Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, bị rong kinh phải làm sao?
Rong kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, bị rong kinh phải làm sao?
Rong kinh là gì? Đây là một biểu hiện thường gặp ở những phụ nữ mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng rong kinh kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng. Bị rong kinh kéo dài cần làm gì? Trị rong kinh gồm những phương pháp nào?
1. Rong kinh là gì?
Rong kinh là thuật ngữ được dùng để diễn tả hiện tượng kinh nguyệt kéo dài, thường trên 7 ngày, với lượng máu từ 80ml trở lên trong một chu kỳ. Bởi vậy, khi bị rong kinh rong huyết, chị em phụ nữ thường phải sử dụng tới 8 chiếc băng vệ sinh một ngày, thay vì 4 chiếc với lượng kinh nguyệt thông thường (khoảng 30 đến 50ml máu).
2. Nguyên nhân rong kinh là gì?
Để xác định được cụ thể nguyên nhân bị rong kinh là gì, người bệnh cần xác định tình trạng của bản thân là rong kinh cơ năng hay rong kinh thực thể.
Rong kinh cơ năng: Là tình trạng rối loạn kinh nguyệt không xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Rong kinh cơ năng thường do quá trình rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì, giai đoạn sau sinh, tiền mãn kinh hoặc do sự rối loạn đông máu mà thành.
Rong kinh thực thể: Là tình trạng rong kinh kéo dài do yếu tố bệnh lý gây ra. Hiện tượng rong kinh này thường xuất phát từ những tổn thương tồn tại ở tử cung, buồng trứng như u xơ tử cung, Polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…
Bên cạnh đó, rong kinh kéo dài cũng có thể xảy ra khi người phụ nữ sử dụng một số loại thuốc kích thích tới hoạt động của hệ nội tiết như thuốc tránh thai, phương pháp đặt vòng, liệu pháp hormone, một số loại thuốc kháng sinh, chống viêm nhiễm Phụ khoa,…
Một số trường hợp còn bị rong kinh sau khi thực hiện một số thủ thuật ngoại khoa, phẫu thuật gây tổn thương, nhiễm trùng cơ quan sinh dục.
3. Chẩn đoán và dấu hiệu bị rong kinh
Rong kinh rong huyết còn có thể đi kèm với một số triệu chứng như da dẻ xanh xao, người mệt mỏi, chóng mặt, váng đầu, đau bụng trong ngày đầu tiên của chu kỳ,…
Người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng rong kinh thuộc dạng cơ năng hay thực thể. Ví dụ:
– Xét nghiệm máu.
– Xét nghiệm PAP, kiểm tra bất thường tại tế bào từ cổ tử cung.
– Sinh thiết nội mạc tử cung.
– Siêu âm.
– Chẩn đoán sớm được bệnh, chị em vừa có thể lựa chọn được hướng điều trị phù hợp vừa có thể nhận biết rong kinh có nguy hiểm không.
4. Bị rong kinh nguy hiểm không? Ảnh hưởng ra sao?
Rong kinh rong huyết kéo dài gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của chị em phụ nữ. Đồng thời, đây cũng chính là tác nhân gây ra nhiều bệnh phụ khoa nghiêm trọng như:
– Thiếu máu khi bị rong kinh kéo dài cả tháng, gây suy nhược cơ thể.
– Tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển ngược dòng, gây ra các bệnh viêm nhiễm Phụ khoa: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm phần phụ, viêm vùng chậu,…
– Ảnh hưởng khả năng làm mẹ.
– Làm gián đoạn cuộc sống, sinh hoạt vợ chồng.
5. Cách trị rong kinh, bị rong kinh uống thuốc gì?
Rong kinh không phải là một bệnh lý khó điều trị. Tuy nhiên, tùy theo nguyên nhân gây rong kinh cũng như cơ địa, mức độ rong kinh của từng người mà sẽ có những cách trị rong kinh khác nhau.
5.1. Những loại thuốc sử dụng điều trị rong kinh là gì?
Để kiểm soát những ảnh hưởng từ tình trạng rong kinh kéo dài, chị em phụ nữ thường dùng thuốc để điều hòa vòng kinh. Một số loại thuốc được chỉ định, kê đơn trong những trường hợp này gồm có giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc tránh thai, một vài liệu pháp hormone hỗ trợ cân bằng nội tiết tố,…
5.2. Phẫu thuật, loại bỏ các yếu tố nguy cơ rong kinh là gì?
Các yếu tố nguy cơ có thể gây ra rong kinh thực thể gồm một số bệnh lý, vấn đề tại tử cung, buồng trứng,… Bằng việc thực hiện phẫu thuật loại bỏ các yếu tố nguy cơ này, người phụ nữ có thể phục hồi hoạt động ổn định của một số cơ quan sinh dục. Từ đó, tình trạng rong kinh kéo dài được khắc phục.
5.3. Cân bằng chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng góp phần cải thiện đáng kể tình trạng rong kinh rong huyết. Tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đặc biệt là giàu chất sắt sẽ giúp phụ nữ hạn chế suy nhược sức khỏe, thiếu máu do rong kinh kéo dài. Bên cạnh đó, việc có chế độ ăn ngủ hợp lý, khoa học cũng giúp cải thiện sức khỏe, hệ nội tiết, hỗ trợ tốt tình trạng rong kinh cơ năng.
6. Rong kinh nên ăn gì? Kiêng gì?
Việc ăn uống phù hợp, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cũng góp phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng rong kinh kéo dài. Cụ thể, rong kinh nên ăn gì?
Các loại thực phẩm người bị rong kinh rong huyết nên ăn:
– Ngũ cốc, các loại hạt cung cấp vitamin B6.
– Các loại rau, củ, quả: Kiwi, dâu tây, bưởi, ổi, đu đủ,… tăng cường các vitamin B, C.
– Thực phẩm chứa nhiều sắt: Gan, thịt đỏ, hải sản, trứng,…
– Thực phẩm có hàm lượng magie cao: Cá biển, đậu phụ, rong biển, bơ,…
– Các loại cá biển giàu Omega-3: Cá hồi, cá thu, cá ngừ,…
Bị rong kinh kiêng ăn gì?
– Đồ ngọt, đường.
– Thức ăn nhiều dầu mỡ.
– Thực phẩm lạnh, có tính hàn như bí đao, lê, mướp,…
– Thức uống chứa nhiều caffein, chất kích thích (rượu, bia).
Để được hỗ trợ chẩn đoán, tư vấn giải pháp cụ thể, chị em có thể tới thăm khám tại Khoa Phụ sản Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI khi phát hiện những vấn đề bất thường. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc có được những kiến thức cần thiết, góp phần gợi ý chăm sóc sức khỏe Phụ khoa.