Rụng trứng bao lâu có kinh? Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Rụng trứng bao lâu có kinh? Cách tính ngày rụng trứng chính xác

Thứ Ba ngày 28/06/2022

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ là khác nhau. Vì vậy nhiều người thắc mắc rụng trứng bao lâu thì có kinh? Việc biết câu trả lời không những giúp xác định chính xác thời điểm thụ thai mà còn có tác dụng giúp tránh thai hiệu quả.

Hàng tháng cơ thể phụ nữ phóng thích trứng vào thời điểm giữa chu kỳ kinh. Rụng trứng bao lâu thì có kinh là băn khoăn của nhiều chị em. Vì điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chọn thời điểm giao hợp, thụ thai và sắp xếp lịch trình công việc và sinh hoạt tốt nhất! 

Bao lâu thì có kinh sau khi rụng trứng?

Một chu kỳ kinh nguyệt của chị em thông thường kéo dài từ 28 – 32 ngày tùy cơ địa. Nó được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tháng trước cho đến trước 1 ngày bắt đầu của kỳ kinh tháng sau. 

Trứng thường rụng vào thời điểm giữa chu kỳ trên và được tính theo công thức: Tổng chiều dài kỳ kinh trừ đi 14. Vào thời điểm trứng rụng nếu không xảy ra thụ tinh khiến progesterone giảm và phần nội mạc tử cung bao phủ bên ngoài bề mặt tử cung để làm tổ sẽ được giải phóng. Từ đó gây nên hiện tượng kinh nguyệt và hoàn thành một chu kỳ kinh. 

Ngày có kinh nguyệt sẽ thường bắt đầu sau ngày rụng trứng khoảng 14 ngày. Do đó khi biết ngày rụng trứng chúng ta sẽ biết cách tránh thai an toàn. Ngoài ra việc biết trước ngày có kinh còn để chuẩn bị băng vệ sinh kịp thời và chuẩn bị kế hoạch sinh hoạt và công việc phù hợp.

Rụng trứng bao lâu có kinh? Cách tính ngày rụng trứng chính xác 11

Rụng trứng bao lâu thì có kinh là thắc mắc của nhiều chị em 

Rụng trứng bao lâu thì có kinh là thắc mắc của nhiều chị em

Dấu hiệu nhận biết cơ thể rụng trứng

Có rất nhiều chị em đến giờ vẫn chưa nhận biết được những thay đổi cơ thể của bản thân mình khi vào thời kỳ trứng rụng. Việc xác định thời điểm rụng trứng vô cùng quan trọng để có kế hoạch quan hệ tình dục nhằm đậu thai hoặc tránh thai. Dấu hiệu rụng trứng có rất nhiều nhưng cụ thể có một số dấu hiệu phổ biến sau đây: 

  • Chất lỏng cổ tử cung có sự thay đổi: Nếu cổ tử cung xuất hiện dịch tiết chứng tỏ cơ thể bạn đang rụng trắng hoặc sắp rụng trứng. Chất lỏng trên khá giống với lòng trắng trứng và thường ẩm ướt, co dãn. 

  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi: Có thể tăng nhẹ trong thời điểm rụng trứng. Trên thực tế, nhiều người không có sự thay đổi nhiệt độ cơ thể từ 2 – 3 ngày sau khoảng thời gian trứng đang rụng.

  • Phần bụng dưới xuất hiện cảm giác đau và co thắt khó chịu. 

  • Nhu cầu quan hệ tăng lên, ham muốn tình dục nhiều hơn.

  • Cảm giác bị đầy hơi và chuột rút.

  • Âm đạo và âm hộ hơi sưng. 

  • Dùng que thử rụng trứng thấy nồng độ hormone LH đạt mức cao nhất, hai ngày sau trứng sẽ rụng. 

  • Tiến hành siêu âm để soi trứng giúp quan sát sự phát triển của nang trứng qua từng giai đoạn. 

Rụng trứng bao lâu có kinh? Cách tính ngày rụng trứng chính xác 2

Phần bụng dưới co thắt khó chịu là một dấu hiệu rụng trứng phổ biến

Phần bụng dưới co thắt khó chịu là một dấu hiệu rụng trứng phổ biến

Hai giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Giai đoạn tăng sinh

Vào những ngày cuối của chu kì trước nồng độ hormone ở buồng trứng giảm bất ngờ dẫn đến kích thích tuyến yên với sự điều khiển của GnRH tiết nhiều FSH và LH. Nhờ đó các nang nguyên thủy buồng trứng phát triển to hơn và tiết nhiều estrogen hơn.

Dưới sự kích thích của các estrogen làm tế bào biểu mô tăng sinh, lớp niêm mạc dày hơn và mạch máu phát triển hơn. Lúc này các tuyến ở tử cung sẽ tiết 1 lớp dịch nhầy giúp tinh trùng bơi vào. 

Sau 7 đến 8 ngày phát triển, chỉ có duy nhất 1 nang phát triển khỏe mạnh còn số còn lại sẽ thoái hóa dần. Nang trứng phát triển kích cỡ sẽ tăng lên nhanh tiết estrogen nhiều hơn. Do estrogen tăng lên gây điều hòa ngược và dương tính với hoocmone ở tuyến yên FSH và LH. 

Lúc này khiến tuyến yên bài tiết 2 hoocmone này nhiều hơn. Dưới sự kích thích của FSH và LH khiến nang trứng phát triển và chín.

Trước khi diễn ra phóng noãn, hormone LH sẽ tăng cao tột đỉnh và liên kết với hormone estrogen, progesteron, FSH. Hậu quả là khiến trứng trở nên căng hơn, thành nang trứng mỏng dần và bị vỡ dẫn đến hiện tượng phóng noãn. 

Giai đoạn bài tiết

Sau hiện tượng phóng noãn thì tuyến yên tiếp tục duy trì hoạt động bài tiết FSH và LH khiến các tế bào còn sót tại vỏ nang biến thành hoàng thể. Dưới tác động của estrogen khiến niêm mạc tử cung dày hơn. Điều này tạo ra cơ hội cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

Nếu không diễn ra thụ thai thì trong 2 ngày cuối của kỳ kinh, hoàng thể bị thoái hóa dẫn đến tình trạng estrogen và progesteron giảm nồng độ xuống mức thấp gây thiếu máu và động mạch bị co thắt. Mạch máu bị ảnh hưởng và chảy máu lan rộng thời gian 24 – 36 giờ. Lớp niêm mạc hoại tử cũng bị bong ra gọi là kinh nguyệt.

Quá trình rụng trứng kéo dài bao lâu?

Theo các chuyên gia một chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ bình thường kéo dài trong khoảng 24 – 48 giờ. 

Sau khi trứng trưởng thành đến mức nhất định cơ thể sẽ tiết ra lượng nội tiết tố LH để khởi đầu quá trình giải phóng trứng. Quá trình giải phóng trứng diễn ra trong khoảng 18 – 36 giờ.

Nắm được thời gian rụng trứng giúp chị em tăng khả năng thụ thai hoặc tránh thai hiệu quả. 

Rụng trứng bao lâu có kinh? Cách tính ngày rụng trứng chính xác 3

Chu kỳ kinh nguyệt gồm 2 giai đoạn: Tăng sinh và bài tiết 

Chu kỳ kinh nguyệt gồm 2 giai đoạn: Tăng sinh và bài tiết

Cách tính ngày quan hệ an toàn

Sau khi rụng, trứng chỉ sống được trong khoảng 12- 24 giờ còn tinh trùng chỉ tồn tại trong tử cung lâu nhất là 72 giờ. Trước ngày rụng trứng 3 ngày và sau ngày rụng trứng 3 ngày là thời điểm dễ thụ thai.

Những chị em nào đang mong muốn có thai thì nên tận dụng thời điểm vàng này để tăng cơ hội thụ thai. Còn những chị em chưa có ý định sinh con thời điểm này thì cần áp dụng biện pháp tránh thai an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn. 

Chậm, trễ hoặc không có kinh có phải là đã mang thai?

Nếu đã đến ngày bắt đầu kỳ kinh hàng tháng mà vẫn chưa có thì chi em nên chú ý một chút. Vì mang thai là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không xuất hiện. Nhưng không phải nguyên nhân duy nhất, bởi stress, căng thẳng, thay đổi môi trường, sinh hoạt thất thường,… cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh. 

Để đảm bảo chính xác nhất, chị em hãy sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế xét nghiệm HCG để biết kết quả chính xác. Nếu không phải do mang thai mà bị chậm kinh nhiều ngày cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn, điều trị phù hợp. 

Hy vọng với những kiến thức hữu ích về vấn đề rụng trứng bao lâu thì có kinh sẽ giúp chị em chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình được tốt hơn. Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra nhé! 

Nguyễn Khuyên 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.