Rượu Nữ nhi hồng

Rượu Nữ Nhi Hồng – Sản phẩm kết tinh từ trí tuệ của người Trung Hoa cổ đại, đại diện cho một phong cách sống, văn hóa lẫn tập quán đặc trưng của vùng miền.

Mang màu sắc của khí trời hoa xuân, tạo nên bình rượu thượng lãm tới tuyệt sắc. Cái tên nói lên giá trị “bình rượu”.

Điểm đặc biệt:

– Rượu đựng trong vò sứ với hoa văn tao nhã, hình thức đẹp mắt, lịch sự.

–  Vị thơm ngon, dịu nhẹ. Dạng nước trái cây lên men.

– Bình rượu có thiết kế độc đáo, phù hợp chọn làm quà trưng tết, trưng bàn thờ và làm đồ nhâm nhi, đãi khách mỗi dịp đặc biệt.

 Có 6 vị để thưởng nguyện:

Việt quất

Quế hoa

Đào hoa

Dương mai

Mận xanh

Lệ chi (vải)

– 1 vò 500ml

– Nồng độ: 5%

Hướng dẫn sử dụng:

  • Dùng trực tiếp sau khi mở vò
  • Nhâm nhi cùng mồi nhậu.

LỊCH SỬ RƯỢU NỮ NHI HỒNG:

Trước tiên, phải nhắc lại về lịch sử của rượu Trung Quốc. Người ta tin rằng thứ chất lỏng này đã có từ hơn 4000 năm về trước, cùng với một truyền thuyết cổ xưa kể lại “Vào năm 2100 TCN, Yi Di là vợ của vị vua đầu tiên trong thời kỳ Trung Hoa cổ đại, bà đã phát minh ra phương pháp làm rượu rồi dần dần truyền bá rộng rãi ra khắp nơi”. Kể từ đó, người ta thường sử dụng rượu cho nhiều mục đích.

  • Một thứ chất lỏng thiêng liêng để dâng cúng, tế lễ trời đất.
  • Một thứ thức uống thể hiện niềm hạnh phúc và sự tôn trọng.
  • Một người bạn với nền nghệ thuật thơ ca ở nơi này.
  • Một trung gian kết nối giữa những con người xa lạ với nhau hình thành nên các cặp đôi tri kỷ.
  • Một phương thuốc đặc biệt tốt cho sức khỏe nếu dùng hợp lý.
  • Một cầu nối giao lưu trong xã hội.
  • Một món đồ chơi để giải trí khỏa khuây.
  • Một chủ đề tạo ra những cuộc thi thố độc đáo.
  • Một nguyên liệu trong lĩnh vực ẩm thực.

Không ngoại lệ, Nữ Nhi Hồng vốn dĩ cũng nằm trong thời kỳ cổ đại được kể trên, nhưng nó đã biến tấu một cách riêng biệt nhằm tạo ra sự đặc trưng của mình.

 

NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

Nữ Nhi Hồng có nguồn gốc từ Thiệu Hưng, thuộc tỉnh duyên hải miền đông Chiết Giang. Một trong những nơi được người dân trồng nhiều ngũ cốc.

TẠI SAO GỌI LÀ NỮ NHI HỒNG:

Cũng là hàm ý ẩn cho một phong tục tập quán “Tại Thiệu Hưng, hễ cứ gia đình nào mà sinh con gái, thì người thân của họ sẽ chọn ra vài vò rượu ngon nhất, dán kín miệng vò, đem chôn xuống đất, đợi cho tới khi đứa con gái lớn lên rồi xuất giá, thì họ mới bới rượu làm quà đãi khách”. Xung quanh đó người ta còn gọi Nữ Nhi Hồng là Hoa Điêu Tử.

PHÂN LOẠI THEO MÙI

Cách thức ủ rượu, nấu rượu và chưng cất khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm hoàn toàn khác nhau.

  • Mùi hương nặng: Một loại rượu có vị ngọt, êm dịu, hương thơm nhẹ.
  • Mùi hương nhẹ: Khi uống thấy êm, sạch trong miệng, cảm giác hơi khô.
  • Mùi hương gạo: Là rượu được chưng cất từ gạo, mùi hơi thơm, uống vào có cảm giác trong sạch trong miệng.
  • Mùi thơm mật ong: Ngọt, thơm nhưng hơi ngái khi uống.
  • Mùi thơm tổng hợp: Đó là loại được chưng cất đặc biệt, pha trộn nhiều thứ khác nhau, khi uống cũng sẽ cảm nhận được nhiều hương thơm trong miệng.

PHÂN LOẠI THEO  VỊ & CẢM NHẬN

Khô: Loại này có hàm lượng đường không quá 1%, nhiệt độ lên men thấp, khi uống thấy khô giống rượu vang.

Bán khô: Với hàm lượng đường dao động từ 1% đến 3%, có thể lưu trữ trong một thời gian dài. Loại này thường được dùng nhiều trong các nghi lễ truyền thống.

Bán ngọt: Hàm lượng đường đã gia tăng từ 3% đến 10%, khi được đem ra uống thì màu nhìn tối hơn và có thể lưu trữ được lâu hơn.

Ngọt: Hàm lượng đường tăng mạnh từ 10% đến 20%.

Quá ngọt: Là loại rượu cải tiến, biến thể khi hàm lượng đường đã vượt quá 20%.

Nhưng thông thường, hàm lượng đường trong Nữ Nhi Hồng chỉ khoảng 16%.