Rợn người 5 lễ hội, nghi lễ kỳ quái ở Ấn Độ
1. Lễ hội tự làm đau Muharram
Các tín đồ đang lấy lưỡi dao gắn xích tự đánh vào người trong dễ hội Muharram.
Đó là tháng thánh của sự tưởng nhớ và thương tiếc. Ngày để tang bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng với thời gian nhịn ăn 10 ngày và lên đến đỉnh điểm là Ngày Ashura (ngày thứ 10), khi người Hồi giáo dòng Shia thực hiện nghi lễ thả trôi hàng loạt để tưởng nhớ sự tử đạo của Hussein, cháu trai của nhà tiên tri Muhammad.
Trong một màn thể hiện sự sùng kính đáng sợ, những người đàn ông dùng lưỡi dao gắn vào dây xích quất vào cơ thể một cách không thương tiếc cho đến khi họ thấm đẫm máu của chính mình. Trong trạng thái xuất thần tôn giáo, họ khẳng định không hề cảm thấy đau đớn.
2. Lễ hội Bani (bang Andhra Pradesh)
Bani là lễ hội truyền thống của người theo đạo lathi ở Ấn Độ. Lễ hội này thường được tổ chức tại Đền Devaragattu ở quận Kurnool, bang Andhra Pradesh. Tại lễ hội này, hàng trăm tín đồ đạo lithi sẽ tập trung tại ngôi đền để đánh nhau lúc nửa đêm.
Lễ hội Bani của người Ấn Độ.
Những tín đồ này đánh nhau cho đến khi cơ thể đẫm máu mới dừng lại. Và sau đó, họ sẽ tiếp tục tổ chức lễ kỷ niệm cho đến khi trời sáng. Đây là lễ hội để tưởng nhớ việc Mala-Malleshwara (Shiva) giết một con quỷ.
3.Nghi thức để bò giẫm đạp – Govardhan Puja (bang Madhya Pradesh)
Nghi thức để bò giẫm đạp lên người.
Bò là loài vật linh thiêng đối với người theo đạo Hindu. Sự tôn sùng này được đưa lên một tầm cao mới tại làng Bhiwdawad, ở bang Madhya Pradesh. Lễ hội Govardhan được tổ chức vào dịp lễ Enadakshi, 1 ngày sau lễ Diwali. Dân làng trang trí cho những con bò của họ bằng hoa, màu sắc và lá móng rồi nằm xuống đất để cho chúng giẫm đạp lên. Nghi lễ này diễn ra sau 5 ngày nhịn ăn, người dân tin rằng điều này sẽ khiến các vị thần linh ứng với lời cầu nguyện của họ.
4. Đập dừa lên đầu – Lễ hội Aadi (bang Tamil Nadu)
Tại Ấn Độ có một lễ hội kỳ quặc và vô cùng nguy hiểm, đó là dùng đầu đập nát những quả dừa để cầu mong may mắn.
Trong lúc đó, họ chắp tay cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ tới như sức khỏe, may mắn, thành công. Dù đã được cảnh báo nhưng những người ở đây quan niệm: khi trái dừa vỡ ra, họ sẽ nhận được may mắn. Một vài người còn thu thập những mảnh dừa vỡ để dâng lên các vị thần.
Đập trái dừa vào đầu có rất nhiều người đã bị thương.
Nghi lễ kỳ quặc này bắt đầu vào thế kỷ 19 ở bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ. Bất chấp những lời cảnh báo, lễ hội vẫn diễn ra hàng năm, thu hút hàng ngàn tín đồ Hồi giáo tham gia.
Tuy nhiên, có những trường hợp đã tử vong hoặc bị thương nặng do sức va đập mạnh của những trái dừa.
5. Lễ hội rắn Nag Panchami
Nag Panchami là một lễ hội tôn thờ rắn sống của những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 7 hoặc 8 trên khắp các tỉnh thành ở đất nước tỷ dân này.
Lễ hội rắn được tổ chức vào tháng 7 hoặc tháng 8 hàng năm ở Ấn Độ.
Tại lễ hội này, những tín đồ Hindu sẽ mang theo những con rắn lớn đi diễu hành quanh lễ hội. Xung quanh là đám đông tín đồ và tiếng trống, tiếng nhạc inh ỏi. Ngay cả trẻ em cũng được quấn những con rắn quanh cổ và ngồi trong các đền thờ lớn.
Một nghi lễ khác trong lễ hội này là cho rắn uống sữa, ăn đồ ngọt và tung hoa lên chúng. Được biết, đây là cách để người Ấn thể hiện lòng thành của mình tới thần rắn và mong mỏi vị thần này sẽ đáp ứng mọi điều ước của họ.