Rong kinh sau sinh và những điều mẹ bỉm sữa cần biết
Rong kinh sau sinh là tình trạng hầu như các mẹ bỉm sữa nào cũng gặp phải. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nó cũng gây ra không ít phiền phức cho chị em phụ nữ. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng rong kinh và cách đối phó khi gặp phải tình trạng này.
Mục Lục
1. Rong kinh sau sinh là tình trạng gì?
Thông thường, sau sinh khoảng 6 tháng, cơ quan sinh sản dần hồi phục thì chị em sẽ có kinh nguyệt trở lại. Tuy nhiên, do quá trình mang thai, sinh nở và cho con bú khiến lượng hormone trong cơ thể mẹ thay đổi liên tục, dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, tình trạng rong sinh sau sinh là một trong những vấn đề thường gặp nhất.
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới bình thường kéo dài khoảng 26 – 32 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày. Rong kinh xảy ra khi kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, thậm chí kéo dài nửa tháng, lượng máu kinh cũng tiết ra nhiều hơn. Rong kinh sau sinh là hiện tượng phổ biến vì cơ thể sản phụ lúc đấy tự đào thải máu và mô thừa trong tử cung ra bên ngoài. Tình trạng này có thể gặp ở cả sinh thường và sinh mổ.
Rong kinh kéo dài gây khó chịu và bất tiện cho phụ nữ trong giai đoạn chăm sóc con nhỏ. Bên cạnh đó, chứng rong kinh sau sinh có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý phụ khoa nào đó mà chị em cần theo dõi để xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân gây rong kinh sau sinh
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, sau sinh bị rong kinh có thể do một vài nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Hormone bị mất cân bằng
Trong suốt thời gian mang thai, hormone nội tiết sẽ tăng cao để bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên, sau khi sinh xong, lượng hormone này sẽ sụt giảm nhanh chóng. Thêm vào đó, khi nuôi con bằng sữa mẹ, buồng trứng cũng ngừng tiết estrogen để nhường chỗ cho hormone prolactin kích thích tuyến sữa.
Sự thay đổi này sẽ khiến cho lớp nội mạc tử cung bị dày lên, quá trình bong tróc để tạo kinh nguyệt cũng lâu hơn. Do đó, sau khi sinh em bé, thời gian có kinh sẽ kéo dài hơn, lượng máu kinh cũng nhiều hơn.
Do buồng trứng hoạt động trở lại
Trong thai kỳ, buồng trứng của chị em sẽ tạm dừng hoạt động cho tới khi em bé được sinh ra. Khi chúng hoạt động trở lại cũng là lúc kinh nguyệt xuất hiện. Tuy nhiên, giai đoạn đầu buồng trứng chưa thể trở về trạng thái bình thường nên có thể gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có rong kinh sau sinh.
Do uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai là phương pháp được nhiều sản phụ lựa chọn để ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn sau khi sinh con. Loại thuốc này chứa thành phần gây ức chế hoạt động của các hormone nội tiết, làm chậm thời gian rụng trứng để ngăn ngừa sự thụ tinh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm thay đổi nội tiết tố và dẫn tới tác dụng phụ như rong kinh, kinh nguyệt không đều, xuất huyết…
Tổn thương ở buồng trứng, tử cung
Bên cạnh những ảnh hưởng do suy giảm nội tiết tố thì tình trạng sau sinh bị rong kinh có thể do những tổn thương ở buồng trứng và tử cung gây ra. Những tổn thương này có thể xuất phát từ các bệnh lý như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung… Những bệnh lý này khiến tình trạng rong kinh rong huyết sau sinh trở nên nghiêm trọng hơn và cần phải kịp thời điều trị ngay.
3. Dấu hiệu của rong kinh sau sinh
Dấu hiệu dễ nhận biết của rong kinh sau sinh đó là ra máu nhiều và kéo dài khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác để nhận biết rong kinh sau khi sinh như:
- Thời gian có kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu lớn hơn 80 ml (thông thường lượng máu từ 50 – 80 ml/ một chu kỳ).
- Tình trạng kinh nguyệt ra nhiều bất thường xuất hiện ở 2 chu kỳ hành kinh liên tiếp nhau.
- Xuất hiện cục máu đông lớn.
- Rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu, suy nhược và nặng hơn là ngất xỉu.
- Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung, giảm hiệu quả trong công việc.
4. Rong kinh sau sinh có nguy hiểm hay không?
Có thể khẳng định rằng, rong kinh sau sinh không chỉ gây khó chịu và bất tiện cho chị em khi chăm sóc con nhỏ mà còn gây nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của mẹ.
Trong đó, mất máu, thiếu máu là vấn đề lớn nhất ở những mẹ bị rong kinh sau sinh. Tình trạng này càng kéo dài thì người mẹ càng bị thất thoát nhiều máu. Hậu quả là mẹ dễ bị mệt mỏi, cơ thể uể oải, da tái xanh, chóng mặt trường hợp nặng có thể ngất xỉu.
Bên cạnh đó, khi lượng kinh nguyệt ra nhiều và dai dẳng khiến vùng kín luôn ẩm ướt. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm sinh sôi làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa sau sinh. Không chỉ vậy, bị rong kinh khiến mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mẹ đều bị ảnh hưởng, khiến mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng, dễ nổi nóng.
5. Cách chữa rong kinh sau khi sinh ở phụ nữ
Để điều trị rong kinh hiệu quả, chị em cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Trường hợp bị rong kinh sau sinh do rối loạn nội tiết tố thì chị em không cần quá lo lắng. Bởi khi buồng trứng hoạt động bình thường thì kinh nguyệt sẽ đều đặn trở lại. Lúc này, chị em chỉ cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau khi sinh.
Tuy nhiên nếu tình trạng có tiến triển xấu, lượng máu ra ngày càng nhiều, cơ thể mệt mỏi, đau vùng âm đạo… có thể là triệu chứng của bệnh phụ khoa. Mẹ cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về uống hoặc đặt âm đạo, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng rong kinh sau sinh, chị em cần lưu ý:
Bổ sung viên uống sắt
Phụ nữ sau sinh bị rong kinh kéo dài sẽ rất dễ bị thiếu máu với các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da tái xanh, chóng mặt, ngất xỉu… Chính vì vậy, việc bổ sung sắt lúc này là vô cùng cần thiết. Ngoài một phần lượng sắt được hấp thu từ thực phẩm, chị em sau sinh cần sử dụng thêm sản phẩm bổ sung sắt từ bên ngoài mới đáp ứng được nhu cầu sắt của cơ thể.
Khi chọn viên uống bổ sung sắt, tiêu chí hàng đầu là chọn sắt dạng hữu cơ dễ hấp thu, kết hợp với các thành phần tạo máu như acid folic, kẽm nano, vitamin B12 và dầu mè đen giúp nhuận tràng, giảm táo bón. Đây chính là cách bổ sung sắt một cách nhanh chóng và toàn diện.
Sử dụng sản phẩm cân bằng nội tiết tố
Nội tiết tố ổn định sẽ giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện tình trạng rong kinh hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên chọn sản phẩm bổ sung nội tiết tố từ thảo dược. Trong đó, EstroG-100 được chiết xuất từ Đương Quy, Tục Đoạn, Cách sơn tiêu đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Bộ Y tế Canada công nhận là nguồn bổ sung estrogen thảo dược dồi dào và an toàn bậc nhất. EstroG-100 cho tác dụng bổ sung nội tiết tố vượt trội hơn gấp 3 lần các estrogen thảo dược thông thường. Đặc biệt, EstroG-100 không làm tăng khối lượng tử cung, không gây các vấn đề về huyết áp, gan… Vì thế, mẹ sau sinh hoàn toàn yên tâm sử dụng để cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng rong kinh hiệu quả.
Một vài cách chữa rong kinh từ dân gian
Chị em phụ nữ có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian sau đây để trị chứng rong kinh sau sinh hiệu quả:
- Cách chữa rong kinh bằng gừng: Gừng có tác dụng chống hàn, làm ấm cơ thể, hoạt huyết, giảm bớt triệu chứng đau bụng kinh hiệu quả. Bạn có thể dùng gừng làm gia vị nấu ăn hàng ngày, hoặc uống trà gừng hàng ngày.
- Mẹo chữa rong kinh sau sinh bằng đu đủ xanh: Đủ đủ xanh chứa nhiều khoáng chất magie, kẽm, sắt… có tác dụng tăng sức đề kháng, bổ máu, giảm bớt những cơn đau ở vùng tử cung. Mẹ có thể chế biến các món ăn từ đu đủ xanh như canh đu đủ hầm chân giò. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa giúp lợi sữa cho mẹ sau sinh.
- Bài thuốc chữa rong kinh từ cây huyết dụ: Cây huyết dụ có tác dụng bổ huyết, tiêu ứ, cầm máu… thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các chứng xuất huyết. Đối với mẹ bị rong kinh sau sinh, dùng vài lá huyết dụ thái nhỏ, sắc nước, ngày uống 2 lần.
6. Biện pháp phòng ngừa rong kinh sau sinh
Để giúp cơ thể nhanh chóng trở lại trạng thái ổn định, ngăn ngừa tình trạng rong kinh sau sinh, mẹ cần chú ý:
- Chị em sau sinh cần giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế cảm xúc tiêu cực, để lấy lại sự cân bằng của cơ thể, tránh tình trạng mất cân bằng nội tiết tố khiến tình trạng rong kinh nặng hơn.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya giúp giảm căng thẳng, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
- Ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu chất sắt. Chị em nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, cải bó xôi, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina… để phòng tránh nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu sau sinh.
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, cầu lông, yoga… cũng giúp cơ thể nhanh hồi phục, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
- Khi đến kỳ cần thay băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo vùng âm đạo luôn luôn được khô thoáng, hạn chế vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ có thêm thông tin về tình trạng rong kinh sau sinh và cách khắc phục. Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Bài viết liên quan: Rong kinh ở tuổi dậy thì và những vấn đề cần biết