Rủi ro tín dụng đối tác là gì? Sự khác biệt so với rủi ro tín dụng là gì?

Rủi ro tín dụng đối tác là gì? Sự khác biệt so với rủi ro tín dụng là gì?

Rủi ro tín dụng đối tác là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các ngân hàng và các đối tác khi có giao kết hợp đồng hay sự đầu tư với một doanh nghiệp. 

Đây là chỉ số cần phải đánh giá giúp xác định được các rủi ro có thể gặp phải khi cho vay và hướng giảm thiểu chúng, hạn chế tối đa các rủi ro đối tác có thể gặp phải.

Tìm hiểu và xác định mức độ rủi ro tín dụng đối tác là việc làm cần thiết khi giao kết sự hợp tác, đầu tư hay cho vay

Tìm hiểu và xác định mức độ rủi ro tín dụng đối tác là việc làm cần thiết khi giao kết sự hợp tác, đầu tư hay cho vay

1. Rủi ro tín dụng đối tác là gì?

Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tại khoản 2 điều 24: “Rủi ro tín dụng đối tác là là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch:

  • Giao dịch tự doanh
  • Giao dịch repo và giao dịch reverse repo
  • Giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro.
  • Giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.

Rủi ro tín dụng đối tác còn gọi là rủi ro đối tác, rủi ro vỡ nợ. Là rủi ro khiến cho các công ty, cá nhân không thể thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn của họ. 

Khi đó, các nhà đầu tư và người cho vay sẽ chịu rủi ro vỡ nợ trong hầu hết các hình thức mở rộng tín dụng. Đây là loại rủi ro mà hai bên cần phải cân nhắc khi đánh giá hợp đồng.

Trong một mạng lưới các doanh nghiệp, việc đánh giá rủi ro đối tác sẽ giúp cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp được tin cậy hơn

Trong một mạng lưới các doanh nghiệp, việc đánh giá rủi ro đối tác sẽ giúp cho việc hợp tác giữa các doanh nghiệp được tin cậy hơn

2. Tại sao đánh giá rủi ro tín dụng đối tác lại quan trọng?

Việc xác định được rủi ro tín dụng đối tác giúp cho ngân hàng, các nhà đầu tư chọn được đối tác để hợp tác đầu tư và cho vay phù hợp. Từ đó tránh được các trường hợp đối tác vỡ nợ, nhà đầu tư và ngân hàng không thu hồi được khoản cho vay.

Rủi ro đối tác luôn hiện diện rộng rãi trên thị trường tài chính và là loại rủi ro mà các nhà đầu tư lớn, nhỏ đều phải trải qua. Việc đầu tư vào các trái phiếu, cổ phiếu chính là việc bạn đang nhận thức được rủi ro đối tác đang tồn tại nhưng bạn chấp nhận chúng với kỳ vọng về lợi tức cao mang lại cho khoản đầu tư. 

Vì vậy, việc đánh giá rủi ro tín dụng đối tác là vô cùng quan trọng để lựa chọn việc đầu tư và cho vay vào các doanh nghiệp phù hợp, tránh tối đa trường hợp “mất trắng” khoản tiền đầu tư.

Các thị trường OTC và phái sinh luôn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng đối tác, nếu không có cơ sở dữ liệu tin cậy, các nhà đầu tư có thể đầu tư “nhầm chỗ”

Các thị trường OTC và phái sinh luôn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng đối tác, nếu không có cơ sở dữ liệu tin cậy, các nhà đầu tư có thể đầu tư “nhầm chỗ”

3. So sánh rủi ro tín dụng đối tác và rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng đối tác và rủi ro tín dụng đều là những loại rủi ro tài chính xảy ra trong quá trình hợp tác đầu tư, cho vay của các bên tham gia.

Tuy nhiên, rủi ro tín dụng đối tác và rủi ro tín dụng có những điểm khác biệt:

Tiêu chí

Rủi ro tín dụng đối tác

Rủi ro tín dụng

Khái niệm

Rủi ro đối tác là loại rủi ro tài chính xảy ra với đối tác mà các nhà đầu tư hay ngân hàng lựa chọn cho vay.

Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay không có khả năng hoặc không sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ nợ đến hạn của mình.

Phạm vi

Rủi ro đối tác thường xuyên xảy ra tại thị trường phái sinh, đặc biệt là các giao dịch OTC, tại các hợp đồng ký kết đầu tư, cho vay giữa 2 hoặc nhiều bên tham gia.

Rủi ro tín dụng liên quan đến các khoản vay tín chấp giữa các cá nhân, tổ chức với ngân hàng và công ty tài chính.

Bao gồm

Rủi ro đối tác là một phần trong rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng bao gồm cả rủi ro đối tác.

Độ rủi ro

Rủi ro đối tác có thể là yếu tố bất ngờ và khó đo lường tổn thất.

Rủi ro tín dụng có thể dự đoán và đo lường được trước.

4. Làm cách nào để giảm thiểu rủi ro tín dụng đối tác?

Trong đầu tư, cho vay, việc tiếp cận với rủi ro đối tác là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác tin cậy để giảm thiểu rủi ro đối tác là việc cần phải làm để hạn chế tối đa tình trạng “mất trắng”.

Các cách để giảm thiểu rủi ro tín dụng đối tác bao gồm:

  • Giao dịch với tác đối tác chất lượng, có xếp hạng tín dụng tốt: Điều này giúp hệ thống quản lý quan hệ khách hàng được tối ưu và giảm nguy cơ rủi ro trong tương lai.
  • Mạng lưới đối tác rộng lớn: Điều này giúp cho các nguy cơ rủi ro sẽ được bù trừ, từ đó tổn thất sẽ được giảm đáng kể.
  • Thế chấp cho khoản vay: Đây là một cách dùng các tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo cho khoản vay giảm bớt tính rủi ro, chứng minh được sự ổn định của nguồn tài chính, tăng độ tin cậy giữa các bên tham gia.

5. Xác định các đối tác chất lượng với BIR của CRIF D&B Việt Nam

Với BIR của CRIF D&B Việt Nam, các báo cáo của chúng tôi chuyên cung cấp các thông tin tín dụng đối tác chất lượng cao, giúp giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng của đối tác.

Báo cáo thông tin doanh nghiệp đến từ CRIF D&B giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và chi phí

Báo cáo thông tin doanh nghiệp đến từ CRIF D&B giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian và chi phí

Nhiều ngân hàng, nhà đầu tư đã lựa chọn sử dụng BIR của CRIF D&B Việt Nam để đánh giá rủi ro tín dụng đối với các đối tác, giúp đưa ra quyết định cho vay, đầu tư phù hợp, tăng sự tin cậy giữa các bên tham gia.

BIR có nhiều thông tin quan trọng về doanh nghiệp, bao gồm:

  • Thông tin tài chính cơ bản: Các thông tin tài chính về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền và các chỉ số tài chính chứng minh năng lực tài chính của một doanh nghiệp;
  • D&B rating: Là một đánh giá tổng thể về sức mạnh tài chính và uy tín tín dụng của một doanh nghiệp, dựa trên các số liệu tài chính được Dun & Bradstreet cung cấp. D&B rating là một phần trong hồ sơ doanh nghiệp của D&B, được sử dụng bởi nhiều đối tác, ngân hàng và nhà đầu tư khi quan tâm đến sức mạnh tín dụng của một doanh nghiệp.
  • D&B rating gồm 2 phần chính:
    • Chỉ số sức mạnh tài chính: Phản ánh quy mô của doanh nghiệp dựa trên giá trị hoặc vốn chủ sở hữu; các doanh nghiệp đã cung cấp báo cáo tài chính cho D&B sẽ được xếp hạng từ H đến 5A.
    • Chỉ số rủi ro tài chính: Thể hiện uy tín tín dụng của doanh nghiệp; được thu thập thường xuyên, bao gồm lịch sử thanh toán, thông tin tài chính, hồ sơ công khai, số năm hoạt động và các yếu tố khác. Trong đó, các doanh nghiệp đáng tin cậy nhất có điểm 1, doanh nghiệp không có đủ thông tin để đánh giá sẽ xếp hạng ở tình trạng Undetermined.
    • Ngoài ra, BIR còn cung cấp các thông tin về lịch sử hoạt động, các chi nhánh, lý lịch chủ sở hữu và các nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp.
    • BIR giúp cho việc đánh giá và xác định rủi ro tín dụng đối tác một cách khách quan, chính xác nhất, từ đó giúp các đối tượng quan tâm (nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng,…) xác định được đối tác chất lượng, rủi ro tín dụng đối tác thấp.

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể về hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng đối tác các dịch vụ khác của CRIF D&B Việt Nam, bạn hãy liên hệ theo thông tin sau: