Rút tiền thẻ tín dụng là gì? Lãi phí rút tiền thẻ tín dụng bao nhiêu?

Rút tiền thẻ tín dụng là gì? Lãi phí rút tiền thẻ tín dụng bao nhiêu?

Rút tiền thẻ tín dụng là gì? Có nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng không? Tham khảo mức phí rút tiền và lãi suất rút tiền thẻ tín dụng tại các ngân hàng hiện nay!

1. Rút tiền thẻ tín dụng là gì?

Rút tiền thẻ tín dụng là hình thức mà khách hàng tiến hành rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại cây ATM hoặc tại quầy ngân hàng (thay vì rút tiền qua thẻ thanh toán như thông thường). Số tiền này sẽ được tính thành dư nợ trong tháng. Tuy nhiên, khác với việc chi tiêu bằng cách quẹt thẻ, không mất phí nếu thanh toán dư nợ đúng hạn, khách hàng rút tiền mặt sẽ phải trả một khoản phí rút tiền cho ngân hàng đồng thời chịu lãi suất cho khoản tiền mặt đã rút này ngay tại thời điểm rút tiền.

Có thể rút bao nhiêu tiền từ thẻ tín dụng?

Thông thường, người tiêu dùng có thể rút tối đa 50 – 70% hạn mức tín dụng của thẻ. Con số này có thể thấp hơn nếu thẻ của bạn được cấp mà không có tài sản đảm bảo.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Họ và tên

Số điện thoại

Tôi đồng ý với điều khoản và điều kiện của Tima

Bạn chưa chọn gói vay!

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

500,000++ người vay thành côngTIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

2. Có nên rút tiền thẻ tín dụng không?

rút tiền mặt thẻ tín dụng

Có nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng không?

Nên hay không rút tiền mặt từ thẻ tín dụng? Hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của loại dịch vụ này:

2.1. Ưu điểm

  • Dễ dàng rút tiền từ thẻ tín dụng tại ATM

Với tấm thẻ tín dụng trong tay, khách hàng có thể dễ dàng rút tiền mặt tại bất kỳ cây ATM nào trên toàn quốc. Cách thức rút tiền mặt qua ATM không khác so với rút tiền bằng thẻ thanh toán Debit.

  • Một cách thức vay tiền mà không cần giấy tờ, thủ tục

Đây được xem là một cách thức vay vốn ngân hàng, nhưng người vay không cần chuẩn bị bất cứ loại giấy tờ gì, cũng không cần phải thông qua các thủ tục vay phức tạp, chỉ cần cầm thẻ ra cây ATM rút tiền, bạn sẽ nhận được khoản tiền mặt tối đa đến 70% hạn mức thẻ.

  • Một hình thức cứu cánh khi đang cần tiền gấp

Nếu bạn đang cần tiền gấp nhưng không có sẵn tiền mặt trong người thì dịch vụ rút tiền chắc chắn là một hình thức hỗ trợ tài chính kịp thời ngay, nhanh chóng, rút được tiền ngay tại thời điểm có nhu cầu mà không cần bất cứ giấy tờ, thủ tục nào.

2.2. Nhược điểm

Tuy dễ dàng, tiện lợi nhưng cũng có một số nhược điểm nhất định sau:

  • Phí rút cao

Khác với rút tiền qua thẻ thanh toán debit, người dùng thường không mất phí hoặc chỉ mất chi phí rất thấp từ 1000VNĐ – 10.000VNĐ (nếu rút tiền liên ngân hàng), chi phí rút tiền rất cao, thông thường dao động cho một lần giao dịch là: 2% – 4% trên số tiền rút từ thẻ, tùy theo hạng  và theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ. Như vậy, số tiền rút càng lớn, phí rút tiền càng cao.

Ví dụ: Bạn cần rút 10.000.000 VNĐ, phí rút tiền áp dụng là 4%. Khi đó, bạn cần phải trả khoản phí rút tiền là: 4% x 10.000.000 = 400.000 VNĐ.

Bên cạnh đó, một số loại thẻ còn có quy định về phí rút tiền mặt tối thiểu. Ví dụ, ngân hàng quy định phí rút tiền tối thiểu là 50.000 VNĐ, khi đó nếu phí rút của bạn nhỏ hơn 50.000VNĐ, bạn vẫn phải trả cho ngân hàng 50.000VNĐ. 

  • Rút tiền mặt thẻ tín dụng phải trả lãi suất rất cao

Thông thường, với các giao dịch mua sắm, khách hàng hoàn toàn có thể tiêu dùng trước trả sau và hưởng thời gian miễn lãi nhất định theo quy định của ngân hàng, dao động trong 45 – 55 ngày (bao gồm Thời gian tối đa chốt sao kê + Thời gian ân hạn). Tuy nhiên, với dịch vụ rút tiền, khách hàng cần trả lãi cho ngân hàng tính từ thời điểm rút tiền, mức lãi suất dao động từ 1,5% – 3%/tháng tương đương 18% – 36%/năm, đây là mức lãi suất không hề thấp chưa kể đến chi phí rút tiền. 

Như vậy, để sử dụng tiền từ thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải tốn một khoản chi phí khá lớn. Đây là điểm bất lợi lớn nhất của dịch vụ Rút tiền.

  • Không thể rút hết tiền mặt trong thẻ

Khách hàng chỉ có thể rút tối đa đến 70% hạn mức, tuy nhiên với thẻ không có tài sản đảm bảo, con số này còn thấp hơn, dao động từ 30 – 50% hạn mức của thẻ. Do đó, khi rút tiền, người dùng thông thường không thể nhận được khoản tiền lớn như khi đi vay vốn.

>>> Gợi ý xem thêm: Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Cách đáo hạn thẻ tín dụng ngân hàng nhanh – uy tín

 

3. Hướng dẫn cách rút tiền từ thẻ tín dụng

Thủ tục rút tiền rất đơn giản, chỉ cần có thẻ là rút được tiền, không cần chuẩn bị bất cứ giấy tờ hồ sơ nào. Khách hàng có thể tham khảo hai cách rút tiền sau:

Cách 1: Rút tiền từ cây ATM

Cách rút tại ATM tương tự như rút tiền từ thẻ thanh toán thông thường, người dùng chỉ cần thực hiện theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Nhét thẻ vào khe đọc thẻ trên cây ATM

  • Bước 2: Nhập mã PIN của thẻ tín dụng (Dãy số ngân hàng cấp cho khi mở thẻ)

  • Bước 3: Nhập số tiền bạn muốn rút

  • Bước 4: Nhấn chọn “Rút tiền” và nhận lại thẻ. Lưu ý tuyệt đối không quên thẻ ở khe đọc thẻ. Do đây là loại thẻ có thể giao dịch mà không cần mã PIN nên tiền của bạn có thể dễ dàng bị đánh cắp trong trường hợp làm mất thẻ.

Cách 2: Rút tiền qua tổng đài ngân hàng

Khách hàng có thể rút tiền bằng cách liên hệ trực tiếp với tổng đài hỗ trợ của ngân hàng phát hành thẻ và đăng ký, nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ giải ngân vào tài khoản thẻ thanh toán cho bạn. 

Cách 3: Rút tiền tại quầy

Khách hàng có thể cầm thẻ tín dụng ra các Phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng phát hành thẻ để rút tiền mặt tại các quầy tư vấn.

4. Phí rút tiền mặt thẻ tín dụng tại các ngân hàng hiện nay

Phí rút tiền thẻ tín dụng

Phí rút tiền mặt thẻ tín dụng đang được các ngân hàng áp dụng

Tham khảo mức phí rút tiền mặt thẻ tín dụng tại các ngân hàng qua cây ATM (cùng ngân hàng/khác ngân hàng) và tại quầy giao dịch của ngân hàng (POS):

– Ngân hàng Agribank:

  • ATM Agribank: 2% số tiền giao dịch, tối thiểu 20.000 VNĐ 

  • ATM ngân hàng khác: 4% số tiền giao dịch, tối thiểu 50.000 VNĐ

  • Tại quầy chi nhánh: 2% số tiền giao dịch tối thiểu 20.000 VNĐ 

– Ngân hàng Vietinbank:

  • Tại ATM (bất kể ngân hàng): 5% tối thiểu 45.454 VNĐ (thẻ nội địa) và 3,64% tối thiểu 50.000 VNĐ (thẻ quốc tế)

  • Tại quầy chi nhánh ngân hàng: 1,82% tối thiểu 50.000 VNĐ

– Ngân hàng Techcombank:

  • Mức phí rút tiền chung cho các loại thẻ tín dụng là: 4% tối thiểu 100.000 VND

– Ngân hàng Vietcombank:

  • Tại ATM: 4% tối thiểu 50.000 VNĐ (trong nước) và 6% tối thiểu 50.000 VNĐ (ngoài nước)

  • Tại quầy: Miễn phí tại chi nhánh phát hành thẻ, 4% tối thiểu 50.000 VNĐ tại chi nhánh khác

– Ngân hàng VPBank: 

  • Mức phí rút tiền mặt chung (tại ATM và quầy): 4% tối thiểu 100.000 VNĐ

  • Riêng với thẻ tín dụng VPBank Number 1 phí rút tiền là miễn phí

– Ngân hàng TPBank

  • Mức phí rút tiền mặt chung (tại ATM và quầy) cho các loại thẻ là: 4,4% tối thiểu 110.000 VNĐ

– Ngân hàng BIDV

  • Thẻ hạng Infinite: 4% tiền ứng, tối thiểu 50.000 VNĐ

  • Thẻ hạng bạch kim: 3% tiền ứng, tối thiểu 50.000 VNĐ

  • Thẻ hàng vàng: 2% tiền ứng, tối thiểu 25.000 VNĐ

  • Thẻ hạng chuẩn: 3% tiền ứng, tối thiểu 50.000 VNĐ

– Ngân hàng HSBC: 

  • Phí rút tiền áp dụng chung cho ATM và quầy của các loại thẻ là: 4% tiền ứng, tối thiểu 50.000 VNĐ

  • Ngoài ra, khách hàng có thể phải chịu phụ phí khi rút tại ATM ngoài HSBC (tùy theo điều kiện của từng ngân hàng), Với các giao dịch tại nước ngoài, sẽ thêm phụ phí 3 – 3,49% trên khoản tiền ứng

– Ngân hàng VIB: 

  • Phí rút tiền mặt tại VIB áp dụng cho cả ATM và tại quầy của tất cả các thẻ là 4% tiền ứng, tối thiểu 100.000 VNĐ

  • Riêng với VIB Financial Free phí áp dụng là 4% tiền rút, tối thiểu 80.000 VNĐ.

– Ngân hàng MSB: 

  • Chi phí cho mỗi lần rút tiền của MSB là 4% trên số tiền rút (tối thiểu 50.000 VNĐ)

  • Riêng với loại thẻ siêu miễn phí MSB Mastercard có chính sách miễn phí rút tiền mặt trọn đời

– Ngân hàng OCB

  • Phí rút của OCB cho tất cả các loại thẻ là 4% tiền rút (tối thiểu là 100.000 VNĐ)

  • Hạn mức rút tiền tại OCB khá cao, tối đa 80 – 100% hạn mức của thẻ

– Ngân hàng MB: 

  • Phí rút tiền MB tại ATM MB Bank: 3% số tiền giao dịch (Tối thiểu 50.000 VNĐ)

  • Phí rút tiền mặt MB tại ATM ngân hàng khác là: 4% số tiền giao dịch + Phí ngân hàng thanh toán thu (Tối thiểu 50.000 VNĐ)

– Ngân hàng Shinhan

  • Thẻ tín dụng Shinhan rút tiền mặt tại ATM cùng ngân hàng có là: 2% tiền rút (Tối thiểu 50.000 VNĐ, tối đa 999.000 VNĐ)

  • Phí rút tiền mặt Shinhan tại ATM khác ngân hàng là: 4% số tiền rút (Tối thiểu 50.000 VNĐ, tối đa 999.000 VNĐ)

Ngân hàng SCB: 

  • Phí rút tiền tại ATM: 3,6% số tiền rút (Tối thiểu 60.000 VNĐ/lần), chưa bao gồm phí phát sinh nếu có tại ATM ngân hàng khác

  • Phí rút tiền tại quầy SCB: 3% số tiền rút

5. Lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng của các ngân hàng

Khi dùng thẻ tín dụng để tiêu dùng, khách hàng thường được miễn lãi trong vòng 45 – 55 ngày nhưng với khoản tiền mặt rút, bạn sẽ không được hưởng ưu đãi này mà sẽ bị tính lãi ngay tại thời điểm rút tiền. Mức lãi cho các ngân hàng cụ thể như sau:

– Ngân hàng VietinBank: Lãi suất 18%/năm (1,5%/tháng)

  • Ngân hàng Techcombank: Lãi suất 26,8% – 27,8%/năm (tùy thuộc vào chủ thẻ mới/cũ)

  • Ngân hàng Vietcombank: Lãi suất 15% – 18%/năm (tùy thuộc vào hạng thẻ)

  • Ngân hàng VPBank: Lãi suất rất cao, từ 2,99% – 3,99%/tháng (tùy thuộc vào hạng thẻ)

  • Ngân hàng TPBank: Lãi dao động từ 18,5% – 25,3% – 27%/năm tùy từng hạng thẻ

  • Ngân hàng BIDV: Lãi suất áp dụng chung là 20%/năm

  • Ngân hàng HSBC: Lãi suất rút là 33%/năm tính theo từng ngày

  • Ngân hàng VIB: Lãi suất dao động từ 27,96 – 36%/năm tùy từng hạng thẻ

  • Ngân hàng MSB: Lãi suất dành cho rút tiền là 26% – 40%/năm 

  • Ngân hàng Agribank: Lãi suất thẻ tín dụng Agribank được xem là ưu đãi chỉ với 1,05%/tháng (12,96%/năm)

  • Ngân hàng OCB: Lãi dao động từ 17% – 30%/năm 

  • Ngân hàng MB: Lãi dao động từ 22,9 – 23,9%/năm

  • Ngân hàng Shinhan: Lãi  của Shinhan là 22% – 31,8%/năm

  • Ngân hàng SCB: Lãi suất là 26%/năm tương đương 2,16%/tháng

  • Ngân hàng ACB: Lãi suất 22% – 29%/năm 

lãi suất rút tiền thẻ tín dụng

Tham khảo mức lãi suất rút tiền thẻ tín dụng tại các ngân hàng

Thông thường, lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc vào hạng thẻ, thẻ hạng càng cao cấp, lãi suất càng được ưu đãi hơn.

6. Một số lưu ý khi Rút tiền thẻ tín dụng

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần quan tâm :

  • Lãi suất rút tiền được tính theo từng ngày bắt đầu kể từ thời điểm rút tiền. Do đó, người vay cần nhanh chóng hoàn trả khoản vay này cho ngân hàng để giảm bớt chi phí về lãi.

  • Rút tiền từ thẻ tín dụng sẽ làm ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn, hoạt động rút tiền bị ngân hàng đánh giá là hoạt động tín dụng xấu

  • Lãi suất của việc rút tiền trong thẻ cao hơn so với lãi suất vay tiêu dùng do đó, khi có nhu cầu gấp về tiền, khách hàng có thể tính đến việc đi vay vốn thay vì rút tiền

  • Chỉ nên rút tiền khi cần thiết do phí và lãi của dịch vụ này rất cao, dễ dẫn đến trường hợp người vay mất khả năng thanh toán để khoản nợ ngày càng kéo dài với mức phí phạt ngày cao.

  • Một hình thức rút tiền thẻ tín dụng bị cấm hiện nay mà người vay cần đặc biệt lưu ý: Thực hiện khống giao dịch quẹt thẻ và gửi lại tiền mặt cho người dùng. Với hình thức này, cả hai bên đều bị phạt nặng.

Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giúp khách hàng hiểu rõ về dịch vụ này. Nếu bạn đang cần vay tiền gấp, vui lòng để lại thông tin theo mẫu đăng ký dưới đây để được tư vấn hỗ trợ ngay!

Xem thêm thông tin tại: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM159339

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công

TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Họ và tên

Số điện thoại

Tôi đồng ý với điều khoản và điều kiện của Tima

Bạn chưa chọn gói vay!

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay