SAU KHI CHUYỂN PHÔI – CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ NGHỈ NGƠI CẦN LƯU Ý GÌ? – Bệnh Viện Nam Học Hiếm Muộn Việt-Bỉ

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Một trong những giai đoạn quan trọng nhất và ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của IVF là giai đoạn sau khi chuyển phôi. Và vấn đề được hầu hết các cặp vợ chồng quan tâm đó là sau chuyển phôi nên ăn gì để phôi bám tốt? Bài viết dưới đây sẽ cho quý bệnh nhân một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi sau khi chuyển phôi nhé.

  1. Chế độ dinh dưỡng

Sau chuyển phôi chính là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình
thụ tinh trong ống nghiệm, giai đoạn này cần rất nhiều dinh dưỡng nhằm hỗ trợ
quá trình cấy ghép của phôi vào tư cung cũng là nền tảng ban đầu cho những bước
phát triển của thai thai sau nhi.

1.1. Chất béo không bão hòa

Theo nghiên cứu tại Hiệp hội Châu Âu về Sinh sản và Phôi học đã chỉ ra rằng: ăn nhiều thức ăn chứa
chất béo không bão hòa đơn giúp tăng 3 đến 4 lần cơ hội có con đối với những
người phụ nữ đang chữa trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
IVF.

Trong thời gian này, do phải uống nhiều loại thuốc và điều trị
liên tục nên sẽ khiến cơ thể, đặc biệt là bao tử và đường ruột của các mẹ yếu
hơn so với bình thường. Vì thế việc cung cấp các chất béo không bão hòa như
hạnh nhân, hạt điều, đậu hà lan, dầu đậu phộng, bơ tươi, thịt nạc,…là đều vô
cùng tốt cho quá trình thụ thai.

Tuy nhiên, lượng chất béo cơ thể có thể tiêu thụ ở mỗi người là
khác nhau, nên bạn không nên lạm dụng quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng cho
phôi.

1.2. Ăn uống đủ chất

Sau chuyển phôi, để bảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, mẹ nên
ăn các loại thực phẩm sạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mẹ cũng không thể bỏ qua một số chất sau
trong chế độ dinh dưỡng của mình.

– Axit folic là một loại chất cần thiết cho sự phát triển và phân
chia tế bào, không thể thiếu trong quá trình hình thành của tế bào máu. Nếu
không được bổ sung đầy đủ axit folic có thể gây sảy thai, ảnh hưởng ống thần
kinh hay bệnh hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh… Axit folic có nhiều trong các loại hạt (hạt hướng dương,
hạnh nhân, đậu phộng), các loại rau ăn lá màu xanh đậm, trái cây họ cam quýt
(đu đủ, cam, bưởi, dâu tây…), măng tây, các loại đâu (đậu lăng, đậu đen, đậu
xanh…), bơ, lòng đỏ trứng…

– Chất đạm từ các nguồn thực phẩm hàng ngày như trứng, thịt, cá,
các loại đậu… Trong đó, cá là một trong những nguồn đạm tốt nhất, mẹ nên ăn 2-3
bữa cá/tuần.

– Chất sắt – thành phần không thể thiếu giúp cơ thể mẹ giảm thiếu
tối đa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Sắt có thể tìm thấy
trong những loại động vật thân mềm (sò, hàu, ốc, điệp…), gan (gan bò, gan
ngỗng, gan gà, gan lợn), ngũ cốc, hạt bí ngô, chocolate đen, bột ca cao, các
loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu)..

– Canxi: các mẹ nên uống sữa hoặc tiêu thụ các chế phẩm từ sữa 4
lần mỗi ngày sẽ giúp cung cấp khoảng 1.000mg canxi.

Dinh dưỡng tốt cho quá trình sau khi chuyển phôi. (Nguồn ảnh Internet)

1.3. Ăn nhiều rau xanh

Rau được ví như “thực phẩm kỳ diệu” vì chứa tất cả các chất dinh
dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể như khoáng chất, vitamin, chất cơ, sắt,
canxi… Nhất là đối với các mẹ
sau khi chuyển phôi, rau xanh càng không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng khoa
học. Một số loại rau mà các mẹ nên bổ sung trong giai đoạn này như:

– Rau: Một số cái tên cho loại rau này được kể đến như rau cải
ngọt, rau cải xanh, rau muống, rau mồng tơi, rau dền, xà lách. Ngoài ra, bạn nên bổ sung một số loại rau ăn
quả như bí xanh, bí đỏ, ớt chuông, cà chua. Hoặc một số loại  củ như: khoai lang, cà rốt, củ sen,…là
thực phẩm an toàn và tốt nhất cho các mẹ.

1.4. Các loại trái cây

Trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ và các vitamin, bổ
sung trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức
khỏe.

– Cam: Với hàm lượng vitamin C cao, cam có khả năng tăng cường
miễn dịch cho cả mẹ và bé.

– Bơ: Chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin
B, C, kali, folat,…rất tốt cho các mẹ sau khi chuyển phôi. Bên cạnh đó, bơ
còn chứa một lượng chất béo giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ được các chất dinh
dưỡng khác.

– Đu đủ chín: có rất nhiều canxi, vitamin A, vitamin C,
sắt,…giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi rất tốt. Điều đặc biệt là loại
trái này không có nhiều tinh bột nên khi các mẹ ăn cũng không làm ảnh hưởng đến
cân nặng.

– Táo: Bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất như axit
maclic, tannin…  Các mẹ nên ăn táo vào sau các bữa ăn để giúp bổ sung
dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể.

– Lựu: Khi ăn lựu, các mẹ bầu sẽ hạn chế được các tình trạng
như chóng mặt, mệt mỏi, thiếu máu sau khi chuyển phôi. Ngoài ra, lựu còn là
loại quả hỗ trợ lưu thông máu rất tốt cho cơ thể.

– Kiwi: Đây được xem như một “loại quả vàng” cho sức khỏe các
mẹ bầu. Loại quả này có hơn 80 dưỡng chất có lợi cho mẹ và bé, đặc biệt hàm
lượng axit folic rất cao giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây dị tật bẩm
sinh cho trẻ.

(Nguồn ảnh Internet)

2. Chế độ nghỉ ngơi

 Sau
khi chuyển phôi, nhiều bà mẹ đã tránh hoặc ngừng tập thể dục vì họ sợ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ
thai. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, việc nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường là
không nên.

Tuy nhiên, sản phụ cũng không nên thực hiện bất kỳ việc gì như làm
việc nặng nhọc hoặc thể dục quá sức, điều quan trọng là cần giữ cho việc lưu
thông máu trong cơ thể diễn ra tốt để nuôi dưỡng thai nhi nên sản phụ không nên
nằm hoặc ngồi nhiều. Duy trì thói quen sinh hoạt bình thường cũng rất quan
trọng để giữ cho tâm lý của sản phụ ổn định sau khi chuyển phôi.

 Các mẹ nên tránh lên xuống cầu thang và di chuyển nhiều, làm
việc nhẹ nhàng, tránh bê vác nặng. Luôn giữ tâm trạng thoải mái, không được tự
tạo áp lực cho bản thân. Đặc biệt cũng kiêng quan hệ vợ chồng sau khi chuyển
phôi cũng như việc kích thích co bóp tử cung. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến
thai nhi.

Hy vọng những thông tin
trên đã giúp các mẹ bầu có thêm kiến thức để bổ sung vào cẩm nang mang bầu của
mình.

Chia sẻ bài viết

  •  
  •