SBU là gì? Chiến lược kinh doanh sbu cho doanh nghiệp 2023
Mục Lục
SBU là gì? Chiến lược kinh doanh Strategic Business unit 2023
By
Võ Tuấn Hải
–
Lượt xem : 10977
Ngày đăng:
/ Ngày cập nhật:
SBU là gì? Một khái niệm còn khá mới lạ ở Việt Nam, tuy nhiên, nếu là người hoạt động kinh doanh thì chắc hẳn bạn đã được nghe nhắc đến thuật ngữ này rồi. Bài viết dưới đây Chuyengiamarketing sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức vấn đề này và cách áp dụng hiệu quả chiến lược này vào kinh doanh.
Dịch vụ tham khảo:
1. Tư vấn chiến lược marketing hiệu quả
2. Chuyên gia marketing-Võ Tuấn Hải
3. Phòng marketing thuê ngoài tốt nhất
4. Dịch vụ đào tạo marketing inhouse
SBU LÀ GÌ?
SBU là gì? Là thuật ngữ rút gọn của Strategic Business Unit, có nghĩa là đơn vị kinh doanh chiến lược ( ĐVKDCL).
Bạn có thể hiểu cách đơn giản rằng SBU gần giống như một công ty con được đầu tư bằng nguồn vốn của tập đoàn mẹ, nhưng SBU có bộ phận quản lý độc lập, có tầm nhìn riêng, nhiệm vụ, trách nhiệm và mục tiêu riêng, tất cả đều khác biệt hoàn toàn với hoạt động kinh doanh tập đoàn mẹ.
Ngoài ra, SBU cũng có thể là một bộ phận kinh doanh, một dòng sản phẩm một bộ phận hoặc thậm chí là một sản phẩm, nhãn hiệu cụ thể , nhắm đến nhóm khách hàng cụ thể hoặc một vị trí địa lý (khu vực) nào đó.
Ví dụ:
Unilever là tập đoàn đa sản phẩm đã sử dụng đơn vị kinh doanh chiến lược để quản lí doanh nghiệp.
Apple sử dụng SBU, dưới một hình thức khác, Apple là một công ty “4 trong 1”, bao gồm:
• SBU phát triển phần mềm.
• SBU phát triển phần cứng.
• SBU quản lý dịch vụ ( iTunes hay iCloud ).
• SBU bán lẻ ( phân phối sản phẩm).
Về cơ bản, các đơn vị kinh doanh chiến lược hoạt động theo nguyên tắc quản lí vi mô-chia nhỏ nhiệm vụ.
Đây là nguyên nhân chính để chuyển đổi một sản phẩm, thương hiệu, hoặc một bộ phận công ty thành một SBU, hoặc biến chúng trở thành một phần của ĐVKDCL riêng biệt.
Mục tiêu chính của các SBU là gì? Nó là việc làm để tạo ra giải pháp giải quyết vấn đề kế hoạch cho cả tập đoàn, chứ không đơn giản chỉ giải quyết bài toán lợi nhuận như những doanh nghiệp bình thường khác, vì thế, nó được liệt vào mảng chiến lược tổng thể của tập đoàn mẹ.
Dịch vụ tham khảo:
1. Dịch vụ marketing online trọn gói tốt nhất
2. Dịch vụ Business Coaching
3. Tư vấn lập kế hoạch marketing tốt nhất
4. Marketing trọn gói tốt nhất
TẠI SAO SBU LẠI QUAN TRỌNG VỚI DOANH NGHIỆP
Những lý do làm cho Strategic Business Unit trở nên quan trọng với việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
1. Giải pháp cho vấn đề tổ chức doanh nghiệp
Nguyên tắc đặc biệt lưu ý đầu tiên để có thể quản lí thời gian hiệu quả chính là Tổ Chức doanh nghiệp độc lập. Chủ công ty không thể bỏ qua việc nhìn rõ tổ chức của mình.
Nếu phạm phải sai lầm trong quá trình tổ chức, bạn không thể đưa ra kế hoạch cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ, cũng như không thể có đủ thời gian để sáng tạo và đổi mới doanh nghiệp, bởi vì toàn bộ quỹ thời gian của bạn đã được dùng để xử lí công việc hiện tại, chứ không phải để nghiên cứu việc phát triển, mở rộng
Nếu áp dụng SBU bằng cách phân sản phẩm thành từng đơn vị kinh doanh chiến lược độc lập, người quản lý từng sản phẩm sẽ tự tổ chức bộ phận kế toán, marketing, kinh doanh sao cho tối ưu với từng sản phẩm.
2. SBU giải quyết vấn đề quản lý
Như đã biết, việc tổ chức doanh nghiệp đúng đắn giúp bạn quản lí mọi thứ đơn giản hơn, SBU là gì? Là giải pháp tối ưu nhất. Để hình dung rõ hơn tầm quan trọng của đơn vị kinh doanh chiến lược hãy nhìn vào các doanh nghiệp hàng đầu như HUL và P&G.
Là một trong những tập đoàn đa sản phẩm, sở hữu ít nhất 30 sản phẩm khác nhau. Tùy từng thời điểm, mỗi sản phẩm đều đòi hỏi nguồn nhân lực, chi phí, tầm nhìn khác nhau, vậy nên cần phải quản lý chuyên sâu hơn cho từng cá thể.
3. Hỗ trợ hoàn thiện quá trình STP
STP marketing là từ viết tắt của ba giai đoạn quan trọng với mỗi công ty, bao gồm: phân khúc thị trường (segmentation), xác định thị trường mục tiêu (targeting) và định vị thị trường (positioning)
Mối quan hệ của SBU và STP marketing là gì?
Một sản phẩm có thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đã nhắm đúng và định vị đúng phân khúc thị trường hay chưa, hiểu đơn giản là phụ thuộc vào kết quả từ STP marketing.
Vấn đề nan giải ở đây là ngay cả với 1 sản phẩm duy nhất, thì khối lượng công việc phải làm đã cực kì lớn gồm: Tương tác với thị trường, nhận phản hồi, sau đó xác định thị trường, cuối cùng là định vị thị trường…
Trong khi có 30 sản phẩm cần quản lý cùng một lúc thì sao? Việc này là bất khả thi với 1 phòng marketing. Vì vậy, chia mỗi sản phẩm thành một SBU giúp doanh nghiệp quản lý từng sản phẩm ứng với từng phân khúc thị trường cách hiệu quả.
4. Giúp phân bổ đầu tư vào từng sản phẩm hợp lý
Đầu tư bao nhiêu chi phí vào mỗi đơn vị kinh doanh chiến lược là thích hợp? Ma trận BCG là câu trả lời rõ ràng và chi tiết cho các khoản đầu tư vào SBU. Trong BCG, SBU được chia theo thị phần và tỉ lệ tăng trưởng thị trường, do đó, bằng cách sử dụng ma trận BCG, chủ doanh nghiệp có thể ra quyết định cách khách quan về tài chính cho từng danh mục sản phẩm.
5. Đánh giá tỷ lệ lợi nhuận
Bằng cách chia sản phẩm thành các đơn vị kinh doanh chiến lược , ta sẽ có được cái nhìn toàn diện về tổ chức, tầm nhìn, và đặc biệt hữu ích trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính, cũng như theo dõi chi tiết các khoản đầu tư, lợi nhuận thu về từ mỗi SBU, từ đó dễ quản lý lợi nhuận toàn doanh nghiệp.
Khi nói về mặt lợi nhuận, mỗi sản phẩm được nhắm đúng từng nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt và phân khúc thị trường chắc chắn sẽ mang lại khả năng sinh lời cao hơn là áp dụng chiến thuật sản phẩm cách đại trà cho toàn bộ sản phẩm.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SBU MARKETING
1. Sử dụng sbu trong ma trận BOSTON
Ma trận Boston ( ma trận chia sẻ tăng trưởng) là công cụ lập kế hoạch doanh nghiệp, sử dụng để mô tả danh mục đầu tư thương hiệu của tập đoàn mẹ hoặc SBU riêng biệt trên góc phần tư dọc theo trục thị phần tương đối (là trục ngang) và tốc độ tăng trưởng thị trường (là trục dọc).
Mục tiêu ma trận Boston là xác định những yêu cầu về vốn đầu tư và những nơi có thể tạo ra nguồn đầu tư ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong cơ cấu kinh doanh doanh nghiệp. Phương pháp gồm có ba bước:
• Xác định các lĩnh vực và SBU là gì, đánh giá triển vọng và tương lai của chúng.
• Dựa vào sơ đồ phân loại và sắp xếp các đơn vị kinh doanh nhỏ trên ma trận.
• Xây dựng các mục tiêu chiến lược cho từng loại SBU.
Có bốn góc phần tư phân loại:
Góc phần tư thứ nhất – Dogs
Dogs giữ thị phần thấp so với các đối thủ cạnh tranh và hoạt động trong một thị trường có tốc độ tăng trưởng chậm. Không đáng để đầu tư vì chúng tạo ra lợi nhuận tiền mặt thực tế thấp hoặc âm. Tuy nhiên, một số dogs có thể có lợi nhuận trong thời gian dài, chúng có thể giúp việc phối hợp cho các thương hiệu, các SBU, hoặc hành động bảo vệ để chống lại các đối thủ trong ngành.
Chiến lược có thể lựa chọn cho góc phần tư này: Thay thế, thoái vốn, thanh lý
Góc phần tư thứ hai – Cash cows
Cash cows là những thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ có lợi nhuận cao nhất và nên cung cấp càng nhiều tiền mặt càng tốt. Tiền mặt kiếm được từ những SBU này nên sử dụng để đầu tư vào góc phần tư thứ ba nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng hơn nữa của SBU này.
Chiến lược có thể lựa chọn cho góc phần tư này: Phát triển sản phẩm, đa dạng hóa, và thoái vốn-thoái lui
Góc phần tư thứ ba – Stars
Các ngôi sao hoạt động trong ngành công nghiệp tăng trưởng cao và duy trì thị phần rất tốt. Là những đơn vị chính mà công ty mẹ nên đầu tư tiền, bởi vì các SBU này được kỳ vọng sẽ trở thành cash cows và tạo ra dòng tiền dương.
Nhưng không phải tất cả các ngôi sao đều trở thành dòng tiền. Vì có thể sẽ bị vượt bậc bởi đối thủ hoặc bị lạc hậu do sự phát triển quá nhanh của xã hội
Chiến lược có thể lựa chọn cho góc phần tư này: Tích hợp dọc-tích hợp ngang, thâm nhập thị trường-phát triển thị trường và phát triển sản phẩm.
Góc phần tư thứ ba – Question marks
Question marks là những thương hiệu, sản phẩm đòi hỏi bạn phải xem xét kỹ lưỡng hơn. ĐVKDCL này có trách nhiệm với những việc như: Nắm giữ thị phần thấp trong các thị trường tăng trưởng nhanh, tiêu thụ lượng tiền mặt lớn và thua lỗ lợi nhuận. Có tiềm năng để giành thị phần và trở thành ngôi sao, cash cows.
Chiến lược có thể lựa chọn cho góc phần tư này: Thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, và thoái vốn.
2. Sử dụng sbu trong ma trận ADL
Ma trận ADL (viết tắt tên công ty phát triển Arthur D. Little), có hai nhân tố chính: Vị thế cạnh tranh (Competitive Position) và Quá trình trưởng thành ngành (Industry Maturity). Sự kết hợp hai nhân tố này có tác dụng thúc đẩy quá trình ra quyết định của công ty.
Ma trận ADL thường sử dụng để phát triển chiến lược cho các đơn vị kinh doanh.
Chu trình ADL gồm 4 bước:
• Phân loại: Phân loại tất cả những mảng công việc của công ty vào những SBU
• Định vị: Xác định vị trí những SBU trong ma trận.
• Đánh giá: Đánh giá hiện trạng nền công nghiệp mà mỗi SBU hoạt động bên trong đó.
• Quyết định: Ra quyết định cuối cùng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Xây dựng chiến lược marketing
2. Chiến dịch digital marketing hiệu quả
3. Tìm hiểu mô hình aida trong marketing
4. Chiến lược b2b là gì?
CASE STUDY PHÂN TÍCH SBU CỦA SAMSUNG
Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết SBU của Samsung, ma trận Boston để hiểu rõ hơn về tác dụng của “ĐVKDCL” và giúp bạn dễ hình dung ra cách thức sử dụng của nó trong thực tiễn.
Dấu hỏi:
Xem xét hiệu suất tất cả các sản phẩm mà Samsung đang cung cấp, Máy in Samsung là một trong những SBU vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa tạo đc vị trí quan trọng. Như vậy có thể đặt trong góc phần tư Câu hỏi Ma trận BCG của Samsung. Cạnh tranh cao và thị phần nhỏ của sản phẩm này trong ngành là lý do nó nằm trong góc phần tư này.
Ngôi sao:
Các SBU có thị phần cao của Samsung là điện thoại di động, Tab và kinh doanh TiVi
Điện thoại di động: Samsung Galaxy và Note Series được khách hàng đánh giá cao và có lượng khách hàng trung thành riêng. Để duy trì thị phần của đơn vị kinh doanh chiến lược này và tránh sự cạnh tranh, Samsung liên tục cho ra mắt điện thoại thông minh mới với các tính năng và thiết kế mới.
TiVi Samsung: TiVi LED và OLED Samsung đang là SBU có được lực kéo tốt từ thị trường toàn cầu và có thể được coi là Ngôi sao của Doanh nghiệp.
Bò sữa:
SBU: Thiết bị gia dụng Samsung là SBU thuộc loại bò sữa cho công ty bao gồm Samsung AC, Tủ lạnh, Máy giặt và Thiết bị nấu ăn.
Thiết bị gia dụng Samsung hiện tại đã trở thành một cái tên quen thuộc và đại diện cho chất lượng và sự tin cậy của doanh nghiệp. Samsung đã có thể giành được thị phần tốt trên phân khúc khác nhau và có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai nhờ SBU này.
Chó mực:
Với mục đích phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của thế giới kỹ thuật số, Samsung cho ra mắt sản phẩm Smartwatch Samsung Samsung nhưng sản phẩm đã không đạt được thành công như mong đợi. Không thể cạnh tranh lại Apple và SBU này đã sụp đổ.
Kết luận
Đến đây, có lẽ bạn đã nắm rõ khái niệm cơ bản SBU là gì, ứng dụng của nó với doanh nghiệp đa sản phẩm, nhưng đây chỉ là những kiến cơ bản nhất. Trên thực tế, đơn vị kinh doanh chiến lược có thể áp dụng bằng nhiều cách khác nhau, kể cả doanh nghiệp có kinh doanh một sản phẩm nhưng nhiều dòng khác nhau vẫn có thể quản lí lợi nhuận bằng SBU, hãy thử áp dụng khái niệm này vào công ty của mình và kiểm chứng hiệu quả của nó.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
1. Tìm hiểu marketing du kích
2. Khóa học ma trận marketing
3. Giải pháp marketing online
4. Chiến dịch green marketing