SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Krông Ana

Bạn đang xem

20 trang mẫu

của tài liệu “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Krông Ana”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ầm non 5-6 tuổi ” 
2.2.Thành công- hạn chế 
 * Thành công: 
Kích thích hứng thú của trẻ tham gia tích cực vào hoạt động rất thoải mái. Trẻ có sự tiến bộ trong cách ứng xử với môi trường thiên nhiên, thái độ học tập tích cực hơn. Trẻ tự tin hơn, khả năng hợp tác, khả năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, sự tò mò và khả năng sáng tạo, kỹ năng giữ an toàn cá nhân được tốt hơn 
* Hạn chế: 
Một số giáo viên và trẻ đôi lúc kỹ năng sống qua lời nói, việc làm đôi lúc còn hạn chế. Đồ dùng và môi trường hoạt động chưa phong phú.
2.3. Mặt mạnh- mặt yếu
* Mặt mạnh
Trẻ tham gia tích cực vui vẻ thoải mái mạnh dạn tự tin trình bày ý kiến 
 Trẻ có cơ hội để được trò chuyện, được thể hiện mình, được trình bày ý kiến về những suy nghĩ của trẻ một cách tự nhiên, giúp trẻ tự tin hơn trong các hoạt động
* Mặt yếu	
 Một số giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn non trẻ nên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế. 
Trường mầm non Krông Ana năm học 2015-2016 có 4 lớp lá, tổng số học sinh 121 cháu nhưng có một số cháu chưa qua lớp mầm và lớp chồi nên kỷ năng sống, chưa mạnh dạn, chưa tự tin trình bày ý kiến, kiến thức về ý thức tự giác còn hạn chế.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Dựa vào đặc điểm chung của chương trình mầm non mới trên cơ sở mọi hoạt động đều hướng đến trẻ, đặt trẻ là trung tâm để giải quyết vấn đề. Và nhu cầu bức thiết của trẻ hiện nay luôn có nhu cầu tìm hiểu sự vật sự việc một cách tự nhiên và chủ động. 
Qua nghiên cứu tài liệu học tập BDTX trong modun MN 29 giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non 
- Dưa trên tình hình thực tế môi trường sư phạm, tâm sinh lý của trẻ mầm non 5-6 tuổi, một số trẻ còn nhút nhát sống thụ động, chưa biết hợp tác với bạn khác.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề mà thực trạng mầ đề tài đặt ra.
* Ưu điểm: 
Nhìn chung đề tài tôi nghiên cứu có những mặt thuận lợi, mang đến những thành công nhất định.
- Giúp trẻ kỷ năng sống tự tin, kỷ năng sống hợp tác, kỷ năng sống tò mò, kỷ năng giao tiếp, giúp đội ngũ giáo viên và trẻ có một nhân cách, ý chí tình cảm và một số kỹ năng cơ bản để sống và làm việc tốt hơn sau này.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống chủ yếu được lồng ghép trong khi tổ chức các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày ở trường của bé. Ngoài ra, giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua các tình huống phát sinh trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Căn cứ Chương trình GDMN, giáo viên lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch giáo dục trong đó bao gồm cả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để triển khai thực hiện trong các chủ đề của năm học. Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải đảm bảo linh hoạt, nhẹ nhàng, phù hợp với từng hoạt động, từng tình huống cụ thể.
Giáo viên có kiến thức để truyền đạt cho trẻ, phải tham gia học hỏi, tìm kiếm tài liệu, tìm ra nhiều biện pháp mới để dạy trẻ
* Tồn tại: 
Bên cạnh những ưu điểm trên trong thời gian nghiên cứu đề tài tôi cũng gặp không ít vấn đề hạn chế, khó khăn và có mặt yếu kém như:
- Một số trẻ con nhà giàu hiếm muộn được mọi người trong gia đình cưng chiều, nâng niu người lớn làm tất cả mọi việc cho trẻ, không giáo dục trẻ đúng mực để trẻ tự do trong lời nói, việc làm, cư xử hành động.
- Cụ thể thực trạng khi chưa vận dụng biện pháp mới tôi đã thống kê bằng bảng sau: 
Kỹ năng sống
Tiêu chí đánh giá
Sự tự tin
– Trẻ biết được mình là ai, cả về trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác
Kỹ năng hợp tác
– Trẻ biết phân công công việc trong quá trình chơi với nhau, biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn, biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn, biết cảm thông và giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc.
Kỹ năng giao tiếp
– Trẻ biết diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, biết điều chỉnh giọng nói và sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, chăm chú lắng nghe người khác nói và chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện.
Kỹ năng xử lý tình huống
– Trẻ có những hành động ứng phó đúng với các tình huống xảy ra trong cuộc sống
Sự tò mò và khả năng sáng tạo
– Trẻ hứng thú học hỏi, khám phá, tìm tòi cái mới, hay đặt câu hỏi: Vì sao?
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
– Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghi sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, biết tránh xa những đồ vật và những nơi gây nguy hiểm
Dựa vào các tiêu chí của việc giáo dục trẻ một số kỹ năng sống cơ bản trên tôi đã tiến hành chỉ đạo giáo viên khảo sát trẻ đầu năm và thu được kết quả như sau:
STT
Kỹ năng sống
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
1
Tính tự tin
121
65
53
56
47
2
Kỹ năng hợp tác
121
60
49,6
61
50,4
3
Kỹ năng giao tiếp
121
65
49,6
61
47
4
Kỹ năng xử lý tình huống
121
55
45
66
55
5
Sự tò mò và khả năng sáng tạo
121
60
49,6
65
50,4
6
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
121
65
53
63
47
Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:
3.Giải pháp, biện pháp
a. Biện pháp chung
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế quản lý nhà trừơng, tôi đã thực hiện các biện pháp chung để giải quyết vấn đề như sau:
- Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ năng sống 
- Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non 
- Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ
- Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống
- Biện pháp tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỷ năng sống trong gia đình 
- Đề ra những biện pháp hướng dẫn giáo viên, giúp các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản
- Biện pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng.
- Tạo môi trừơng giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng sống
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
-Dựa vào Modun MN 39 giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non
-Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản than của mỗi người khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
-Giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện các tư duy tích cực hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trãi nghiệm.
3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
-Giúp trẻ nhận thức về bản thân: Sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường. Từ đó tìm ra cách thức thực hiện một số giải pháp, biện pháp sau:
Biện pháp1. Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ kỷ năng sống 
Đầu năm học, tôi tổ chức hội thảo về thực trạng và giải pháp ở đơn vị trong việc hưởng ứng phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục- Đào tạo phát động; qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hoá một cách tốt nhất. 
Biện pháp 2. Giúp giáo viên xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non: 
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . 
Biệp pháp 3. Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ:
+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. 
+ Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. 
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. 
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. 
Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa  hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Biện pháp 4. Xác định nhiệm vụ cơ bản và phân công trách nhiệm trong việc dạy trẻ kỹ năng sống
* Trách nhiệm của trường mầm non
- Ban giám hiệu trao đổi với giáo viên để xác định mục tiêu của trường, kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ và xây dựng kế hoạch năm học cho từng độ tuổi phù hợp với đặc điểm của chương trình.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức tốt các họat động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ theo thời gian biểu của nhà trường đã đưa ra.
- Tập huấn cho giáo viên về các kỹ năng làm việc với cha mẹ, tạo cơ hội, tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp giáo viên tăng cường phối hợp nhất quán với gia đình để dạy trẻ kỹ năng sống đạt hiệu quả. 
* Giáo viên có thể làm được gì để dạy kỹ năng sống cho trẻ?
- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống.
- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức các họat động giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ một cách thích hợp tuân theo một số quan điểm: Giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tim tòi, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tinh huống khác nhau. 
- Giáo viên cần giúp trẻ có được những mối liên kết mật thiết với những bạn khác trong lớp, trẻ biết chia sẻ chăm sóc, trẻ cần phải học về cách hành xử, biết lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình khi vào trong các nhóm trẻ khác nhau, giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. Điều này liên quan tới việc đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với mọi người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất là trong việc ăn uống để chúng ta không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ. 
- Thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huyng những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.
Biện pháp 5. Chỉ dẫn cho giáo viên và tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy trẻ các kỷ năng sống cơ bản.
- Trứơc hết, người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an tòan cho trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi 
Giáo viên cần tạo các tình huống chơi trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì đối với trẻ chơi trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc rèn kỷ năng 
sống cho trẻ. Trẻ lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. 
Ví dụ: Giáo viên có thể giới thiệu với trẻ về chữ cái và các con số thông qua các trò chơi đóng vai, các trò chơi xây dựng, các trãi nghiệm văn học và âm nhạc.
- Liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe 
- Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống như những giờ hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, hoặc đọc sách trẻ nghe trong giờ trưa đối 
với những trẻ khó ngủ. 
- Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ.
Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cô gái” giáo viên đặt những câu hỏi gợi mở như: Nếu là con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở tính tò mò thay đổi đoạn kết của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện v,v.
- Trong gia đình, cha mẹ luân phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình 
đều đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. 
- Khi còn nhỏ cha mẹ cần dành ra 15 phút / ngày để trò chuyện, đọc sách cho trẻ nghe các loại sách phù hợp với lứa tuổi. Khi trẻ có thể tự đọc được lúc đó việc đọc sách trở thành là niềm vui có giá trị và có ý nghĩa hơn giúp trẻ phát triển sự ham hiểu biết, tìm tòi phát triển nhân cách của trẻ. 
Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. 
Biện pháp 6. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong nhà trừơng 
Nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó có nội dung: Nhà trường cần tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Tổ chức Hội thi “Bé khỏe đẹp thẩm mỹ”
3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Giáo viên có lượng kiến thức phong phú. Biết cách xử lí tình huống. chú ý đến từng hành động nhỏ của trẻ, bao quát tốt để trả lời mọi câu hỏi và những thắc mắc của trẻ.
Môi trường quanh trẻ như trường, lớp, đồ dùng phục vụ cho hoạt động đa dạng, gần gũi kích thích tính học hỏi của trẻ.
3.4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ logic với nhau, đan xen và hỗ trợ cho nhau nhằm mục đích phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Các biện pháp trên có một giá trị khoa học tương đối quan trọng đối với việc áp dụng trên trẻ mầm non. Thông qua kết quả thực trạng tôi nhận thấy:
Cô giáo và người lớn luôn là tấm gương sáng trong mọi lời nói, việc làm và các cử chỉ hành vi và cũng là trung gian mang tính gợi mở đưa trẻ vào trung tâm tìm hiểu vấn đề từ đó trẻ được vận động thoải mái, trẻ vô tư nói lên những điều trẻ tò mò muốn khám phá, giúp phát triển toàn diện ở trẻ. 
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá trẻ như sau:
STT
Kỹ năng sống
Đầu năm
Cuối năm
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
1
Sự tự tin
Số lượng
65/121
56/121
121/121
0
Tỷ lệ
53%
47%
100%
0%
2
Kỹ năng hợp tác
Số lượng
60/121
61/121
118/121
3/121
Tỷ lệ
49,6%
50,4%
97.5%
2,5%
3
Kỹ năng giao tiếp
Số lượng
65/121
61/121
118/121
3/121
Tỷ lệ
49,6%
50,4%
97.5%
2.5%
4
Kỹ năng xử lý tình huống
Số lượng
55/121
66/121
109/121
12/121
Tỷ lệ
45%
55%
90%
10%
5
Sự tò mò và khả năng sáng tạo
Số lượng
60/121
65/121
113/121
8/121
Tỷ lệ
49,6%
50,4%
93.3%
6.7%
6
Kỹ năng giữ an toàn cá nhân
Số lượng
65/121
56/121
60/60
0
Tỷ lệ
53%
47%
100%
0%
Qua bảng khảo sát thấy chất lượng giáo dục bộ môn tăng rõ rệt chứng tỏ vận dụng các biện pháp mới đạt hiệu quả. 
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp nhà trừơng đạt được một số kết quả trong việc giáo dục trẻ mầm non các kỹ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau:
1. Kết quả trên trẻ:
- 100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, 
-100% trẻ 5 tuổi được rèn luyện khả năng sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao.
- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ; ngoài ra có 75% trẻ mẫu giáo được rèn luyện kỹ năng vận động tinh, kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động .
- 100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.
- 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
- 85% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua bảng đánh giá trẻ ở lớp sau mỗi giai đoạn, cuối độ tuổi và qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng trẻ đạt khá và tốt: Mạnh dạn tự tin: 88 %; kỹ năng hợp tác: 94%; kỹ năng giao tiếp 93,3%; phát âm rõ lời: 95%; tự lập, tự phục vụ: 93,6 %; lễ phép: 96%; kỹ năng vệ sinh: 93 %; kỹ năng thích khám phá học hỏi : 87 %; kỹ năng tự kiểm soát bản thân: 85 %
- Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 98% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự xếp chén, tô, muỗng .trong các giờ ăn, biết tự phục vụ bản thânkhi uống sữa học đường cho cô giáo làm đồ chơi, biết phân công trực nhật sắp xếp bàn ăn, tự xếp nệm trước và sau khi ngủ ... 
2. Kết quả