tựutrường.Hướng dẫn cách dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng, cách rửa mặt đúng theo qui trình,bảo vệ da, môi trường an toàn…Vào đầu tháng 9 tôi đã mạnh dạn đăng ký một hoạt động về vệ sinh: Rửa tay, rửamặt để BGH dự giờ góp ý đánh giá xếp loại giáo viên. Đó cũng là một cách làm để tạođộng lực cho bản thân chú ý đến công tác chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻĐược sự hỗ trợ của BGH cấp phát một số tài liệu như: Bé giữ vệ sinh, bé sạch, békhỏe, thực hành vệ sinh, lô tô vệ sinh, phòng GDMN đã tiến hành cấp phát đến cáctrường để giáo viên tham khảo và hướng dẫn cho trẻ, phụ huynh thực hành các thao tácvệ sinh và một số thói quen, hành vi văn minh cho trẻ.Bên cạnh đó tôi đã có những tiếtmẫu , có những nội dung dạy trẻ thực hành rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt thông qua lôtô vệ sinh và qua thực hành thực tế dưới hình thức hoạt động vui chơi, hoạt động laođộng tự phục vụ, giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh qua các bài thơ, bài hát…Tạo nề nếp thóiquen cho trẻ bằng cách theo dõi, sửa sai thực hiện thường xuyên cho trẻ hàng ngày. Mặtkhác tôi sưu tầm thơ, truyện, làm sách tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư việnđọc cho trẻ nghe, cho trẻ xem để trẻ biết các thao tác khi rửa tay, rửa mặt…Nhà trường cấp phát đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cá nhân cho trẻ, yêu cầu đồ dùng củatrẻ đều phải có kí hiệu riêng và trẻ nhận biết và lấy đúng đồ dùng cá nhân của mình.Vàođầu năm học việc nhận biết kí hiệu cá nhân đối với các cháu 3 – 4 tuổi cả là một vấn đềhết sức khó khăn vì trẻ còn nhỏ, mới đến trường lớp. Cho nên tôi phải thường xuyên quansát, hướng dẫn trẻ nhận biết và làm quen kí hiệu của mình bằng cách: Tôi phân loại kíhiệu theo tổ, tổ con vật, tổ các loại quả, tổ thì đồ vật. Đồ dùng của trẻ để đúng nơi quiđịnh theo tổ vừa giúp cô dễ nhớ kí hiệu vừa giúp trẻ có thói quen ngay từ đầu. Kí hiệucủa trẻ cùng một chủng loại dễ nhận biết từ sổ bé ngoan đến sổ sức khỏe, vở tạo hình, vởtoán… đến đồ dùng vệ sinh. Các kí hiệu dễ nhận biết , đơn giản. VD: Quả cam, quảchuối, con chim, con mèo, xe đạp, xe ô tô, xe máy…Tôi tập cho trẻ nhận biết kí hiệu vớinhiều hình thức khác nhau: Khi phát vở cho trẻ tôi hỏi về kí hiệu của vở mình, đồ dùngcó kí hiệ gì? Nếu trẻ nhầm tôi nhắc lại cho trẻ nhớ. Qua quá trình tập cho trẻ nhiều lần,lặp đi lặp lại thường xuyên, khi uống nước, khi lấy ly đánh răng, lấy khăn lau mặt…Trẻnhớ kí hiệu của mình và cô cũng nhứ kí hiệu của trẻ. Khi trẻ lấy đúng đồ dùng thì trẻmới thực hiện đúng vệ sinh , nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng các nhân thì nguy cơlây lan các bệnh về mắt, răng miệng rất nguy hiểm.Việc dạy cho trẻ nhận biết kí hiệu đã khó khăn thì việc dạy trẻ thực hành vệ sinhkhông kém phần vất vả. Với hoạt động vệ sinh rửa tay với xà phòng, đối với trẻ thao tácthật khó khăn không giống như trẻ lớn. Trẻ chỉ “ nghịch nước với xà phòng” không theohướng dẫn của cô vì trẻ chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng trướckhi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trước hết tôi trò chuyện với trẻ, cho trẻ đọc các bài thơ, bàihát về giáo dục vệ sinh.Ví dụ:: Bài hát: “ Rửa tay trước khi ăn”Cô ơi cô! Mẹ cháu dặnTrước khi ăn, phải rửa tay.Mẹ ơi mẹ! Cô giáo dạyTrước khi ăn, phải rửa tay.Hay! Hay ! Hay!.Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời:+ Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải rửa tay?+ Vì sao phải rửa tay với xà phòng?Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ ý thức và biết được tầm quan trọng củaviệc rửa tay với xà phòng. Sau đó tôi cho trẻ thực hiện theo thao tác cùng cô cách rửa tay,rửa đúng quy trình, rửa thật sạch nhưng không bắn nước ra ngoài và tiết kiệm nước. Sauđó tôi cho trẻ lần lượt ra rửa tay, tôi theo dõi, nhắc nhở trẻ…Hàng ngày thành nếp và thóiquen cho trẻ. Từ đó trẻ có ý thức tự giác biết cách rửa tay và giữ vệ sinh.2. Giáo dục vệ sinh lồng vào các hoạt động có chủ đích:Tôi lồng công tác giáo dục vệ sinh vào các hoạt động có chủ đích trong từng mônhọc tùy theo từng chủ đề, chú trọng vào các chủ đề bản thân, gia đình…Ví dụ:: Qua hoạt động có chủ đích: Khám phá khoa học “ Tìm hiểu về cơ thể của bé”tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh vào vừa nhẹ nhàng vừa lôi cuốn trẻ giúp trẻ nhớ lâu và trẻrất thích thú qua câu chuyện “ Tại ai?”.Câu chuyện có nội dung:“ Bạn Mũi tâm sự: Mấy hôm nay tôi bị ngứa như có con gì nằm trong đấy. Còn Mắtthì vừa buồn vừa than: Tôi đỏ tấy lại còn nhức nữa chứ. Không biết vì sao? Khi ra đườngcô chủ đeo khẩu trang và kính che tụi mình rồi mà! Mũi và Mắt tìm chưa ra nguyên nhânthì Miệng lên tiếng: “ Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi, các bạn biết không? Chỉ tại côchủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá, nào là vẽ giữa sân, xếp hình, chơiđừa với các bạn mà không chịu rửa tay còn ngoáy vào bạn Mũi, nhụi vào bạn Mắt làmcác bạn đau và ngứa đó thôi. Để Miệng nói với cô chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xàphòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong…kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai,bạn Bụng và cả tôi nữa đấy”.Mắt còn nói thêm: Nhờ Miệng nói với cô chủ là: Khi nàodùng khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng mới lấy khăn lau nhé,kẻo chúng tôi sợ lắm rồi”.Với chủ đề Gia đình trong giờ Giáo dục âm nhạc, tôi kết hợp vừa dạy hát vừa giáodục vệ sinh cho trẻ một cách nhẹ nhàng, trẻ trả lời các gợi ý tôi đưa ra một cách hứng thú.Ví dụ:: Qua bài hát: “Chiếc khăn tay”nhạc và lời: Văn Tấn. Tôi giáo dục vệ sinh cánhân cho trẻ một cách nhẹ nhàng. “ Chiếc khăn mẹ may cho bạn, bạn rất yêu quí chiếckhăn của mẹ tặng cho mình. Bạn dùng khăn để mỗi khi rửa tay xong bạn lau cho sạch sẽ,để đôi tay không bị bẩn thì áo quần, sách vở cũng được sạch sẽ đấy các cháu ạ. Các conphải học tập bạn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhé.Qua giờ hoạt động tạo hình: “Nặn 3 -4 loại quả” trong chủ đề nghề nghiệp. Ngoàiviệc chuẩn bị đầy đủ cho trẻ về khăn lau tay ướt trong khi nặn để trẻ lau tay không bôibẩn, tôi còn giáo dục trẻ yêu quí sản phẩm của bác nông dân làm ra. Khi mẹ mua các loạiquả về ăn, các con nhớ để mẹ rửa sạch, gọt vỏ ( tùy theo loại quả ).+ Nhớ trước khi ăn các con phải làm gì?Các con nhớ rửa tay bằng xà phòng để diệt các con vi trùng bám trên tay nhớ chưa nào!Qua hoạt động có chủ đích: Làm quen với toán: “Nhận biết phân biệt to hơn – nhỏhơn”. Tôi cho trẻ nhận biết, phân biệt to hơn – nhỏ hơn bằng đồ dùng vệ sinh cá nhân củatrẻ và bố mẹ ( Khăn mặt to hơn, khăn mặt nhỏ hơn. Bàn chải to hơn, bàn chải nhỏ hơn…)Từ đó trẻ còn hiểu thêm: Người lớn sử dụng đồ dùng to hơn, trẻ con sử dụng đồ dùng nhỏhơn. Qua bài học tôi không những giáo dục trẻ vệ sinh bằng lời nói mà tôi còn tự sáng táccác bài thơ cho trẻ đọc từ đó trẻ hứng thú và nhớ lâu hơn.Ví dụ:: Bài thơ: “Chiếc bàn chải xinh”Bàn chải to của mẹLại có màu hồng tươi.Bàn chải nhỏ của conIn hình con gấu trúc.Cứ mỗii sáng thức dậyBé và mẹ thi đua.Mẹ khen bé giỏi ghêChải hàm răng trắng bóng. (Tự sáng tác)Hoặc qua giờ học: phát triển ngôn ngữ: Thơ: “ Đôi mắt của em”.Tôi lồng giáo dục vệsinh cá nhân cho trẻ theo cách khác tránh sự lặp lại và nhàm chán cho trẻ. Tôi cho trẻ tròchuyện về đôi mắt.+ Đôi mắt giúp chúng ta những gì?+ Nếu mắt bị bệnh, đau không nhìn thấy thì điều gì sẽ xảy ra?+ Muốn cho đôi mắt sáng trong veo, không bị đau, các con phải làm gì?Từ đó không những giúp trẻ tiếp thu bài nhanh mà còn hiểu được và biết cách bảovệ mắt:Không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt thường xuyên bằng nước sạch, đi ra đườngphải có kính bảo vệ mắt…3. Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày.Tôi thường xuyên giáo dục trẻ vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi trong giờ học, giờ chơi, cáchoạt động vui chơi hay các hoạt động khác.“ Mỗi buổi sáng, trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện với trẻ về công việc khi trẻ thức dậy làmnhững việc gì phục vụ cho bản thân, trẻ tự làm vệ sinh( đánh răng, rửa mặt ) hay phải cósự giúp đỡ của mẹ.+ Các con chải răng như thế nào? Mẹ cho con dùng loại kem có cay không?+ Sau khi chải răng xong con thấy miệng thế nào?+ Các con có thích chải răng không? Vì sao?+ Ở nhà các con có khăn mặt riêng để rửa mặt không?+ Con tự rửa mặt hay mẹ lau mặt cho con?+ Khi lau mặt xong con thấy thế nào? Có thoải mái, sảng khoái không?Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình: Vì sao thích chải răng, rửa mặt sạch. Vì saokhông thích?. Sau đó tôi trò chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc đánh răng, rửamặt, vệ sinh cá nhân cho cơ thể sạch sẽ.10Hay trong giờ họp mặt đầu tuần, tôi lồng giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ bằngnhững câu chuyện ngộ nghĩnh, hay bài thơ thật gần gũi với trẻ, trẻ rất hứng thú trong giờhọp mặt. Ví dụ:: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện: “ Bạn Lan Anh bị sâu răng”.“ Mấy hôm nay Lan Anh đến lớp cứ lấy tay ôm miệng khóc, cô và bạn động viên,anan ủi cũng không nín. Đến giờ ăn cơm, ăn cũng không được. Giờ ngủ trưa hôm đó trongcơn mê man, mơ mơ tỉnh tỉnh bạn nghe Sâu mẹ nói với lũ sâu con: “ Các con ơi! Chúngta sinh sống trong miệng cô bé này thật là sung sướng. Nào là thịt, cơm, cá, bánh ngọt…bám đầy răng cô bé, chúng ta tha hồ ăn no nê”.Tỉnh dậy bạn vô cùng hoảng sợ, kể cho côvà các bạn nghe và nhớ ra rằng: Mấy hôm nay trời lạnh, ăn cơm xong,bạn rất lười đánhrăng. Vậy mà bố còn mua về cái bánh ga tô thật to có đầy bơ và kem, ngon thật, đây làmón khoái khẩu, ăn mãi cũng không chán. Nằm xem ti vi thế là ngủ quên nên không đánhrăng trước khi đi ngủ”. Hiểu ra mọi chuyện cô ân cần khuyên nhủ bạn và nhắc cả lớp: “Các con phải đánh răng sau khi ăn xong và trước khi đi ngủ, kẻo lũ sâu đục khoét lấythức ăn dư bám vào răng, kẽ răng vừa đau nhức lâu ngày sẽ bị sâu răng”Hay tôi cho trẻ đọc bài thơ: “ Mèo và Bé”Mèo ơi ! Rửa mặtSao phải dùng tayKhăn vắt trên dâySao Mèo không lấyMèo quên rồi đấyBé chả thế đâu!Phải có khăn lauVừa mau vừa sạch.+ Vì sao Mèo không rửa mặt khăn mà dùng bằng tay?11+ Dùng bằng tay có sạch không?+Các con khi rửa mặt lau bằng gì?Qua bài thơ trẻ hiểu phải sử dụng khăn sạch để rửa mặt, không được rửa bằng tayvừa bẩn lại không hợp vệ sinh.Trong giờ hoạt động ngoài trời như: Dạo chơi sân trường, tôi cho trẻ quan sát cáctranh tuyên truyền về giáo dục vệ sinh ( Chải răng đúng cách, Giữ cho đôi mắt sáng,khỏe, thao tác rửa tay đúng…)Hay trước giờ ăn, tôi thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ rửa tay có sự giám sát của côtrẻ ăn xong đánh răng, vệ sinh cá nhân mới vào ngủ.Khi trẻ ngủ dậy tôi không cho trẻ ra ăn ngay mà cho trẻ đi vệ sinh, sau đó cho trẻrửa tay, rửa mặt sạch sẽ cho tỉnh táo rồi sau đó mới ăn xế.Mỗi buổi chiều nêu gương cuối ngày, tôi thường xuyên chú trọng và đưa tiêu chí thiđua: “Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời cô, yêu thương bạn và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạchsẽ …”. Được các bạn trong lớp bầu chọn và nhất trí thì sẽ được cắm cờ.Tôi đã tạo môi trường vệ sinh trong lớp như: Vẽ những hình ảnh về chăm sóc- giáodục vệ sinh, quy trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng vui ngộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệsinh cá nhân.Làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, hình ảnh đẹp để tuyên truyền đếncác bậc phụ huynh và các cháu.4.Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường:Trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh và sức khỏe trẻ thơ nhằm rèn cho trẻ thói quenvệ sinh văn minh bền vững cho trẻ, trước hết giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyềnđể các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìnvệ sinh cá nhân cho trẻ. Trong buổi họp đầu năm tôi đã tổ chức tuyên truyền đến bậc phụhuynh bằng nhiều hình thức.12Tuyên truyền qua các hội thi: “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ” thành phần tham giahội thi có: cô giáo, cháu, phụ huynh, và các tổ chức xã hội cung tham gia, đây là bướcchuẩn bị quan trong để giúp cho phụ huynh xác định rõ tầm quan trọng, các yêu cầu phốihợp để thay đổi nhận thức và có hành vi phù hợp với nhiệm vụ của giáo viên ở từng lớpmẫu giáo. Tôi chọn cho lớp mình một đề tài mà mình thích phù hợp với đặc điểm tâmsinh lí lứa tuổi để xây dựng nội dung tuyên truyền cho phụ huynh- chủ yếu dưới dạng tiểuphẩm, thơ ca hò vè ngắn gọn để chuyển tải 4 nội dung:+Yêu cầu phối hợp của cha mẹ trẻ trong việc giáo dục chăm sóc vệ sinh cá nhân chotrẻ.+Tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện:(Quy trìnhrửa tay đúng thao tác)+Vì sao phải rửa mặt? Thao tác thực hiện?+Lợi ích của việc chăm sóc răng miệng? Thao tác chải răng.Các tên gọi của các tiểu phẩm cần dí dỏm, ngộ nghĩnh như: “Vì sao Bé rửa mặt, Đôi mắtcủa bé, Đôi bàn tay xinh xắn,…)Khi xây dựng tiểu phẩm cần chú ý trang phục cũng phải phù hợp theo đúng từng vaidiễn, nội dung cần ngắn gọn nhưng đầy đủ, lời thoại dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu,…nhằmlàm cho hội thi trở nên thiết thực và đạt hiệu quả cao. Tổ chức họp cha mẹ trẻ theochuyên đề: “Bố mẹ hãy cùng cô: Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ”Ví dụ ngay từ đầu năm học họp phụ huynh tôi kết hợp tuyên truyền nội dung: “Yêucầu phối hợp của cha mẹ trong việc chăm sóc cá nhân cho trẻ; tầm quan trọng cảu việcgiữ gìn vệ sinh đôi tay và thao tác thực hiện (Quy trình rửa tay đúng thao tác)”. “Vì saophải rửa mặt? Thao tác thực hiện?; Lợi ích cử việc chăm sóc răng miệng; thao tác chảirăng”13Chuẩn bị các điều kiện để cho trẻ biểu diễn kỹ năng thao tác rửa mặt, rửa tay…yêucầu các cháu phải nêu lên lợi ích cho bản thân khi thực hiện thường xuyên các thao tác vệsinh trên.Tham gia hội thi do nhà trường tổ chức: “Gia đình và sức khỏe trẻ thơ”cấp trường.Tuyên truyền thông qua góc tuyên truyền của nhà trường, các lớp, giờ đón và trả trẻ:Yêu cầu các lớp phải tuyên truyền với nội dung phong phú và phải thay đôỉ thườngxuyên, lựa chọn nội dung tuyên truyền phải hay, hấp dẫn, đẹp… thì tạo được sự chú ýcho phụ huynh.Ví dụ: những bài thơ câu truyện phải ngắn gọn phù hợp: “Vì sao bé phải rửa tay” hoặcnhững bệnh tật lây từ mắt, tay,…Qua các buổi đưa đón trẻ tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức trao đổivới phụ huynh những vấn đề mà trẻ hay mắc phải, “Trẻ không có thói quen rửa tay saukhi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đung quy trình, chải răng chưa đúng cách…quanhững lẩn trao đổi như vậy thì tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi, phụhuynh sẽ chú ý nhắc nhở cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng được thiết lập.Thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung,phương pháp hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc thân thể, tư đó hình thành thói quen thực hànhvệ sinh ở trẻ. Thực hiện tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ huynh của lớp: thực hiệnkhai thác triệt để tác dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền; sáng tạo các mô hình đi kèmvới nội dung tuyên truyền chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Ngoài ra, cần có đủđồ dùng, phương tiện đảm bảo cho việc chăm sóc vệ sinh trẻ. Những đồ dùng phươngtiện nên để đúng nơi quy định, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Nhấnmạnh vai trò nêu gương của người lớn trong gia đình, giúp trẻ được sống trong môi14trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó sẽhình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống.5.Phát dộng phong trào thi đua- khen thưởng đối với trẻ:Để có động lực thúc đẩy sự vui thích và tạo được nề nếp thói quen cho trẻ, tôi đãtham mưu với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp phát động phong trào thi đua vớicác tiêu chí cụ thể: “Bé chăm ngoan, sạch đẹp” nhằm rèn luyện vệ sinh cá nhân cho trẻ đểcuối năm có một món quà nhỏ trao tặng cho cháu nào thực hiện tốt nhất.III. Kết quả bài học và kinh nghiệm:Nhờ làm tốt công tác tự học tập bồi dưỡng, tuyên truyền đã tác đông đến nhận thứccủa các bậc phụ huynh mà các cháu đã dần dần hình thành có kĩ năng, kĩ xảo thực hiệnthao tác và cách chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ. Đến thời điểm này tôi thực sự vui mừng khithấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu, các cháu đã thật sự có thói quen giữ gìn vệ sinh cánhân. Trẻ biết rửa tay với xà phòng lúc tay bẩn và sau khi đi vệ sinh. Rửa mặt đúng quytrình…đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ, phòng chống ngănngừa được nhiều bệnh tật.Kết quả trên trẻ:- 90%- 95% trẻ có kĩ năng thao tác vệ sinh cá nhân, có hành vi văn minh và hiểu rõđược ích lợi của việc vệ sinh cá nhân.-100% trẻ có ý thức tốt việc làm của mình, tổ chức thực hiện thường xuyên cho trẻhoạt động vệ sinh cá nhân.- Đa số phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong các hoạt dộng và đặc biệt giúp côgiáo duy trì thói quen, kĩ năng thực hiện thao tác vệ sinh cho trẻ khi ở nhà.-Qua khám sức khỏe của trẻ tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về mắt, răng, miệng, da giảm rõrệt. Đầu năm là: 75% giữa năm là: 90%.15-Tỷ lệ sức khỏe: Đầu năm trẻ phát triển phát triển bình thường là: 98%; trẻ suy dinhdưỡng vừa là: 1,2%.-Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm nhiều so với đầu năm.*Bài học kinh nghiệm:Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản thân tôi rútra bài học kinh nghiệm sau:Chịu khó học hỏi, tham khảo sách báo, tạp chí mầm non, trên mang Internet,…Tựmình học tập chuyên môn của đồng nghiệp để nắm vững: phương pháp rèn luyện kĩ năng,phân tích nội dung bài dạy, cung cấp tri thức mới, phương pháp mới mà mình mới họcđược, mạnh dạn trao đổi đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp, biện pháp mới linhhoạt sáng tạo hơn. Đồng thời mạnh dạn áp dụng những phương pháp trong chương trìnhGDMN mới trong các tập san, chuyên đề mà bản thân tự nghiên cứu và được bồi dưỡng.Thực hiện đúng chương trình thời gian biểu, không cắt xén chưưong trình, báo cáokịp thời và trung thực. Phát huy năng lực của tổ trưởng chuyên môn, huy động giáo viêncó năng khiếu, nhiệt tình là đồ dung dạy học, đồ chơi phù hợp với chuyên đề cho toàntrường học tập và làm theo.Nâng cao chất lượng giảng dạy ở các môn học và các hoạt động như hoạt động góc,chăm sóc vệ sinh cá nhân, hoạt động ngoài trời, lao đông tự phục vụ.Tổ chức thực hiện thường xuyên hoạt động chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ.Kiểm tra nhắc nhở uốn nắn kịp thời các hoạt động thao tác của trẻ.Phối hợp các biện pháp thi đua khen thưởng để tạo hứng thú và nâng cao chất lượngchuyên đề.Giáo dục trẻ có ý thức tự chăm sóc phục vụ vệ sinh cá nhân là một việc làm phùhợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực góp phần giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện,trẻ sẽ trở thành những chủ nhân tương lai với cách sống văn minh, trí tuệ.16Trên đây là một số kinh nghiệm giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non đã đượcthực hiện, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót, kính mong hội đồngxem duyệt cùng đồng nghiệp góp ý, tôi xin chân thành cảm ơn.HOÀNG THỊ HƯƠNG LANGIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON 17/317