Rong kinh sau sinh tiềm ẩn nguy hiểm gì? Biện pháp điều trị hiệu quả

Phần lớn phụ nữ sau khi sinh con đều gặp phải tình trạng rong kinh sau sinh. Đây không phải một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của mẹ bỉm. Hãy cùng BVĐK Phương Đông tìm hiểu về bệnh lý và biện pháp điều trị qua bài viết sau.

Thế nào là rong kinh sau sinh?

Để tìm hiểu rong kinh sau sinh là gì? Chúng ta cần hiểu được cách hoạt động chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Theo chu kỳ bình thường của một mẹ bỉm khỏe mạnh, thì kinh nguyệt sẽ quay trở lại sau khi sinh khoảng 6 tháng. Các cơ quan sinh sản đã hoàn toàn hồi phục, và khỏe mạnh, tạo điều kiện cho kinh nguyệt quay trở lại chu kỳ vốn có. 

Tuy nhiên, phần lớn các bà mẹ sẽ gặp các hiện tượng thay đổi hormone trong cơ thể. Bởi tác động của quá trình mang thai, sinh và cho con bú. Một loạt sự thay đổi làm biến đổi chu kỳ kinh nguyệt. Đặc biệt, tình trạng này là vấn đề phổ biến nhất và dễ bắt gặp nhất.

Hiện tượng rong kinh sau sinh của nữ giớiHiện tượng rong kinh sau sinh của nữ giới

Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh sẽ có thời gian là 23 đến 35 ngày, với 3 đến 5 ngày là thời gian hành kinh. Rong kinh là khi hành kinh kéo dài hơn 7 ngày, trường hợp nặng hơn là đến nửa tháng. Thông thường, khi gặp hiện tượng này thì lượng máu kinh nguyệt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Hiện tượng này sẽ không gây ra sự nguy hiểm tới tính mạng, bởi cơ thể của mẹ bỉm đang tự đào thải mô thừa và máu trong tử cung ra bên ngoài. Rong kinh sau sinh mổ và rong kinh sau sinh thường đều có những triệu chứng giống nhau.

Nguyên nhân rong kinh sau sinh

Kinh nguyệt ở phụ nữ là hiện tượng trứng không được thụ thai, các lớp niêm mạc ở tử cung sẽ dày hơn, bị bong tróc ra theo chu kỳ tháng và được đào thải ra ngoài cơ thể. Nguyên nhân lớn nhất khi có các triệu chứng kinh nguyệt rối loạn, rong kinh này xuất hiện, là do cơ thể bị thay đổi quá nhiều trong quá trình mang thai và sinh nở.

Một vài nguyên nhân phổ biến khiến người phụ nữ dễ mắc phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt như sau:

Nội tiết tố bị mất cân bằng

Trong quá trình mang thai, ở phụ nữ sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố. Estrogen và Progesterone là hai loại hormone đóng vai trò quan trọng, trong việc dày lên của niêm mạc tử cung, tạo nên kinh nguyệt của phụ nữ. Việc sinh con làm cho hai loại hormone này bị thay đổi và rối loạn. Việc mất cân bằng nội tiết tố không thể điều chỉnh lại trong một thời gian nhanh chóng được, nên hiện tượng rong kinh xảy ra khá phổ biến.

Suy giảm nội tiết tố nữSuy giảm nội tiết tố nữ

Buồng trứng hoạt động trở lại

Suốt quá trình mang thai, buồng trứng của người phụ nữ không hoạt động, không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Cho tới khi em bé đã được sinh ra thì buồng trứng mới làm việc, hoạt động theo đúng chức năng vốn có của nó và chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại. Tuy nhiên sau một thời gian dài không hoạt động, nên buồng trứng sẽ mất nhiều thời gian để trở về trạng thái trước khi sinh em bé. Bởi vậy sẽ xuất hiện các hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn.

Đau bụng trong thời gian bị rối loạn kinh nguyệtĐau bụng trong thời gian bị rối loạn kinh nguyệt

Sử dụng thuốc tránh thai

Kết thúc quá trình mang thai và sinh em bé, nhiều chị em phụ nữ sử dụng các phương pháp tránh thai khác nhau để không mang thai ngoài ý muốn. Thuốc tránh thai là một trong những biện pháp phổ biến và được áp dụng thường xuyên. Với các thành phần trong thuốc gây ức chế hormone nội tiết, ngăn ngừa sự thụ tinh bởi tác dụng làm thời gian rụng trứng chậm hơn, so với chu kỳ bình thường.

Khi sử dụng các loại thuốc tránh thai hằng ngày, hay khẩn cấp đều làm thay đổi hormone nội tiết. Ngoài tác dụng ngăn ngừa sự thụ tinh thì chúng còn có nhiều tác dụng phụ đi kèm: kinh nguyệt không đều, đau đầu, mệt mỏi,….

Tổn thương các cơ quan buồng trứng, tử cung

Rất nhiều chị em phụ nữ gặp khó khăn trong việc vệ sinh vùng kín. Bởi vậy mà các bệnh về phụ khoa như viêm nhiễm, ngứa ngáy,…rất phổ biến ở phụ nữ. Các loại bệnh về phụ khoa mà chị em hay gặp như: u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,…

Tổn thương buồng trứng, tử cung của nữ giớiTổn thương buồng trứng, tử cung của nữ giới

Các loại bệnh này có những ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan như tử cung hay buồng trứng,…Từ đó gây rối loạn kinh nguyệt và xuất hiện hiện tượng rong kinh ở phụ nữ sau sinh. 

Dấu hiệu nhận biết của hiện tượng rong kinh sau sinh

Mặc dù đây là một tình trạng bệnh lý phổ biến, nhưng không phải chị em nào cũng nhận ra được nhanh chóng. Xuất huyết nhiều hơn, nặng hơn bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt chính là dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất.

Khi gặp hiện tượng này, cơ thể thường xuyên đào thải và kinh nguyệt xuất hiện liên tục, gây khó chịu, phiền phức.

Một số dấu hiệu nhận biết chúng ta có thể thấy rõ rệt như:

  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường (7 ngày), đôi khi sẽ lên tới nửa tháng. Lượng máu đào thải trong một chu kỳ lớn hơn 80 ml. Với người có sức khỏe bình thường, nội tiết tố ổn định thì lượng máu được đào thải sẽ khoảng từ 50ml cho đến 80ml trong một chu kỳ kinh nguyệt.

  • Trong 2 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp nhau xuất hiện tình trạng kinh nguyệt bất thường.

  • Kinh nguyệt không xuất hiện ở dạng dịch mà bị vón cục.

  • Hiện tượng bệnh lý kéo dài làm cho cơ thể con người bị suy nhược, xây xẩm mặt mày, chóng mặt, hoa mắt và đau đầu do thiếu máu.

  • Dù không gây quá nhiều ảnh hưởng nặng nề, nhưng nó khiến cho người mắc phải cảm thấy khó chịu, phiền phức. Từ đó sẽ tạo thành tâm lý căng thẳng, không tập trung, và gây suy giảm hiệu quả công việc.

Rong kinh sau sinh để lại biến chứng gì?

Chúng ta vẫn biết rằng, rong kinh sau sinh sẽ không đe dọa đến tính mạng của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu việc điều trị không hiệu quả, không dứt điểm thì bệnh lý này không chỉ gây khó chịu cho người phụ nữ, mà nó còn dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Rối loạn kinh nguyệt dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và béRối loạn kinh nguyệt dẫn tới nhiều biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và bé

Sau khi sinh em bé, người mẹ bị suy giảm sức khỏe, thêm việc bị rối loạn kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, không đáp ứng đủ sức khỏe chăm con. Nếu bị bệnh ở mức độ nặng thì có thể dẫn đến mất máu và ngất xỉu. Một số biến chứng có thể xảy ra, đó là:

  • Thiếu máu: Cơ thể con người cần một lượng hồng cầu lưu thông đủ lớn, và đảm bảo lượng sắt có trong máu. Tuy nhiên việc bị rối loạn kinh nguyệt sẽ làm giảm số lượng hồng cầu cần lưu thông, cùng với việc làm giảm lượng sắt. Từ đó gây ra hiện tượng thiếu máu do thiếu sắt.

  • Xuất hiện các cơn đau bụng dữ dội: Đau bụng kinh là vấn đề rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi đến kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải đón nhận những cơn đau bụng dữ dội, chuột rút,…Các hiện tượng này đủ nghiêm trọng để được đánh giá y tế.

  • Gặp rắc rối trong việc vệ sinh cá nhân: Vùng kín của phụ nữ trong những người bị rong kinh luôn có hiện tượng ẩm ướt. Nếu không được vệ sinh đúng cách, thì sẽ dễ dàng mắc các bệnh về phụ khoa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.

Cách điều trị tình trạng rong kinh sau sinh

Các mẹ thường hỏi bị rong kinh sau sinh thường và sinh mổ có điều trị giống nhau không? Câu trả lời là giống nhau. Tuy nhiên, cách chữa trị sẽ phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh của mồi người khác nhau.

Khi rong kinh, do nội tiết tố bị rối loạn thì không nên và cũng không cần điều trị bằng thuốc. Bởi vì hiện tượng này sẽ tự hết sau một thời gian.

Nhưng nếu chúng ta bị rong kinh khi nguyên nhân từ các bệnh lý, và có những dấu hiệu nghiêm trọng thì cần phải gặp bác sĩ để có những phương pháp điều trị hợp lý.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh 

Nguyên nhân do nội tiết tố hay cho bệnh lý, thì chúng ta nên áp dụng một số nguyên tắc sau đây để đẩy nhanh quá trình điều trị và hạn chế sự quay lại của hiện tượng này.

  • Đảm bảo vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ và an toàn.

  • Việc thụt rửa quá sâu không làm cho vùng kín sạch hơn, mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

  • Trong thời gian điều trị, các hoạt động quan hệ tình dục cần được hạn chế. Bởi có nhiều yếu tố là tác nhân sẽ theo đường quan hệ tình dục, mà đi sâu vào bên trong vùng kín.

  • Lên kế hoạch, bổ sung các chất dinh dưỡng vào trong bữa ăn. Quá trình sinh con, đã vắt kiệt sức của người mẹ, thêm vào đó là hiện tượng rong kinh nên mẹ bỉm cần đảm bảo các nhóm chất thiết yếu. Đặc biệt, việc bổ sung sắt là không thể thiếu, tránh trường hợp thiếu máu. Thêm chất xơ và vitamin giúp tăng cường đề kháng, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

  • Vận động nhẹ nhàng giúp cơ thể chuyển hóa chất một cách từ từ. Một số bộ môn dành cho mẹ bỉm như Yoga, thiền, đi bộ,…

  • Không được có những suy nghĩ tiêu cực, nặng nề. Luôn có một tinh thần lạc quan và thoải mái nhất có thể.

  • Đảm bảo giờ giấc sinh hoạt điều độ, ăn ngủ khoa học.

Làm thế nào để phòng ngừa rong kinh sau sinh?

Để hạn chế tối đa việc rong kinh sau sinh, chị em phụ nữ cần phải có những biện pháp phòng ngừa đúng cách. 

  • Chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, thời gian sinh hoạt hợp lý và giữ cho mình một tinh thần thoải mái, giảm thiểu tối đa căng thẳng trong cuộc sống. Để cơ thể được nghỉ ngơi là cách nhanh nhất để hormone được cân bằng sau khi sinh con.

  • Vệ sinh vùng kín một cách thường xuyên và thực hiện đúng cách.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý để phòng tránh rong kinh sau sinhXây dựng chế độ ăn hợp lý để phòng tránh rong kinh sau sinh

  • Chú ý theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, từ đó sẽ sớm phát hiện ra những điều bất thường. Giúp chúng ta điều trị các tình trạng bệnh lý một cách kịp thời.

  • Nên tham khảo các bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc tránh thai, dù là hằng ngày hay khẩn cấp. Việc sử dụng thuốc sẽ khiến làm chậm đi quá trình cân bằng nội tiết tố sau sinh, tăng nguy cơ làm rối loạn kinh nguyệt.

Hiện tượng rong kinh sau sinh sẽ khiến chúng ta gặp phiền phức và khó chịu nếu như không được chữa trị kịp thời. Hy vọng những chia sẻ trên của BVĐK Phương Đông sẽ giúp chị em phần nào hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như cách điều trị phù hợp.